Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018


CHÚC MỪNG TẾT TÂY 2019

ooooo

Dân gian gọi Tết Dương lịch là Tết Tây, một cái Tết chỉ có nghỉ ngơi và du lịch để phân biệt với cái Tết Ta sẽ đến sau hơn tháng nữa, một cái Tết cổ truyền của tâm linh, của sự đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ tổ tiên và thăm viếng lẫn nhau, tạo cho giềng mối nghĩa tình thêm sâu rộng

Mấy năm nay, có một số người đưa ra ý kiến gộp Tết Ta với Tết Tây làm một, gọi là Tết hội nhập. Những ý kiến đưa ra cũng có lý ít nhiều, nhưng đại đa phần con em nước Việt đã nổi sóng không đồng tình. Họ lo sẽ mất bản sắc văn hóa của dân tộc, lo cho các loại hoa mai, hoa đào không biết sẽ đi về đâu…

Và bây giờ, Chỉ còn nửa ngày nữa, tiếng chuông nhà thờ, tiếng còi tàu ngoài bến sông, tiếng pháo hoa nổ sẽ cùng hoà nhịp để tiễn chân năm 2014, đón chào năm 2019, đón chào một cái Tết Tây mới. 

Không phải Tết của hoa đào, hoa mai nên NgườiLàngCốm xin gửi tới mọi người thