THƠ BẠN GỬI TỪ NƠI XA
Gửi các anh một bài thơ đùa đọc khi trà dư tửu hậu:
Bán Cuội
Túng tiền rao bán Ông Trăng, Phải cô bún ốc bảo rằng: Dở hơi, Trăng kia nó bán bẩy đời, Chỉ còn chú Cuội vẫn ngồi nhổ râu! - Kìa cô thi sĩ đi đâu? Anh bán chú Cuội, mua mau giá hời. Chú Cuội vừa béo vừa tươi, Nói toàn sự thật lại người Á Đông. Cô rằng: Em trả bẩy đồng, Anh mà đòi nữa, ế chồng cũng thôi! Thôi anh bán quách cho rồi, Thế gian bớt được một người cô đơn! Trời cho duyên số vuông tròn Nay mai Cuội lớn Cuội con đầy nhà. Ai về xứ Cuội cùng ta, Ăn đám cưới Cuội thịt mười ba con Rồng. Berlin, 2009 Am 05.06.2018 um 22:59 schrieb Khôi Nguyễn: Anh Lý Hoàng Khôi quý mến, "Văn chương thiên cổ sự"...cái hay của Đương Thi là đã qua "nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay" để người đời / hậu thế còn thảo luận/ tranh luận ( ở ta có "Màu thời gian " của Đoàn Phú Tứ, "Tây Tiến" của Quang Dũng...?), thế mới thú vị chứ ? Anh nói đúng...lại nhớ lời dạy của Bảng nhãn /Tam nguyên Lê Quý Đôn: "Văn chương là của chung Thiên hạ Mỗi người một ý Góp ý, thảo luận thì được chứ không nên chê mắng..." Ngay cụ Hoài Thanh kia, khi viết "Thi nhân Việt Nam" cụ khen chủ yếu lối thơ Lãng mạn như Xuân Diệu , Huy Cận...còn Bích Khê, Hàn Mạc Tử/tượng trưng, siêu thực thì cụ chê nhiều hơn khen ? Ngày xưa học theo lối Cử tử / 10 năm đèn sách nấu Sử sôi Kinh để đi thi "Tiến vi Quan,thoái vi Sư", ở ta là học chữ Hán cổ phồn thể / chữ nghĩa bề bề...bây giờ dù có học gì đi nữa cũng không thể như xưa được (trừ một vài nhà nghiên cứu), còn như anh em ta học võ vẽ vài ba chữ, gọi là "chơi cho vui" , chứ đâu đủ sức "bình phẩm/ khen chê" theo đúng nghĩa của nó ?! Anh Lý Hoàng Khôi quý mến, NK vốn học Nông nghiệp, không học Văn Tổng Hợp/ Sư phạm, không đi theo Nghề Văn, chẳng qua là "thích" thì điếc không sợ súng, viết Nghiệp dư/ tay trái gọi là góp vui 1 chút mà thôi...dó đó quen nhau / bạn Thơ văn thì chỉ là trao đổi/ đưa thông tin để cùng nhau chia sẻ...Người Mèo/ H'mông có câu " nếu tao như mày thì tao đã là mày"...thật là chí lý ?! Lại xin chép tặng anh đôi bài để anh đọc chơi cho vui : THĂM HÀN SƠN TỰ ---------- *1- Chùa cổ thơ đề vẳng tiếng chuông Ngàn năm ngưỡng vọng đến Hàn Sơn "Cô Tô" thành ngoại in bóng Nguyệt để khách đa tình phải vấn vương. * *2- Nắng gắt, người chen, ánh chiều tà Bờ Phong xòa bóng, Liễu thướt tha Chuông động hồn xưa Hàn Sơn Tự lên tháp vời trông sóng Vận Hà... Tô Châu 19/6/2006 * GỬI TRUNG HOA ------ "Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông Bọt sóng xóa dấu anh hùng" (1) Chao, Vạn lý Trường thành còn đó sừng sững nỗi sợ Hung Nô, Tháp Đông Phương Minh Châu cao ngất bờ Hoàng Phố chừng gờm "Giang lão hổ" (2) ? Ôi, Trung Hoa phương thảo thê thê hờn Dịch Thủy để Chu Du, Khổng Minh "thù" đến cả Trời xanh Ôi cao/ thâm Vĩ đại bất nhân ! Vĩ đai trả thù ! Vắng bặt tình thương nhân loại ? Liễu Tây Hồ bơ sờ đình Chiết Liễu Xả phá môi trường đâu còn bãi cỏ thơm ? còn ai là Lão Tử ? Ôi, Trung Hoa Những binh đoàn Nông dân Lớp lớp Hồng vệ binh theo gót Binh đoàn Đất nung Tần Thủy Hoàng Tiến về đâu cụ Khổng ? Mây ơi, có theo vó ngựa Hồ về phương Bắc cho ta gửi thi tứ đôi vần : Từ thuở Nam chinh "hờn" Bành trướng hoa Mộc Miên đỏ máu Ải Nam Quan. ------ (1) bài "từ" của Dương Thận : 2 câu đề từ film Tam Quốc Chí diễn nghĩa. (2) Giang Trạch Dân Lạng Sơn 19-2-2016 - NK Anh LHK ơi, có điều gì bất cập, xin được lượng thư đấy nhé ?! Hà Nội 6-6-2007 KÍnh : Nguyễn Khôi Vào ngày 05/06/2018, Truong Cat <giangthuongkhach@posteo.de> viết:Kính gửi anh Nguyễn Khôi Bài "Anh không về Hà Nội..." của anh hay lắm, lạ nữa vì rất trẻ trung tuy có vẻ như về một thời xa xôi... Tôi rất thích thơ Vũ Hoàng Chương vì chất thơ lãnh mạn, hào hoa và nhất là những bài thơ theo đường luật của Vũ, tuy chặt chẽ niêm luật nhưng vẫn không gò bó, không thể gọi là "thơ cũ". Tuy vậy, tôi đã đánh giá thấp Vũ dịch bài Hoàng Hạc lâu, mà tôi cho là một phóng tác khi say sưa, chứ không phải bản dịch. Tôi cho rằng, dịch Hoàng Hạc lâu muốn thành công phải dịch thoát câu Năm. Tôi chưa thấy tác giả nào dịch nổi câu ấy trọn vẹn tuy những câu khác có thể chấp nhận. Nếu theo cách đọc âm vận VN thì Thôi Hiệu đã không theo đúng luật bằng trắc, nhưng đó là tại người Việt dùng cách phát âm huyền, sắc, nặng ...của mình, liệu có thể áp đặt lên thơ Đường luật của người Tàu không? Người Tàu với cách phát âm của họ sẽ theo luật bằng trắc như thế nào? Luật bằng trắc trong cổ văn, kể cả trong phú, câu đối có phải là quy định riêng của người Việt không? Tôi không sành Hán tự (thực ra là tiếng Tàu cổ) để trả lời được những câu hỏi ấy. Nếu đúng là như vậy nghề dịch Đường thi sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và quy tắc đối xứng sẽ là chủ yếu cho thơ Đường. Rất cảm ơn anh đã cho đọc một trang thời sự. Chúng ta chắc cũng cùng suy nghĩ, nhưng chưa chắc anh đã bi quan như tôi: /Hán hóa xem ra chả khó gì,// ////Dân ta bỏ phở, cố xơi mì.// ////Kiếp sau trót dại sinh Hà Nội,// ////Nghe rặt Tàu Ô, chẳng hiểu chi!/ Gửi anh lời Chào thân hữu LHK Am 05.06.2018 um 14:04 schrieb Khôi Nguyễn:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét