Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

 

Cối xay lúa

Thứ Tư 29/06/2022 , 06:36 (GMT+7)

Trong một gia đình nhà quê chính gốc nhất định không được thiếu chiếc cối xay lúa, như không được thiếu cái liềm, cái hái, chiếc hòm đựng thóc.

Ảnh tư liệu: Flickr.

 

Còn thiếu là còn phải nghĩ đến ngày ngày, khi nào có mới thôi. Bởi vì có những dụng cụ không chỉ đơn thuần làm chức năng của đồ vật, mà nó còn mang ý nghĩa biểu tượng.

Chẳng hạn cái bếp, ngoài việc dùng để nấu nướng, luôn là tượng trưng cho hạnh phúc và an bình. Bếp lạnh là tối kiêng kị. Bếp lạnh, dấu hiệu của bần hàn chỉ là một nhẽ, mà đáng sợ hơn, nó đồng nghĩa với tuyệt sinh. Một gia đình nề nếp, trước hết phải nề nếp từ cái bếp. Giàu ba bữa, nghèo mấy, nghèo kiết xác thì vẫn cứ phải đỏ lửa ba lần.

Cối xay lúa cũng thuộc về những thứ như vậy. Nó báo hiệu sự no đủ, sung túc. Một nhà nào đó không thấy có chiếc cối xay lúa, chắc chắn gia đình ấy đi ăn vay ăn mượn từng ngày, vay trước trả sau hoặc khá lắm thì cũng chỉ đủ thóc nửa vụ nên có thể xay nhờ.

Cối xay lúa còn là vật chứng ghi dấu về một thời đau thương.

Với những chị vợ xa chồng quá lâu ngày do chiến tranh, do kiếm sống… thì cái cối xay lúa thực sự là vật cứu tinh. Nửa đêm da thịt cựa quậy, dây thần kinh nổ râm ran nơi thắt lưng, hơi thở nóng như phả ra lửa, vật mình vật mẩy chán chê, “đánh cho lằn cái xuân tình” mà thịt da không chịu yên thì chỉ còn một cách là trở dậy xúc thóc ra xay một mình. Xay cho bõ tức cái thanh xuân hơ hớ không chịu cam phận! Bao nhiêu sức lực dư thừa dồn vào cả cái giằng, khiến chiếc cối gào lên thảm thiết. Thây kệ! Không xay thì chết. Hết lúa thì xay trấu. Xay hết đợt này sang đợt khác, kì cho trấu nát vụn, mồ hôi tháo ra đầm đìa, người mệt lử, mới mong hạ hỏa cơn giận của kiếp phải làm đàn bà. Không có thóc thì xay chay, xay nát dăm cũng bất cần. Thân gái hơ hớ còn chả ra gì nữa là cái cối làm bằng tre và đất?

Nhưng, không giống như việc mua sắm những vật dụng quan trọng, để có được chiếc cối xay lúa, là cả một kế hoạch về tiền bạc và tâm thế.

Chưa có một món tiền dư dật chưa vội nghĩ đến “bà ù” khó tính khó chiều ấy. Nhà đang có chuyện cãi cọ, đang có việc khiến tâm tính rối bời, thì đừng dở hơi nghĩ đến chuyện đóng mới (hoặc đóng lại) một cái cối xay lúa. Trời mưa sũng nước, mưa thối đất thối cát hoặc nóng chết cò cũng không vội giở dói mà hỏng việc.

Thông thường vào cữ trước hoặc sau thu hoạch vụ mùa, thời tiết hanh khô, mát mẻ, tâm trí thảnh thơi, công việc đồng áng không còn cấp tập, tiền bán nông sản cũng có tí tỉnh, là thời điểm các ông thợ đóng cối bộn việc. Mỗi vùng chỉ có vài ông nên các ông phó thường kiêu lắm. Mời không khéo cứ việc ngồi mà chờ, nhất là với loại thợ có tay nghề cao nhiều khi vài vùng mới có nổi một người.

Tuy là một nghề sử dụng vật liệu đơn giản, nhưng đóng cối là cả một nghệ thuật tinh vi. Để có một cái cối tốt, phải kỹ càng từ khâu chọn vật liệu. Không phải tre nào cũng cứ hạ đại đi rồi làm nan để đan áo cối, không phải loại đất thịt nào cũng có thể dùng tạo thớt cối. Rồi là gỗ dùng để chẻ dăm cối, kỹ thuật phơi sấy, gia công… là cả một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, với nhiều bí truyền về nghề.

Đất sét để tạo độ nặng cho cối và giữ chặt dăm cối trên hai bề mặt thớt trên và thớt dưới. Đất sét còn tạo khoang chứa thóc có khả năng tự chảy xuống thớt cối khi xay.

Dăm cối là vật sẽ làm bật vỏ trấu của thóc, đồng thời, do cách tạo rãnh khi đóng (đây thực sự là bí quyết nghề nghiệp, quyết định đẳng cấp của một ông thợ đóng cối), có chức năng đẩy gạo và trấu ra ngoài theo vòng xoay.

Một chiếc cối hoàn chỉnh, ngoài thớt trên, thớt dưới làm thành thân cối, còn phải có một cái giằng, một cái chân và cuối cùng là cái áo bằng lá cót, để khi xay thóc không bị tóe ra xung quanh.

Chỉ là đất sét và dăm gỗ, thêm vào vài phụ kiện mà có thể xay thóc thành gạo, lại vẫn sạch tinh tươm, không thể là chuyện đùa. Cối tốt là cối khi xay tiếng kêu nghe êm, trơn tru, gạo và trấu ra vừa phải, đều xung quanh, ít giập gãy, tỉ lệ hạt bị sống (thóc còn nguyên vỏ) ở mức thấp, thậm chí là không đáng kể. Nhưng quan trọng nhất là mặt cối lì, không ra theo cả đất, thớt trên và thớt dưới khít đều, dăm cối chắc, phẳng, mòn chậm, tức là tuổi thọ của cối cao. Nếu vụng đóng hoặc đóng vào hôm thời tiết không thuận, khi xay cối bị rít, thóc bị sống, hạt gạo gãy nhiều mà người nhà quê gọi là “đớn”. Thảm họa nhất là cả đất và dăm cối ào ra theo mỗi khi xay. Gặp phải trường hợp ấy, ông thợ cối chỉ còn cách đóng lại đền cho khách, coi như gặp hạn.

Nghề đóng cối cũng có thợ cả, thợ phụ, có thầy có trò, có ngay thẳng, gian dối. Phải có số có má mới lành nghề được. Lành nghề cơm gà cá gỡ, chủ nhà chiều như chiều vong. Non nghề, làm ăn gian dối thì nhiều phen đền ốm. Thường những ông thợ có tên tuổi, làm ăn đứng đắn luôn không hết việc. Cối của ông làm ra có thể xay ròng rã ba bốn năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Trong khi những ông thợ gian dối, mồm miệng đỡ chân tay thì thường ăn bớt công đoạn làm đất, nêm dăm ẩu, đóng dăm thưa, đóng dối, thậm chí dùng lại dăm cũ để chèn vào. Loại thợ này thường phải bán xới đi xa để kiếm ăn, vì chẳng ai dại mà thuê họ đến lần thứ hai.

Khi đã có một chiếc cối xay đặt ngay ngắn trong gian xép trên ngôi nhà chính hoặc dưới nhà ngang, coi như có thể ung dung trong một không gian tràn ngập vị phong lưu. Còn gì yên bình hơn cảnh chồng xay lúa, vợ ngồi sàng xẩy, bên cạnh đám trẻ bò lê la, hát u ơ… Những hạt rơi hạt vãi nhường cho lũ gà, mỗi lần nghe tiếng cối xay là lại thấp thỏm hy vọng…

Bức tranh quê hoàn hảo nhất định không thể thiếu cảnh xay giã.

Tạ Duy Anh

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

HAI BỒ GIẤY
 
 
NGUYỄN BÀNG
 


KHÓI LÁ VƯỜN

Truyện ngắn

 
Thằng bé hai tay bám song cửa sổ, mắt ngóng về phíá Tây, nơi có một dãy đồi cỏ dại đang tắm nắng chiều. Nó chăm chú xem Ông Mặt Trời sau một ngày tỏa nắng cho muôn vật đang về nhà nghỉ ngơi,- Bà bảo thế! - Ông Mặt Trời hôm nay đẹp thật, Mặt ông tròn vành vạnh như chiếc bánh đa đỏ, Ông đi giữa một tấm thảm mầu da cam vàng rực và hình như có lúc đứng lại, nhìn nó cười.
- Bà ơi! Ông Mặt trời về đến nhà rồi – Nó gọi như reo lên khi thấy Ông Mặt trời tụt hẳn xuống mé sau đồi.
- Ừ! Bà cũng xong cơm rồi. - Tiếng đáp vọng vọng ra từ chái bếp. Rồi một người gầy mỏng tiến lại chỗ thằng bé, chìa tấm lưng sát vào nó và âu yếm nói:
- Nào, bà cõng ra vườn!
Thằng bé cuống quít dời tay khỏi chấn song, ôm quàng lấy cổ và quặp hai chân vào mạng sườn bà, miệng reo: “Nhong! Nhong!” như cưỡi trên lưng ngựa. Bà cũng giả bộ hý lên mấy tiếng ròi mới cất chân đi.
Mảnh vườn phía sau nhà trồng mấy luống rau và non chục gốc cây ăn quả. Một cái ao nhỏ ngoài vườn vừa để ngăn trộm vừa để lấy  nước tưới. Bây giờ đang độ cuối thu, suốt ngày hanh hao nắng rát khiến những ngọn rau lúc nào cũng thèm khát nước và trên các cành cây ăn quả nhiều chiếc lá đã nhuốm vàng, chỉ một làn gió nhẹ là rơi rụng.
Vừa tới vườn, thằng bé đã vội tụt xuống lưng ‘ngụa’ rồi lăng xăng quẩn theo chân bà nhặt từng chiếc lá khô nằm vương trên các luống rau và các lối đi nhỏ hẹp. Được chiếc nào nó cũng đưa lên mắt tò mò ngắm nghía rồi hỏi bà lá gì. Khi biết lá na, lá ổi hay lá hồng xiêm, nó mới chịu bỏ vào cái giành tre bên gốc bưởi.
Nhặt xong lá rụng, nó ngoan ngoãn đứng trên bờ ao đợi bà xuống cầu xách nước. Rồi nó lại lon ton sau bà xem cái vòi sen rào rào phun  hàng trăm tia nước xuống các luống rau đang khao khát. Chốc chốc nó lại nhoai người, xòe hai bàn tay hứng vào miệng vòi để nước bắn tung tóe đầy mặt và thích thú reo lên “A! Mát quá!” .
Ba hôm trước, nó còn ở trên thành phố trong một căn phòng nhỏ hẹp tít trên tầng năm khu nhà tập thể công nhân đầy các mảng tường rêu mốc. Ở đấy chẳng bao giờ thấy Ông Mặt Trời. Ở đấy chẳng nhà nào có một mẩu vườn. Người ta trồng các cây cảnh rẻ tiền trong những chiếc xô nhựa nham nhở các vết nứt hay những chiếc chậu xi măng xám đen cáu bẩn bầy đặt trên các lan can cơi nới xấu xí. Ở đấy cả ngày nó quanh quẩn với lũ đồ chơi cũ kĩ, đâu có một buổi chiều như ở đây với bà.
Thấy giành lá khô đã đầy có ngọn, bà bảo:
- Đem đốt chỗ lá này đi!
- Đốt nó để làm gì hả bà? – Thằng bé ngây thơ hỏi
- Để mai có giành đựng và để lấy tro bón vườn.- Bà vừa giảng giải vừa đặt hai tay lên hai chiếc quai giành. Thằng bé bắt chước theo. Nó cười sung sướng thấy có mình giúp bà mới nhấc bổng được cái giành lên.
Ra ngoài bờ ao, bà trút hết lá khô vào một hố đất rồi kéo cháu cùng ngồi xuống bên. Thằng bé mở to mắt xem bà đốt lá. Nó thấy bà lần trong túi áo ra một bao diêm, xòe một que châm vào miệng hố. Một đốm lửa nhen lên, ban đầu trông như cái lưỡi nhỏ xíu hồng hồng yếu ớt bỗng chốc phồng lớn lên, rồi như một kẻ tham ăn mọc thêm ba bốn cái lưỡi nữa to hơn, đỏ hơn liếm ra khắp phía, biến hố đất thành cái lò đỏ rực. Từ miệng lò tỏa lên một làn khói màu xám bạc đem theo mùi thơm vừa nồng nồng vùa hăng hắc của nhiều lá khô trộn lẫn. Thằng bé bỗng thấy bà nhìn theo làn khói và nâng vạt áo lên chùi mắt. Nó hốt hoảng hỏi:
- Làm sao bà lại khóc?
- Bà có khóc đâu! Khói làm cay mắt bà đấy.- Bà buông vội vạt áo quay mặt đi, nuốt xong tiếng thở dài mới quay lại nhìn cháu. Thằng bé vui mừng vì mắt bà đã khỏi.
Nó cúi nhìn hố lửa và bị ngay một làn khói mới đặc hơn xộc lên mặt. Nó thấy mũi cay cay ran rát vội nhìn xem bà có sao không. Nhưng lạ chưa: Đôi mắt bà lại đang mê man nhìn làn khói. Nó ngạc nhiên hỏi:
- Bà ơi! Khói làm cay mắt thế sao bà cứ nhìn nó?
Không thấy bà trả lời, nó cầm tay bà nhè nhẹ lắc:
- Hay bà nhìn thấy gì trong khói?
- Ờ!...Ơ!..- bà bối rối chưa biết nói sao thì thằng bé lại tưởng bà bảo: "Ừ, ừ” đúng đấy. Nó năn nỉ:
- Bà nhìn thấy gì, hả bà?
- À! – Giọng bà vui hẳn lên vì đã tìm ra cách nói – Bà thấy cô Tấm hiện lên trong làn khói, cháu ạ!
- Thích quá bà nhỉ! – Nó cười hớn hở - Cô Tấm trong chuyện cổ tích bà kể tối hôm qua phải không?
- Phải đấy!
- Thế cô Tấm đang làm gì?
- Cô Tấm đang đứng bên bờ giếng, trìu mến gọi con cá bống;
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người!”
- Bà có thấy con Bống không?
-  Có! Nó nổi lên mặt nước, vẫy cái đuôi nhỏ xíu, toàn thân khoác bộ vẩy óng ánh như dát  bạc và hai mắt long lanh như hai viên hồng ngọc.
- Ôi, đẹp quá! – Thằng bé trầm trồ khen nhưng bỗng xịu ngay mặt lại – Thế mà cháu chẳng nhìn thấy một tị ti gì cả.
- Lớn lên cháu sẽ nhìn được!
Nghe bà dỗ dành, nó ao ước lớn nhanh bằng bà để có đôi mắt nhìn thấy những điều kỳ diệu. Nó đứng lên ôm cổ bà, nhìn thẳng vào đôi mắt thần kỳ của bà xem có gì trong đó. Nhưng dưới ánh chiều nhập nhoạng, đôi mắt ấy như đang khép nhỏ lại với hai cái đuôi mờ mờ những vết nhăn chẳng có một hình ảnh nào. Nó áp mặt vào má bà cho gần hơn và bất chợt nhận ra mắt bà rất giống mắt bố nó, đen và hiền. Thế là nó sực nhớ tới bố:
- Bà ơi! Mắt bà có nhìn được bố cháu trong làn khói không?
Nghe cháu đột ngột hỏi, bà rùng mình như bị nhiễm lạnh.Trời ơi! Những giây phút vừa qua cà đã đem những hình ảnh cổ tích đẹp nhất ra nói. Những tưởng nó sẽ vui cùng với thế giới huyền ảo đó mà quên đi nỗi xa bố mẹ giúp bà dập tắt những nỗi đau đang vò xới cõi lòng. Ai ngờ nó lại thốt ra câu hỏi bà thật khó trả lời. Mà kì lạ thay, nó hỏi gần như lặp lại lời bố nó năm xưa đã hỏi bà?...
Năm ấy, bố thằng bé cũng trạc tuổi nó bây giờ còn bà là một cô giáo làng xinh đẹp. Mỗi chiều, tan trường về, khi đem con ra mảnh vườn này, cô giáo trẻ lại bồi hồi thương nhớ chồng đang ở chiến trường miền Nam. Anh nhập ngũ khi đứa con mới trong bụng mẹ ba tháng. Hồi anh ở nhà, hai vợ chồng như đôi chim câu chung tay mọi việc vườn tược. Hạnh phúc nhất là khi đốt lá vườn. Ngồi tựa vai nhau bên ngọn lửa hồng giữa mùi thơm của lá khô đang cháy, thì thầm bên nhau những chuyện từ ngôi sao trên trời đến con cá dưới ao và ngày mai hy vọng... Buổi chiều trước hôm chia tay, nhìn khói lá vườn, anh ôm chặt vợ và mơ màng bảo: “Mai đây, mỗi khi em đốt lá vườn, dù ở phương trời nào anh cũng sẽ thả hồn về với em trong làn khói! “. Và thật linh nghiệm, cô luôn thấy hình bóng anh trong khói lá vườn.
Một buổi chiều, cũng như chiều hôm nay, sau nửa năm vắng bặt tin chồng, lòng cô giáo trẻ đang chất chưa lo buồn vì khói đã bốc lên mấy làn mà nhìn mãi vẫn không thấy hình bóng chồng. Một nỗi lo sợ mơ hồ làm cô ứa lệ. 
  Đứa con thấy mẹ lấy khăn tay lau mắt, xót xa hỏi:
- Sao hôm nay mẹ khóc?
- Mẹ bị khói cay mắt đấy!- Cô vội nói dối con. Nhưng nó rất tinh ý:
- Con biết rồi, mẹ nhớ bố thì có! Lúc nãy con thấy mẹ ngắm mãi ảnh bố treo trên vách.
- Biết không dấu nổi con, cô ôm nó vào lòng:
- Thế con có nhớ bố không?
- Con nhớ bố nhiều lắm!- Nó dụi đầu vào ngực mẹ.
Vườn chiều im lặng, nghe rõ cả tiếng nổ lách tách rất nhỏ của lá khô bén lửa. Cô giáo lại nhìn hút hồn một vào làn khói mới và nghe thoáng bên tai lời âu yếm của con;
- Mẹ nhìn thấy bố đấy ư?
Thương nó cũng đang cồn cào nhớ bố, mặc dù vẫn không tìm thấy hình bóng chồng, cô vẫn cả quyết gật đầu khiến nó mừng rối rít:
- Mẹ thấy bố thế nào?
- Bố mặc quân phục mầu xanh như trong ảnh ấy nhưng nom rắn rỏi và khỏe mạnh hơn nhiều.
- Thế bố đang làm gì?
- Bố đang cùng đơn vị hành quân trong một cánh rừng già khi trời vừa tạnh mưa. Có lúc mẹ thấy bố nhìn về phương Bắc. Chắc bố cũng nhớ mẹ con mình lắm!
Từ đó, tuy không bao giờ còn được nhìn thấy chồng thả hồn về với mình như hẹn  ước, nhưng mỗi bận đốt lá vườn, cô giáo vẫn nhìn khói lên và tưởng ra rất nhiều hình ảnh về anh để kể cho đứa con nghe. Khi thì bố nó đang đào hầm dựng lán giữa rừng cao su bạt ngàn; khi thì đang moi hố chiến đấu trong trảng cát dưới những chùm pháo sáng xanh lét như ma quỷ của địch bay lơ lửng trên đầu; khi thì đang cùng đồng đội xé nát hàng rào giây thép gai của giặc...Những hình ảnh đó đều bắt nguồn từ các bản tin chiến thắng của quân và dân ta ở chiến trường được phát trên loa truyền thanh công cộng của làng. Cứ thế, đứa con lớn dần lên với những hình ảnh hào hùng của bố nó cho đến ngày làng nhận tin báo tử: Bố nó đã hy sinh khi tiến quân vào giải phóng một thành phố ven biển...
Không được bà trả lời, thằng bé lại cầm tay bà lắc lắc:
- Bà ơi! Bà có nhìn thấy bố cháu không?
- À! À! – Bà đã thoát ra khỏi vùng dĩ vãng và thấy sáng lên một ý tưởng – Có! Có đấy cháu ạ!
- Mắt bà tài lắm mà! Thế bố cháu đang ở đâu?
- Bố cháu đang ở trong xưởng máy cùng các bác công nhân đóng một con tàu biển rất to.
- Đúng rồi! Hôm dể cháu ở cùng bà, bố bảo sẽ đi làm ở nhà máy đóng tàu. Bố còn bảo, bao giờ tàu chạy được ra biển, bố sẽ về thăm bà cháu mình, bà nhỉ?
Tối hôm ấy, thằng bé không đòi bà kể chuyện cổ tích mà hào hứng nói cho bà nghe về những con tàu nó đã được bố cho xem trong những cuốn sách. Những con tàu với những ống khói rất to, trên boong treo đầy cờ rực rỡ đủ màu sắc. Nó bảo, lớn lên nó cũng đi đóng tàu như bố rồi rúc ngực bà chìm ngay vào giấc ngủ. Bà kéo chăn đắp cho cháu và chẳng phải giấu giếm nữa, bà để mặc nước mắt tuôn trào. Tội nghiệp cháu tôi! Nó còn bé bỏng quá! Thấy được về quê ở với bà, nó mừng như chó được thả xích chứ đâu biết cái tổ ấm gia đình của nó đang trong cơn giông tố...
Cô giáo trẻ đã khước từ lên dạy trường huyện để được ở làng để nuôi dưỡng bố mẹ chồng đau ốm. Cô cũng khóa chặt lòng mình trước bao lời cầu hôn tha thiết, dành trọn lòng yêu thương cho đứa con côi cút. Đứa con ấy đã đi ngang qua ba trường phổ thông ỏ làng và ở huyện rồi lên thành phố học Đại học. Nó ra trường với tấm bằng kỹ sư loại giỏi và may mắn được vào làm trong một nhà máy đóng tàu. Ngày lĩnh lương tháng đầu tiên, nó lăn lội  đạp xe vượt qua hai con phà và một cây cầu, non trăm cây số về quê đưa mẹ ít tiền và bảo: “Con biếu mẹ ăn quà. Bao giờ có nhà cửa, con sẽ đón mẹ lên thành phố ở!”. Năm sau nó có nhà thật nhưng là nhà ở thuê. Tuy chật hẹp cũng còn hơn phải ở ba bốn người trong một căn phòng chục mét vuông trong nhà máy. Năm năm sau, nó dẫn về thăm mẹ một cô gái xinh xắn, hiền hậu nom thật dễ thương và giới thiệu: “Con dâu tương lai của mẹ đây. Em cũng là cô giáo như mẹ, dạy ở một trường cấp hai ven thành phố”. Bà nghe mà mát ruột. Phải chăng âm đức dầy dặn của gia đình đã đem đến cho bà một cô con dâu hiền thục, cũng theo cái nghề cao quý như bà. Hai năm sau chúng làm một đám cưới rất giản dị nhưng nồng hậu tình cảm của những người thân. Khi chúng cho bà dược làm bà nội thì cũng là lúc bà được nghỉ hưu. Bà thanh thản gửi lại nhà cửa ở quê lên thành phố chăm ẵm cháu. Căn nhà ở thuê càng thêm chật hẹp nhưng luôn đầy ắp tiếng cười vui vẻ. Đến tuổi cháu đi Mẫu giáo, bà về lại quê, tiếng là khỏi để vườn hoang nhà lạnh nhưng chính là để đỡ tốn kém cho con cháu.
Nào hay ở quê mới được một lứa rau đã có tin chẳng lành: Nhà máy con trai bà bị giải thể. Nó thất nghiệp. Lương cô giáo cấp hai của vợ nó làm sao gánh nổi một gia đình. Con nó phải thôi học Mẫu giáo. Thương cháu, bà lên định đem nó về quê nuôi dạy. Nhưng bố nó bảo: “Thế thì chúng con nhìn nhau buồn đến chết!”. Nói vậy thì bà đành chịu. Thôi thì lại về quê bòn mót mảnh vườn, chắt chiu đồng lương hưu ít ỏi khi nào thành món lên chơi với con cháu, bù trì cho chúng đỡ phần khốn khó.
Mỗi lần gặp cháu, thằng bé như dây quấn lấy chân bà. Những khi chỉ có hai bà cháu, nó thủ thỉ những lời con trẻ nghe mà yêu mà xót:
- Bà ơi! Cháu được bố mẹ khen ngoan vì ở nhà một mình không khóc để mẹ đi dạy học và bố đi công chuyện. Cháu chỉ sợ mấy  con thạch sùng trên trần nhà chắt chắt lưỡi kêu tắc tắc thôi bà ạ!- Đó là những ngày đầu bố nó đi tìm việc!
- Bà ơi! Mẹ không làm cô giáo nữa rồi, mẹ đi làm nhân viên văn phòng cơ! Mẹ bảo công ty mẹ to lắm. Sáng nào mẹ cũng trang điểm đẹp, mặc bộ đồ công sở mới mua, thơm cháu hai bên má rồi mới đi làm. Bố ở nhà nhưng chẳng chịu chơi với cháu. Mặt bố ủ ê, mở hết sách này đến sách khác, đọc tí tẹo rồi thôi! – Thế là cô con dâu của bà đã đổi cái nghề cao quý nhất lấy một việc bình thường để có thu  nhập cao hơn nhiều phần. Con trai bà, không biết những ngày thất nghiệp kéo dài lê thê đến bao giờ?
- Bà ơi! Dạo này mẹ ít ăn cơm tối ở nhà. Mẹ bảo bận tiếp khách hàng của công ty. Nhiều hôm mẹ về khuya, cháu ngửi trong hơi thở của mẹ có mùi nồng nồng mùi bia rượu, giống như mùi bác hàng xóm phả ra mỗi lần đi nhậu về qua cửa. Bố cũng làm sao ấy, bỗng nhiên hay  hút thuốc lá. Mấy hôm nay lại không ngủ chung giường với hai mẹ con nữa. Bố bảo ngủ riêng cho thoáng và ngủ trên chiếc chiếu đồ chơi của cháu! – Trời ơi, gió bão đã đến căn nhà này rồi. Linh cảm của người mẹ khiến bà bồn chồn tìm cách chuyện trò riêng với con trai, khuyên nó đừng đánh mất niềm tin ở chính mình và với vợ.  Mất niềm tin sẽ chỉ còn lại những bi kịch. Nó chỉ một mực lắc đầu: “Không có gì đâu, mẹ ạ!”
Nhưng bà về quê chưa đầy một tuần thì thấy nó dắt con nó về theo. Nó nói riêng với bà: “Vợ chồng con đã thỏa thuận sống ly thân, mẹ ạ!” Bà nghe mà rụng rời chân tay. Tình yêu của chúng đẹp thế mà sao rạn nứt nhanh đến thế? Con trai bà nói tiếp: Tất cả lỗi tại con! Con bất tài không kiếm nổi việc làm. Con làm như  thế để cho cô ấy rộng đường đi tìm hạnh phúc, Tay giám đốc công ty tỏ ra săn đón cô ấy lắm. Phần con, con sẽ vào Nam tìm việc. Mẹ nuôi cháu cho con, nhưng con xin mẹ đừng bao giờ cho nó biết về mẹ nó. Hãy để nó tin, mẹ nó đi công tác xa lâu ngày nữa mới về!”
Thằng bé bỗng cựa mình gọi “Bố! Bố!” rồi nó lại ngủ ngay. Chắc nó vừa thấy bố trong một giấc mơ đẹp? Không ngờ hình ảnh bố nó bà dựng lên trong khói lá vườn lại ăn sâu vào tâm hồn nó đến thế. Phải rồi, bà sẽ nuôi dưỡng tuổi ấu thơ của nó bằng những hình ảnh đẹp về bố nó. Bố nó với những con tàu mà cả đời bà chưa bao giờ thấy nhưng bà sẽ gọi ra từ trí tưởng tượng của mình. Đôi môi héo đã lâu của bà vừa nở cười trong đêm tối thì một làn gió vô hình  của nỗi sợ hãi nấp kín trong lòng từ bao giờ bỗng nổi lên dập nát tan ngay. Còn mẹ nó! Là đứa trẻ nó sẽ khao khát tình mẹ, khao khát được mẹ yêu thương ôm ấp. Nó sẽ nhớ mẹ, nhớ ánh mắt nụ cười, bàn tay nâng niu của mẹ. Nó sẽ hỏi về mẹ nó, bấy giờ biết nói sao?...
Đêm ấy bà ôm cháu ngủ như ôm một thiên thần nhỏ trong lòng mà không sao chợp  mắt được.
&
Lại đến chiều phải đốt lá vườn.
Khi que diêm xòe lửa, thằng bé ngả đầu vào vai bà nũng nịu:
- Bà ơi! Tối nào cháu cũng thấy trong giấc ngủ nhưng không thấy mẹ bao giờ. Lát nữa khói lên, bà nhìn xem có mẹ không, bà nhé!
Cả cõi lòng buốt như bị kim châm, nhưng bà vẫn âu yếm gật đầu với chau. Rồi làn khói đầu tiên mỏng như sương bạc và ngan ngát thơm cất lên. Bà đưa mắt nhìn theo và không để cháu hỏi, bà cất giọng ấm áp:
- Bà nhìn thấy mẹ cháu đây này!
Thằng bé bật đầu lên khỏi vai bà, rối rít hỏi:
- Mẹ cháu như thế nào?
- Mẹ cháu vẫn khỏe mạnh và xinh đẹp như hồi ở nhà
- Mẹ cháu đang làm gì?
- Mẹ cháu đang ngồi một mình xem ảnh cháu trong cuốn sổ tay.
- Đúng rồi! Cháu đã được mẹ cho xem cuốn sổ ấy nhiều lần. Mẹ dán ảnh cháu ở trang đầu, bảo khi rỗi việc thì mở ra xem cho đỡ nhớ cháu. Chắc lúc này mẹ đang nhớ cháu lắm bà nhỉ?
Bỗng có tiếng òa khóc ở cửa vườn. Rồi bóng một người con gái ào tới chỗ hai bà cháu, giang đôi tay bế thốc thằng bé lên, riết nó vào ngực mình và lướt vành môi lên khắp khuôn mặt nó, giọng run rẩy:
- Con ơi! Mẹ về với con đây!
Nhờ ánh lửa lá khô đang cháy, thằng bé nhận ra ngay ra mẹ. Nó quăng hai tay lên quấn lấy cổ mẹ và thở hổn hển:
- Mẹ! Mẹ! Sao mẹ về nhanh thế?
- Mẹ về nhanh vì mẹ rất nhớ con.
Người con gái giàn giụa nước mắt vộ gỡ tay con, đặt nó xuống đất rồi quay sang quỳ xụp dưới chân bà, nức nở:
- Mẹ! Con là đứa có tội! Con đứng ngoài vườn đã lâu nhưng không dám vào vì sợ mẹ sẽ nguyền rủa và đuổi con đi. Nhưng nghe những lời mẹ nói với cháu, con hiểu lòng mẹ rất bao dung và cao thượng, con không kìm nổi đôi chân được nữa. Xin mẹ tha tội cho con!
Bà cúi xuống cầm tay nàng dâu nâng dậy, nghẹn ngào:
- Cả một đời dạy học, mẹ hằng tin vào tính thiện của con người. Với con cũng thế!
Cô con dâu vân vê hai bàn tay bà, nước mắt vẫn lăn trên má:
- Con vì nông nổi nên đã sa lòng trước ánh phù hoa mà quên giữ gìn nâng niu những tình yêu thiêng liêng của mình, thiếu chút nữa để vuột mất những người thân yêu mình nhất. Mấy ngày qua, những lúc thương chồng, nhớ con, con lại nghĩ về mẹ. Mẹ một đời âm thầm đốt cháy cô đơn cay cực của riêng mình thành ánh sáng cho gia đình và cuộc sống. Chính cái ánh sáng ấy đã chiếu rọi vào khoảng tăm tối trong tâm hồn con, giúp con bừng tỉnh, biết lỗi quay về. Con nghĩ kỹ rồi mẹ ạ! Con sẽ vào Nam tìm chồng rồi xin trở lại nghề dạy học.
Thằng bé không hiểu hết những lời bà và mẹ nói. Nó ngợp trong vui sướng thấy mẹ từ trong làn khói bước ra diệu kỳ như cô Tấm bước ra từ quả thị. Nó giang tay ôm chặt hai chân mẹ, chỉ sợ mẹ biến mất. Mẹ nó lại ẵm bổng nó lên. Một trận mưa của những cái hôn từ đôi môi mẹ lại rơi trên khuôn mặt nó. Môi mẹ ấm và thơm nhưng sao ướt quá! Chắc mẹ vẫn còn khóc?
Mẹ kỳ thật, vui thế mà lại khóc!   

 

HAI BO GIAY

Ngày 26/6/2022

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022

 

 Người hát nhạc Trịnh thì nhiều, nhưng Khánh Ly, chỉ có một

Share:

 

 


 

 

Ca sĩ Khánh Ly. (ảnh: FB Ca Sĩ Khánh Ly)

Lần đầu tôi được thấy chị Lệ Mai (Khánh Ly của sau này) là năm học lớp nhất – giờ gọi là lớp năm.

Những năm 60 gia đình tôi là hàng xóm của gia đình bác Phạm Cao Củng trong cư xá Đô thành, Quận Ba, Saigon. Bác Củng là người đa tài, làm báo, viết văn, chụp ảnh, quay phim tài liệu… là một trong những người đầu tiên viết truyện trinh thám của làng văn Việt Nam – cha đẻ của Thám tử Kỳ Phát, viết cả truyện kiếm hiệp, truyện “Lục Kiếm Đồng”.

Ca sĩ Khánh Ly năm 15 tuổi. (ảnh: FB Ca Sĩ Khánh Ly)

Có lẽ nhờ đa tài như vậy mà bác lo nổi cho đàn con đông đảo ăn học. Có anh Cao Dũng, Cao Chí, các chị Cẩm Liên, Diễm Mai, Diễm Quỳnh, bạn Phạm Diễm Lan trông như con búp bê Nhật Bản, và mấy người em tôi quên tên. Được vài năm thì bác Củng dời nhà ra đường Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu hiện nay), mở tiệm chụp ảnh Huyền Nga (theo tên bác gái, đẹp như minh tinh Thẩm Thúy Hằng).

Bác Củng phụ trách phụ trang văn nghệ “Học sinh – Gia đình” của báo Ngôn Luận, lập gia đình văn nghệ của “Anh Hai và chị Huyền Nga”, rất có tiếng tại Saigon những năm 60. Phụ trang này cũng là nơi giới thiệu một số cây bút trẻ trong giới học sinh thời đó như Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Khắc Lộc, Ngô Kim Thu, Hoài Thi Yên Thi (Nguyễn Hoàng Hải – Nguyễn Tất Nhiên sau này).

Một hôm Diễm Lan khoe với tôi là được anh Cao Dũng dẫn đi tham gia họp mặt Trung thu của “Gia đình Anh Hai”, có mấy anh chị lên hát hay lắm, có cả chị Lệ Mai hát bài “Sayonara” mà trên phụ trang hay nhắc tới. Diễm Lan còn nói nếu có dịp, sẽ xin cho tôi đi theo.

Ngày kia Diễm Lan rủ tôi ra nhà để nhìn mặt ca sĩ Yến Vĩ, lúc đó được gọi là “BB Việt Nam”, do nhà cô ta mở tiệm phở gà sống thiến gần đó. Hôm đó tôi hụt xem mặt cô Yến Vĩ, nhưng lại thấy trong tiệm Huyền Nga một chị chừng 18 – 19 trông thật “văn minh” với quần “cao bồi” ống túm chỉ dài quá gối, áo sơ mi ca rô – thời đó gọi là “áo chim cò”, đeo kính râm mắt xếch. Diễm Lan nói đó chính là chị Lệ Mai.

Bẵng đi một thời gian, không thấy phụ trang nhắc tới chị Lệ Mai nữa, tôi hỏi Diễm Lan thì bạn nói nghe đâu chị đã có chồng, lên hát trên Dalat, sau đó thì không nghe tin tức gì.

Năm tôi họp lớp đệ tứ (lớp 10) Trưng Vương 67-68, có một bạn cùng lớp khoe là được theo anh chị tới Thư viện Saigon, nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cô ca sĩ tên Khánh Ly từ Dalat xuống, hát hay lắm, có người nghe mà ứa nước mắt. Tôi nghe cũng ham nhưng không có cơ hội đi, mãi sau mới được nghe ké qua băng cassette (lúc đó còn khá hiếm) của một người bạn ông anh, Khánh Ly hát “Người con gái Việt Nam da vàng”, “Xin mặt trời ngủ yên”… Tới khi thấy hình chụp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cô ca sĩ tóc cắt ngắn, mặc jupe, khoác manteau nhẹ trên báo, tôi ngờ ngợ là đã thấy chị này ở đâu. Hóa ra là chị Lệ Mai ngày trước.

Đến năm lên lớp 11 tôi mới được lần đầu nghe chị Khánh Ly hát trước khán giả, nhưng không phải nhạc Trịnh, mà “Bên kia sông” của Nguyễn Đức Quang – Nguyễn Ngọc Thạch, mềm mại thủ thỉ “Yêu nhau mình đưa nhau tới, bước nhẹ và nói bên môi, nói cho vừa mình anh nghe thôi”.

Sau khi lên Đại học, tôi có vài lần cùng bạn bè ghé qua phòng trà chị mở trên đường Tự Do (Đồng Khởi) để nghe các album “Tự tình khúc”, “Đóa hoa vô thường” chị hát với Uyên Phương có giọng khàn khàn (khác với Lê Uyên và Phương của Dalat). Và trong một lần đó, tôi được gặp chị cùng cô em gái, ca sĩ Ngọc Anh, hay hát nhạc ngoại quốc. Khi nghe tôi kể chuyện lần đầu thấy chị, chị cười, bảo là không ngờ còn có người nhớ Lệ Mai với “Sayonara”.

(ảnh chụp qua YouTube)




Có nhiều người nói người hát nhạc Trịnh hay nhất là chính ông. Có lẽ không sai, nhất là với “Tôi rủ em ngủ”, “Này em có nhớ”. Cũng có những người thích các ca sĩ khác. Riêng với tôi thì ngoài bản thân nhạc sĩ hát nhạc của mình, tôi vẫn thích Khánh Ly hơn cả, dù có những người khác, hát cũng rất hay, rất đặc biệt, như cô Bạch Yến hát “Lời buồn thánh” tuyệt vời, danh ca Thái Thanh hát “Tuổi đá buồn” nghe da diết, Lệ Thu hát “Biển nhớ”, Hà Thanh nhẹ nhàng với “Nhìn những mùa thu đi”, Duy Khánh hát “Chiều một mình qua phố” bằng giọng Huế. Lớp sau này lại có Ý Lan nũng nịu “Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra”, Quang Dũng ngọt ngào “Ru tình” nhưng Lệ Mai của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly của nhiều người, đã đem lại cho nhạc Trịnh cái “chất Khánh Ly” không giống ai, và cũng không cần giống ai.

Người hát nhạc Trịnh thì nhiều, nhưng Khánh Ly thì chỉ có một thôi. Với tôi là như thế.

(Viết khi hay tin chị Khánh Ly lại về quê hương hát cho những người hâm mộ chị nghe. Tất nhiên giọng hát của một người hơn bảy mươi thì phải khác với lúc mới ngoài đôi mươi, nhưng với những người đã yêu tiếng hát của chị, yêu nhạc Trịnh qua giọng hát của chị, thì thấy chị còn sức để quay về, để hát, đã là đủ.)

 


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2022

 

Tuesday, June 21, 2022

KHÓI LÁ VƯỜN - Truyện ngắn Nguyễn Bàng


Tác giả Nguyễn Bàng
 
Thằng bé hai tay bám song cửa sổ, mắt ngóng về phíá Tây, nơi có một dẫy đồi cỏ dại đang tắm nắng chiều. Nó chăm chú xem Ông Mặt Trời sau một ngày tỏa nắng cho muôn vật đang về nhà nghỉ ngơi, - Bà bảo thế! - Ông Mặt Trời hôm nay đẹp thật, Mặt ông tròn vành vạnh như chiếc bánh đa đỏ, Ông đi giữa một tấm thảm mầu da cam vàng rực và hình như có lúc đứng lại, nhìn nó cười.
 
- Bà ơi! Ông Mặt trời về đến nhà rồi – Nó gọi như reo lên khi thấy Ông Mặt trời tụt hẳn xuống mé sau đồi.
- Ừ! Bà cũng xong cơm rồi. - Tiếng đáp vọng vọng ra từ chái bếp. Rồi một người gầy mỏng tiến lại chỗ thằng bé, chìa tấm lưng sát vào nó và âu yếm nói:
- Nào, bà cõng ra vườn!
 
Thằng bé cuống quít dời tay khỏi chấn song, ôm quàng lấy cổ và quặp hai chân vào mạng sườn bà, miệng reo: “Nhong! Nhong!” như cưỡi trên lưng ngựa. Bà cũng giả bộ hý lên mấy tiếng ròi mới cất chân đi.
 
Mảnh vườn phía sau nhà trồng mấy luống rau và non chục gốc cây ăn quả. Một cái ao nhỏ ngoài vườn vừa để ngăn trộm vừa để lấy nước tưới. Bây giờ đang độ cuối thu, suốt ngày hanh hao nắng rát khiến những ngọn rau lúc nào cũng thèm khát nước và trên các cành cây ăn quả nhiều chiếc lá đã nhuốm vàng, chỉ một làn gió nhẹ là rơi rụng.
 
Vừa tới vườn, thằng bé đã vội tụt xuống lưng ‘ngụa’ rồi lăng xăng quẩn theo chân bà nhặt từng chiếc lá khô nằm vương trên các luống rau và các lối đi nhỏ hẹp. Được chiếc nào nó cũng đưa lên mắt tò mò ngắm nghía rồi hỏi bà lá gì. Khi biết lá na, lá ổi hay lá hồng xiêm, nó mới chịu bỏ vào cái giành tre bên gốc bưởi.
 
Nhặt xong lá rụng, nó ngoan ngoãn đứng trên bờ ao đợi bà xuống cầu xách nước. Rồi nó lại lon ton sau bà xem cái vòi sen rào rào phun hàng trăm tia nước xuống các luống rau đang khao khát. Chốc chốc nó lại nhoai người, xòe hai bàn tay hứng vào miệng vòi để nước bắn tung tóe đầy mặt và thích thú reo lên “A! Mát quá!”.
 
Ba hôm trước, nó còn ở trên thành phố trong một căn phòng nhỏ hẹp tít trên tầng năm khu nhà tập thể công nhân đầy các mảng tường rêu mốc. Ở đấy chẳng bao giờ thấy Ông Mặt Trời. Ở đấy chẳng nhà nào có một mẩu vườn. Người ta trồng các cây cảnh rẻ tiền trong những chiếc xô nhựa nham nhở các vết nứt hay những chiếc chậu xi măng xám đen cáu bẩn bầy đặt trên các lan can cơi nới xấu xí. Ở đấy cả ngày nó quanh quẩn với lũ đồ chơi cũ kĩ, đâu có một buổi chiều như ở đây với bà.
 
Thấy giành lá khô đã đầy có ngọn, bà bảo:
- Đem đốt chỗ lá này đi!
- Đốt nó để làm gì hả bà? – Thằng bé ngây thơ hỏi
- Để mai có giành đựng và để lấy tro bón vườn. - Bà vừa giảng giải vừa đặt hai tay lên hai chiếc quai giành. Thằng bé bắt chước theo. Nó cười sung sướng thấy có mình giúp bà mới nhấc bổng được cái giành lên.
 
Ra ngoài bờ ao, bà trút hết lá khô vào một hố đất rồi kéo cháu cùng ngồi xuống bên. Thằng bé mở to mắt xem bà đốt lá. Nó thấy bà lần trong túi áo ra một bao diêm, xòe một que châm vào miệng hố. Một đốm lửa nhen lên, ban đầu trông như cái lưỡi nhỏ xíu hồng hồng yếu ớt bỗng chốc phồng lớn lên, rồi như một kẻ tham ăn mọc thêm ba bốn cái lưỡi nữa to hơn, đỏ hơn liếm ra khắp phía, biến hố đất thành cái lò đỏ rực. Từ miệng lò tỏa lên một làn khói màu xám bạc đem theo mùi thơm vừa nồng nồng vùa hăng hắc của nhiều lá khô trộn lẫn. Thằng bé bỗng thấy bà nhìn theo làn khói và nâng vạt áo lên chùi mắt. Nó hốt hoảng hỏi:
 
- Làm sao bà lại khóc?
- Bà có khóc đâu! Khói làm cay mắt bà đấy. - Bà buông vội vạt áo quay mặt đi, nuốt xong tiếng thở dài mới quay lại nhìn cháu. Thằng bé vui mừng vì mắt bà đã khỏi.
 
Nó cúi nhìn hố lửa và bị ngay một làn khói mới đặc hơn xộc lên mặt. Nó thấy mũi cay cay ran rát vội nhìn xem bà có sao không. Nhưng lạ chưa: Đôi mắt bà lại đang mê man nhìn làn khói. Nó ngạc nhiên hỏi:
- Bà ơi! Khói làm cay mắt thế sao bà cứ nhìn nó?
Không thấy bà trả lời, nó cầm tay bà nhè nhẹ lắc:
- Hay bà nhìn thấy gì trong khói?
- Ờ!...Ơ!..- bà bối rối chưa biết nói sao thì thằng bé lại tưởng bà bảo: "Ừ, ừ” đúng đấy. Nó năn nỉ:
- Bà nhìn thấy gì, hả bà?
- À! – Giọng bà vui hẳn lên vì đã tìm ra cách nói – Bà thấy cô Tấm hiện lên trong làn khói, cháu ạ!
- Thích quá bà nhỉ! – Nó cười hớn hở - Cô Tấm trong chuyện cổ tích bà kể tối hôm qua phải không?
- Phải đấy!
- Thế cô Tấm đang làm gì?
- Cô Tấm đang đứng bên bờ giếng, trìu mến gọi con cá bống;
 
“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người!”
 
- Bà có thấy con Bống không?
-  Có! Nó nổi lên mặt nước, vẫy cái đuôi nhỏ xíu, toàn thân khoác bộ vẩy óng ánh như dát bạc và hai mắt long lanh như hai viên hồng ngọc.
- Ôi, đẹp quá! – Thằng bé trầm trồ khen nhưng bỗng xịu ngay mặt lại – Thế mà cháu chẳng nhìn thấy một tị ti gì cả.
- Lớn lên cháu sẽ nhìn được!
 
Nghe bà dỗ dành, nó ao ước lớn nhanh bằng bà để có đôi mắt nhìn thấy những điều kỳ diệu. Nó đứng lên ôm cổ bà, nhìn thẳng vào đôi mắt thần kỳ của bà xem có gì trong đó. Nhưng dưới ánh chiều nhập nhoạng, đôi mắt ấy như đang khép nhỏ lại với hai cái đuôi mờ mờ những vết nhăn chẳng có một hình ảnh nào. Nó áp mặt vào má bà cho gần hơn và bất chợt nhận ra mắt bà rất giống mắt bố nó, đen và hiền. Thế là nó sực nhớ tới bố:
- Bà ơi! Mắt bà có nhìn được bố cháu trong làn khói không?
 
Nghe cháu đột ngột hỏi, bà rùng mình như bị nhiễm lạnh. Trời ơi! Những giây phút vừa qua cà đã đem những hình ảnh cổ tích đẹp nhất ra nói. Những tưởng nó sẽ vui cùng với thế giới huyền ảo đó mà quên đi nỗi xa bố mẹ giúp bà dập tắt những nỗi đau đang vò xới cõi lòng. Ai ngờ nó lại thốt ra câu hỏi bà thật khó trả lời. Mà kì lạ thay, nó hỏi gần như lặp lại lời bố nó năm xưa đã hỏi bà?...
 
Năm ấy, bố thằng bé cũng trạc tuổi nó bây giờ còn bà là một cô giáo làng xinh đẹp. Mỗi chiều, tan trường về, khi đem con ra mảnh vườn này, cô giáo trẻ lại bồi hồi thương nhớ chồng đang ở chiến trường miền Nam. Anh nhập ngũ khi đứa con mới trong bụng mẹ ba tháng. Hồi anh ở nhà, hai vợ chồng như đôi chim câu chung tay mọi việc vườn tược. Hạnh phúc nhất là khi đốt lá vườn. Ngồi tựa vai nhau bên ngọn lửa hồng giữa mùi thơm của lá khô đang cháy, thì thầm bên nhau những chuyện từ ngôi sao trên trời đến con cá dưới ao và ngày mai hy vọng... Buổi chiều trước hôm chia tay, nhìn khói lá vườn, anh ôm chặt vợ và mơ màng bảo: “Mai đây, mỗi khi em đốt lá vườn, dù ở phương trời nào anh cũng sẽ thả hồn về với em trong làn khói!”. Và thật linh nghiệm, cô luôn thấy hình bóng anh trong khói lá vườn.
 
Một buổi chiều, cũng như chiều hôm nay, sau nửa năm vắng bặt tin chồng, lòng cô giáo trẻ đang chất chưa lo buồn vì khói đã bốc lên mấy làn mà nhìn mãi vẫn không thấy hình bóng chồng. Một nỗi lo sợ mơ hồ làm cô ứa lệ.
 
  Đứa con thấy mẹ lấy khăn tay lau mắt, xót xa hỏi:
- Sao hôm nay mẹ khóc?
- Mẹ bị khói cay mắt đấy! - Cô vội nói dối con. Nhưng nó rất tinh ý:
- Con biết rồi, mẹ nhớ bố thì có! Lúc nãy con thấy mẹ ngắm mãi ảnh bố treo trên vách.
- Biết không dấu nổi con, cô ôm nó vào lòng:
- Thế con có nhớ bố không?
- Con nhớ bố nhiều lắm! - Nó dụi đầu vào ngực mẹ.
 
Vườn chiều im lặng, nghe rõ cả tiếng nổ lách tách rất nhỏ của lá khô bén lửa. Cô giáo lại nhìn hút hồn một vào làn khói mới và nghe thoáng bên tai lời âu yếm của con;
- Mẹ nhìn thấy bố đấy ư?
 
Thương nó cũng đang cồn cào nhớ bố, mặc dù vẫn không tìm thấy hình bóng chồng, cô vẫn cả quyết gật đầu khiến nó mừng rối rít:
- Mẹ thấy bố thế nào?
- Bố mặc quân phục mầu xanh như trong ảnh ấy nhưng nom rắn rỏi và khỏe mạnh hơn nhiều.
- Thế bố đang làm gì?
- Bố đang cùng đơn vị hành quân trong một cánh rừng già khi trời vừa tạnh mưa. Có lúc mẹ thấy bố nhìn về phương Bắc. Chắc bố cũng nhớ mẹ con mình lắm!
 
Từ đó, tuy không bao giờ còn được nhìn thấy chồng thả hồn về với mình như hẹn ước, nhưng mỗi bận đốt lá vườn, cô giáo vẫn nhìn khói lên và tưởng ra rất nhiều hình ảnh về anh để kể cho đứa con nghe. Khi thì bố nó đang đào hầm dựng lán giữa rừng cao su bạt ngàn; khi thì đang moi hố chiến đấu trong trảng cát dưới những chùm pháo sáng xanh lét như ma quỷ của địch bay lơ lửng trên đầu; khi thì đang cùng đồng đội xé nát hàng rào giây thép gai của giặc... Những hình ảnh đó đều bắt nguồn từ các bản tin chiến thắng của quân và dân ta ở chiến trường được phát trên loa truyền thanh công cộng của làng. Cứ thế, đứa con lớn dần lên với những hình ảnh hào hùng của bố nó cho đến ngày làng nhận tin báo tử: Bố nó đã hy sinh khi tiến quân vào giải phóng một thành phố ven biển...
 
Không được bà trả lời, thằng bé lại cầm tay bà lắc lắc:
- Bà ơi! Bà có nhìn thấy bố cháu không?
- À! À! – Bà đã thoát ra khỏi vùng dĩ vãng và thấy sáng lên một ý tưởng – Có! Có đấy cháu ạ!
- Mắt bà tài lắm mà! Thế bố cháu đang ở đâu?
- Bố cháu đang ở trong xưởng máy cùng các bác công nhân đóng một con tàu biển rất to.
 
- Đúng rồi! Hôm dễ cháu ở cùng bà, bố bảo sẽ đi làm ở nhà máy đóng tàu. Bố còn bảo, bao giờ tàu chạy được ra biển, bố sẽ về thăm bà cháu mình, bà nhỉ?
 
Tối hôm ấy, thằng bé không đòi bà kể chuyện cổ tích mà hào hứng nói cho bà nghe về những con tàu nó đã được bố cho xem trong những cuốn sách. Những con tàu với những ống khói rất to, trên boong treo đầy cờ rực rỡ đủ màu sắc. Nó bảo, lớn lên nó cũng đi đóng tàu như bố rồi rúc ngực bà chìm ngay vào giấc ngủ. Bà kéo chăn đắp cho cháu và chẳng phải giấu giếm nữa, bà để mặc nước mắt tuôn trào. Tội nghiệp cháu tôi! Nó còn bé bỏng quá! Thấy được về quê ở với bà, nó mừng như chó được thả xích chứ đâu biết cái tổ ấm gia đình của nó đang trong cơn giông tố...
 
Cô giáo trẻ đã khước từ lên dạy trường huyện để được ở làng để nuôi dưỡng bố mẹ chồng đau ốm. Cô cũng khóa chặt lòng mình trước bao lời cầu hôn tha thiết, dành trọn lòng yêu thương cho đứa con côi cút. Đứa con ấy đã đi ngang qua ba trường phổ thông ở làng và ở huyện rồi lên thành phố học Đại học. Nó ra trường với tấm bằng kỹ sư loại giỏi và may mắn được vào làm trong một nhà máy đóng tàu. Ngày lĩnh lương tháng đầu tiên, nó lăn lội đạp xe vượt qua hai con phà và một cây cầu, non trăm cây số về quê đưa mẹ ít tiền và bảo: “Con biếu mẹ ăn quà. Bao giờ có nhà cửa, con sẽ đón mẹ lên thành phố ở!”. Năm sau nó có nhà thật nhưng là nhà ở thuê. Tuy chật hẹp cũng còn hơn phải ở ba bốn người trong một căn phòng chục mét vuông trong nhà máy. Năm năm sau, nó dẫn về thăm mẹ một cô gái xinh xắn, hiền hậu nom thật dễ thương và giới thiệu: “Con dâu tương lai của mẹ đây. Em cũng là cô giáo như mẹ, dạy ở một trường cấp hai ven thành phố”. Bà nghe mà mát ruột. Phải chăng âm đức dầy dặn của gia đình đã đem đến cho bà một cô con dâu hiền thục, cũng theo cái nghề cao quý như bà. Hai năm sau chúng làm một đám cưới rất giản dị nhưng nồng hậu tình cảm của những người thân. Khi chúng cho bà được làm bà nội thì cũng là lúc bà được nghỉ hưu. Bà thanh thản gửi lại nhà cửa ở quê lên thành phố chăm ẵm cháu. Căn nhà ở thuê càng thêm chật hẹp nhưng luôn đầy ắp tiếng cười vui vẻ. Đến tuổi cháu đi Mẫu giáo, bà về lại quê, tiếng là khỏi để vườn hoang nhà lạnh nhưng chính là để đỡ tốn kém cho con cháu.
 
Nào hay ở quê mới được một lứa rau đã có tin chẳng lành: Nhà máy con trai bà bị giải thể. Nó thất nghiệp. Lương cô giáo cấp hai của vợ nó làm sao gánh nổi một gia đình. Con nó phải thôi học Mẫu giáo. Thương cháu, bà lên định đem nó về quê nuôi dạy. Nhưng bố nó bảo: “Thế thì chúng con nhìn nhau buồn đến chết!”. Nói vậy thì bà đành chịu. Thôi thì lại về quê bòn mót mảnh vườn, chắt chiu đồng lương hưu ít ỏi khi nào thành món lên chơi với con cháu, bù trì cho chúng đỡ phần khốn khó.
 
Mỗi lần gặp cháu, thằng bé như dây quấn lấy chân bà. Những khi chỉ có hai bà cháu, nó thủ thỉ những lời con trẻ nghe mà yêu mà xót:
 
- Bà ơi! Cháu được bố mẹ khen ngoan vì ở nhà một mình không khóc để mẹ đi dạy học và bố đi công chuyện. Cháu chỉ sợ mấy  con thạch sùng trên trần nhà chắt chắt lưỡi kêu tắc tắc thôi bà ạ!- Đó là những ngày đầu bố nó đi tìm việc!
 
- Bà ơi! Mẹ không làm cô giáo nữa rồi, mẹ đi làm nhân viên văn phòng cơ! Mẹ bảo công ty mẹ to lắm. Sáng nào mẹ cũng trang điểm đẹp, mặc bộ đồ công sở mới mua, thơm cháu hai bên má rồi mới đi làm. Bố ở nhà nhưng chẳng chịu chơi với cháu. Mặt bố ủ ê, mở hết sách này đến sách khác, đọc tí tẹo rồi thôi! – Thế là cô con dâu của bà đã đổi cái nghề cao quý nhất lấy một việc bình thường để có thu nhập cao hơn nhiều phần. Con trai bà, không biết những ngày thất nghiệp kéo dài lê thê đến bao giờ?
 
- Bà ơi! Dạo này mẹ ít ăn cơm tối ở nhà. Mẹ bảo bận tiếp khách hàng của công ty. Nhiều hôm mẹ về khuya, cháu ngửi trong hơi thở của mẹ có mùi nồng nồng mùi bia rượu, giống như mùi bác hàng xóm phả ra mỗi lần đi nhậu về qua cửa. Bố cũng làm sao ấy, bỗng nhiên hay hút thuốc lá. Mấy hôm nay lại không ngủ chung giường với hai mẹ con nữa. Bố bảo ngủ riêng cho thoáng và ngủ trên chiếc chiếu đồ chơi của cháu! – Trời ơi, gió bão đã đến căn nhà này rồi. Linh cảm của người mẹ khiến bà bồn chồn tìm cách chuyện trò riêng với con trai, khuyên nó đừng đánh mất niềm tin ở chính mình và với vợ.  Mất niềm tin sẽ chỉ còn lại những bi kịch. Nó chỉ một mực lắc đầu: “Không có gì đâu, mẹ ạ!”
 
Nhưng bà về quê chưa đầy một tuần thì thấy nó dắt con nó về theo. Nó nói riêng với bà: “Vợ chồng con đã thỏa thuận sống ly thân, mẹ ạ!” Bà nghe mà rụng rời chân tay. Tình yêu của chúng đẹp thế mà sao rạn nứt nhanh đến thế? Con trai bà nói tiếp: “Tất cả lỗi tại con! Con bất tài không kiếm nổi việc làm. Con làm như thế để cho cô ấy rộng đường đi tìm hạnh phúc, Tay giám đốc công ty tỏ ra săn đón cô ấy lắm. Phần con, con sẽ vào Nam tìm việc. Mẹ nuôi cháu cho con, nhưng con xin mẹ đừng bao giờ cho nó biết về mẹ nó. Hãy để nó tin, mẹ nó đi công tác xa lâu ngày nữa mới về!”
 
Thằng bé bỗng cựa mình gọi “Bố! Bố!” rồi nó lại ngủ ngay. Chắc nó vừa thấy bố trong một giấc mơ đẹp? Không ngờ hình ảnh bố nó bà dựng lên trong khói lá vườn lại ăn sâu vào tâm hồn nó đến thế. Phải rồi, bà sẽ nuôi dưỡng tuổi ấu thơ của nó bằng những hình ảnh đẹp về bố nó. Bố nó với những con tàu mà cả đời bà chưa bao giờ thấy nhưng bà sẽ gọi ra từ trí tưởng tượng của mình. Đôi môi héo đã lâu của bà vừa nở cười trong đêm tối thì một làn gió vô hình của nỗi sợ hãi nấp kín trong lòng từ bao giờ bỗng nổi lên dập nát tan ngay. Còn mẹ nó! Là đứa trẻ nó sẽ khao khát tình mẹ, khao khát được mẹ yêu thương ôm ấp. Nó sẽ nhớ mẹ, nhớ ánh mắt nụ cười, bàn tay nâng niu của mẹ. Nó sẽ hỏi về mẹ nó, bấy giờ biết nói sao?...
 
Đêm ấy bà ôm cháu ngủ như ôm một thiên thần nhỏ trong lòng mà không sao chợp mắt được.
 
&
 
Lại đến chiều phải đốt lá vườn.
Khi que diêm xòe lửa, thằng bé ngả đầu vào vai bà nũng nịu: - Bà ơi! Tối nào cháu cũng thấy trong giấc ngủ nhưng không thấy mẹ bao giờ. Lát nữa khói lên, bà nhìn xem có mẹ không, bà nhé!
Cả cõi lòng buốt như bị kim châm, nhưng bà vẫn âu yếm gật đầu với chau. Rồi làn khói đầu tiên mỏng như sương bạc và ngan ngát thơm cất lên. Bà đưa mắt nhìn theo và không để cháu hỏi, bà cất giọng ấm áp:
- Bà nhìn thấy mẹ cháu đây này!
 
Thằng bé bật đầu lên khỏi vai bà, rối rít hỏi:
- Mẹ cháu như thế nào?
- Mẹ cháu vẫn khỏe mạnh và xinh đẹp như hồi ở nhà
- Mẹ cháu đang làm gì?
- Mẹ cháu đang ngồi một mình xem ảnh cháu trong cuốn sổ tay.
- Đúng rồi! Cháu đã được mẹ cho xem cuốn sổ ấy nhiều lần. Mẹ dán ảnh cháu ở trang đầu, bảo khi rỗi việc thì mở ra xem cho đỡ nhớ cháu. Chắc lúc này mẹ đang nhớ cháu lắm bà nhỉ?
 
Bỗng có tiếng òa khóc ở cửa vườn. Rồi bóng một người con gái ào tới chỗ hai bà cháu, giang đôi tay bế thốc thằng bé lên, diết nó vào ngực mình và lướt vành môi lên khắp khuôn mặt nó, giọng run rẩy:
- Con ơi! Mẹ về với con đây!
 
Nhờ ánh lửa lá khô đang cháy, thằng bé nhận ra ngay ra mẹ. Nó quăng hai tay lên quấn lấy cổ mẹ và thở hổn hển:
- Mẹ! Me! Sao mẹ về nhanh thế?
- Mẹ về nhanh vì mẹ rất nhớ con.
 
Người con gái giàn giụa nước mắt vộ gỡ tay con, đặt nó xuống đất rồi quay sang quỳ xụp dưới chân bà, nức nở:
- Mẹ! Con là đứa có tội! Con đứng ngoài vườn đã lâu nhưng không dám vào vì sợ mẹ sẽ nguyền rủa và đuổi con đi. Nhưng nghe những lời mẹ nói với cháu, con hiểu lòng mẹ rất bao dung và cao thượng, con không kìm nổi đôi chân được nữa. Xin mẹ tha tội cho con!
 
Bà cúi xuống cầm tay nàng dâu nâng dậy, nghẹn ngào:
- Cả một đời dạy học, mẹ hằng tin vào tính thiện của con người. Với con cũng thế!
 
Cô con dâu vân vê hai bàn tay bà, nước mắt vẫn lăn trên má:
- Con vì nông nổi nên đã sa lòng trước ánh phù hoa mà quên giữ gìn nâng niu những tình yêu thiêng liêng của mình, thiếu chút nữa để vuột mất những người thân yêu mình nhất. Mấy ngày qua, những lúc thương chồng, nhớ con, con lại nghĩ về mẹ. Mẹ một đời âm thầm đốt cháy cô đơn cay cực của riêng mình thành ánh sáng cho gia đình và cuộc sống. Chính cái ánh sáng ấy đã chiếu rọi vào khoảng tăm tối trong tâm hồn con, giúp con bừng tỉnh, biết lỗi quay về. Con nghĩ kỹ rồi mẹ ạ! Con sẽ vào Nam tìm chồng rồi xin trở lại nghề dạy học.
 
Thằng bé không hiểu hết những lời bà và mẹ nói. Nó ngợp trong vui sướng thấy mẹ từ trong làn khói bước ra diệu kỳ như cô Tấm bước ra từ quả thị. Nó giang tay ôm chặt hai chân mẹ, chỉ sợ mẹ biến mất. Mẹ nó lại ẵm bổng nó lên. Một trận mưa của những cái hôn từ đôi môi mẹ lại rơi trên khuôn mặt nó. Môi mẹ ấm và thơm nhưng sao ướt quá! Chắc mẹ vẫn còn khóc?
Mẹ kỳ thật, vui thế mà lại khóc!   
 
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: 61B, ngõ 311, đường Đằng Hải,
quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Em và Trịnh’: Tác phẩm hư cấu thất bại

Danh ca Thanh Thuý: 'Trong đời đi hát đến nay, tôi chưa bao giờ mặc sườn xám'
Share:
 
 
 
 

Tờ New York Times năm 1983 đã có cả một bài phê bình đánh giá về phim The Thorn Birds, phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Colleen McCullough. Tuy tác giả John J. O’Connor (cố gắng) rất trung lập, nói rằng “phim điện ảnh và truyền hình có xu hướng đơn giản hóa để làm cho mọi thứ dễ tiếp cận hơn” nhưng qua cách phân tích tác giả không giấu quan điểm là phim chưa làm bật lên được hồn của tiểu thuyết dù đạo diễn không hề hư cấu nguyên bản.

Lấy The Thorn Birds để dẫn nhập vì tôi muốn đưa một quan điểm riêng ngay từ đầu: Em và Trịnh là một cuốn phim hư cấu và thất bại hoàn toàn về mặt giá trị nghệ thuật lẫn giải trí.

Sài Gòn …/…/198…

Trưa hè của những năm 1980, trong căn gác mái tôn, sàn ván gỗ, tiếng hát Khánh Ly nằng nặng, khàn đục phát ra từ chiếc radio màu đỏ hai băng cassette. Tôi nhớ rõ, chỉ cần mở hai cánh cửa sổ đã tróc sơn, bạc màu là cái nóng hừng hực bên ngoài lùa vào. Nhưng nếu không mở cửa, thì căn gác lại mát rượi bên trong. Tôi nằm dài trên ván gỗ, vừa đọc tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh, vừa nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh. Không phải tôi, mà là má tôi mở băng cassette. Một đứa học sinh cấp II dưới mái trường “Xã hội chủ nghĩa” như tôi lúc đó đã biết thả hồn theo lời ca “màu nắng hay là màu mắt em”, hoặc tương tư một hồn phố cổ trong “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”, hoặc nghe các Ca khúc Da vàng để hình dung lần nằm xuống của ông ngoại sau khi ông “đã bay cao trong vòm trời đầy”, để hình dung về một phong trào đấu tranh sinh viên học sinh mà tôi chỉ được nghe kể lại.

Lứa bạn bè chúng tôi thời đó chép tặng cho nhau những lời văn ướt át kể về “người con gái đi qua hàng cây long não.” Những buổi tan học chúng tôi đạp xe song song, chạy qua những con đường rợp bóng cây, trời mưa cũng mặc kệ, cứ để “Ướt mi” cho biết như thế nào. Những giờ chơi ngồi túm tụm trên ghế đá, nhìn xác phượng để rồi khe khẽ “đường phượng bay mù không lối vào.”

Chúng tôi lớn lên với những bản tình ca và ca khúc phản chiến đó, hoàn toàn không (chưa) có cơ hội để biết, hiểu về những gì phía sau cánh cửa âm nhạc “bốn mùa như gió bốn mùa như mây” ấy. Cái tên Trịnh Công Sơn – Khánh Ly, đối với chúng tôi, như một tính từ để diễn đạt một thời học trò hoa mộng.

Thời gian trôi. Chúng tôi lớn lên mỗi đứa một phương. Lần đầu gặp lại sau nhiều năm là đêm nhạc tưởng nhớ ngày mất của nhạc sĩ tổ chức ở Hội Ngộ Quán (Bình Quới) năm 2008. Đêm đó trăng to tròn. Khán giả ngồi quanh sân khấu gỗ ngoài trời, có người mang theo ghế nhựa, quạt tay. Những ca khúc trong đêm đó được đệm bằng tiếng guitar thùng không phá cách, hoà âm không “điêu luyện” xập xình, tiếng hát cũng không uốn nắn, phô diễn như bây giờ, nhưng ru hồn người nghe. Lúc đó, chúng tôi đã đủ lớn để biết chắc chắn như thế. Nhà thơ Đỗ Trung Quân làm người điều hợp, từ tốn, tuyệt đối không “xin một tràng pháo tay” nào từ khán giả.

Đó là nhạc Trịnh Công Sơn mà chúng tôi đã biết. Chất mộc mạc, đơn giản của ca từ “ngôn trung hữu hoạ” cùng với giọng hát khàn đục muôn thuở của Khánh Ly đã chạm đến góc khuất của biết bao thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng tôi.

Hoa Kỳ, 21 Tháng Sáu, 2022

Tôi không (chưa) có cơ hội xem ‘Em và Trịnh.’ Nếu có, tôi cũng không đi. Trước tiên, tôi muốn giữ mãi cho mình một dòng chảy thật êm đềm, một thời mộng mơ của đám bạn chỉ nhìn thấy cơn mưa rào rớt ngang cũng thổn thức, một Sài Gòn đầy ắp kỷ niệm của thời áo trắng. Thực tế, trailer của phim đã sai ngay từ những giây đầu tiên. Ngay phần mở đầu, đã sai sự thật.

“Ông Trịnh Công Sơn chưa bao giờ đưa cô về đến đầu ngõ” – nữ ca sĩ hát ca khúc “Ướt mi” thật ngoài đời nói như thế. Bà nhẹ nhàng nhưng không giấu được sự thất vọng: “Đó là thời gian mẹ cô mới mất. Cô để tang mẹ, đi hát chỉ mặc toàn áo dài trắng và đen. Cả đời, cho đến nay chưa bao giờ mặc áo sườn xám và búi tóc như thế.” Tôi biết thêm, bà rất “kỵ” hình ảnh một nam, một nữ đi về trong ngỏ hẽm mờ ảo như thế.

“Đó không phải là cô. Trước khi làm phim họ có nhờ một nhạc sĩ bên này hỏi về trang phục của cô lúc đó. Cô nói hết. Vậy mà cuối cùng họ làm phim như thế. Cô không hiểu được. Đó là một cô gái sành sõi nào đó chứ không phải ca sĩ Thanh Thuý.”

Những ca khúc để đời của Trịnh Công Sơn trong trailer không gợi lại cho (chúng) tôi cái thời hoa mộng cũ, cũng không làm sống lại được sự thổn thức mà tôi từng có khi nghe Cát Bụi từ cuộn băng cassette trong căn gác gỗ vào buổi trưa năm nào. Tiếng nói rặt Huế, dáng vẻ gầy gò với gọng kính “theo kiểu” Trịnh Công Sơn không làm cho tôi nhìn thấy được ông nhạc sĩ tôi đã được một lần khoanh tay cúi chào trong quán cà phê Văn ở Sài Gòn thập niên 1980.

Danh ca Thanh Thuý: ‘Trong đời đi hát đến nay, cô chưa bao giờ mặc sườn xám. Đó không phải là cô. Trước khi làm phim họ có nhờ một nhạc sĩ bên này hỏi về trang phục của cô lúc đó. Cô nói hết. Vậy mà cuối cùng họ làm phim như thế. Cô không hiểu được. Đó là một cô gái sành sõi nào đó chứ không phải ca sĩ Thanh Thuý.”

Cô Mai có đôi mắt kẻ chì tô đậm cùng mái tóc dài đó không làm cho tôi liên tưởng đến “nữ hoàng chân đất” tôi từng nhìn thấy trong các bìa nhạc cũ của má tôi, càng không phải cốt cách của người tôi được gặp trong lòng thủ phủ của người Việt tỵ nạn. Những đoạn đàn hát của Trịnh và Khánh Ly trong trailer không làm cho (chúng) tôi nhìn thấy dư âm một thời của họ mà tôi được biết qua lời kể của những người trong cuộc.

Từ cuộc gặp gỡ tình cờ ở phòng trà Night Club vào một đêm mưa dầm ở Đà Lạt năm 1964 cho đến cuộc tao ngộ vào buổi chiều năm 1967, trong một quán café đơn sơ với nền gạch cũ, được dựng lên ở phía sau trường đại học Văn khoa Sài Gòn, tên gọi quán Văn, giọng hát khàn đục ‘ma mị” cất lên những tình khúc của Trịnh Công Sơn. Bên dưới, đầy kín những sinh viên ngồi bệt trên nền đất, ngây ngất hoà cùng những tình khúc Trịnh và ca khúc Da Vàng.

Phân cảnh Trịnh Công Sơn cầm tay Dao Ánh chạy băng băng giữa phố phường làm cho tôi nghĩ đó là một ‘hot boy’ trong clip ca nhạc hơn là nhạc sĩ của “Ướt mi”. Đôi mắt mê dại, bần thần của “Trịnh” trong phim nhìn Dao Ánh, xin được gửi thư cho nàng khi về B’lao làm cho tôi nghĩ đó là một anh chàng si tình đang ngửa tay xin trái tim của người đẹp. Đôi mắt “chết vì gái” đó không thể nào thốt lên được lời nguyện nhẹ nhàng “ngày mai sỏi đá cũng cần có nhau.”

Chỉ bấy nhiêu thôi, 2 phút 32 giây của đoạn trailer cũng sẽ làm cho tôi đóng cánh cửa “xem thử cho biết” nếu có cơ hội. Chẳng trách một trong các nhân vật “Em” của phim đã thẳng thắn nói “Quí vị cứ đi xem nếu… dư tiền” trong lần trả lời phỏng vấn báo chí vừa qua. Vì sao? Vì “Hư cấu ai cũng được, nhưng tại sao lại có tôi thì tôi cũng không hiểu, vì tôi còn đang sống sờ sờ đây” – Khánh Ly đã nói như thế. “Tôi đã có một Trịnh Công Sơn thật ngoài đời, vậy cần gì phải xem thêm một hình tượng hư cấu.”

Thời gian qua, diễn đàn mạng xã hội, báo chí nói rất nhiều về ‘Em và Trịnh’. Càng gây tranh cãi, phim càng hút người xem – những người tò mò muốn biết “người ta nói thế đúng hay sai” hoặc “Em của Trịnh Công Sơn như thế nào”? “Nữ hoàng chân đất” là người lên tiếng mạnh mẽ nhất. Bà không ngần ngại nói với báo chí những quan điểm bất bình của mình, thấy “uổng cái công của những người bỏ tiền ra làm phim.” (Nguyễn Mạnh Hà)

Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Có người nói rằng, thiên hạ đi xem ‘Em và Trịnh’ vốn muốn xem đạo diễn đã “biết” và tả các cuộc tình của Trịnh Công Sơn như thế nào? Nhưng họ đã lầm. Nói đúng hơn, khán giả bị lừa gạt. Vì tất cả người tình của Trịnh Công Sơn đã được chính ông giới thiệu qua âm nhạc và ca từ của âm nhạc. Người tình của ông, ai cũng có “dáng vai gầy guộc nhỏ,” có những “ngón tay gầy nên mãi ru trên ngàn năm”, có “bàn tay xanh xao đón ưu phiền”, có ngón dài chạm đoá hoa hồng vừa tàn hôn lên môi…

Ca sĩ Bảo Yến từng nói về Trịnh Công Sơn thế này:

“Điều đầu tiên tôi muốn nói là anh có rất nhiều người tình. Ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Buôn Mê Thuột… nơi nào anh cũng có. Nhưng “người tình” của anh nên được đặt trong ngoặc kép vì nó không giống như khái niệm người tình của mọi người. Đối với anh, “người tình” chỉ là một nàng thơ để anh có thêm nhiều ý tứ trong sáng tác. Trong cuộc đời anh, những cái bắt tay đã là ít thì những cái áp má lại càng hiếm hoi. Mà với anh thì chỉ đến như thế đã là thân mật lắm thì làm sao có được kiểu người tình theo cách nghĩ của mọi người được. Từ cô Diễm với cái cổ cao được đưa vào bài “Diễm xưa” đến những người phụ nữ sau này, tôi chắc chắn rằng với họ anh chỉ có một tình yêu hoàn toàn trong sáng.”

Những người có nhiệm vụ ‘PR’ cho ‘Em và Trịnh’ đã quên (cố tình hay không biết hay không nhận được sự đồng ý?) hai nhân vật chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim đa sầu đa cảm của nhạc sĩ. Quan trọng đến mức ông đã từng tâm sự với một người bạn nhạc sĩ vào năm 1991 khi người này về nước thăm ông: ‘Toa biết mình đang yêu một cô gái.” Cả hai nhân vật này đều giữ im lặng tuyệt đối từ khi ‘Em và Trịnh’ được công bố. Khi một người nhìn thấy sự việc đang diễn ra là sai đến mức lố bịch, thì thông thường họ sẽ phản ứng bằng sự im lặng.

Những người làm ‘Em và Trịnh’ đã quá tự tin để dựng lại một nhân vật của công chúng, hơn nữa là một nhân vật “gây tranh cãi.” Không chối cãi nghệ thuật là sáng tạo, là phải “out of the box”, nhưng đó không thể nào là sự sáng tạo dựa theo “trí tưởng tượng về một con người có thật”. Thảm hại hơn, có cả trí tưởng tượng về những người còn sống.

Những người làm ‘Em và Trịnh’ đã quá chủ quan để gom góp tình tiết trong hai cột mốc họ “cho là” quan trọng nhất trong cuộc đời của Trịnh Công Sơn. Nhưng, họ KHÔNG BIẾT một chi tiết đã dẫn đến khoảng đời “nát rượu” sau này của ông, một cột mốc thời gian quyết định tất cả những cay đắng, tủi nhục ông phải chịu cho đến ngày làm cát bụi – đó là một tháng trước ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Phim càng gây tranh cãi thì người ta càng lũ lượt đi xem. Đó là thành công lớn nhất và duy nhất của ‘Em và Trịnh.’ Đổi lại, là một thất bại không hề nhỏ về giá trị của một ekip làm phim – những người (có thể) đã nghe nhạc Trịnh Công Sơn và CHƯA từng một lần diện kiến Trịnh Công Sơn cũng như các “Em” của ông.

‘Em và Trịnh’ – một cuốn phim hư cấu thất bại! 

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...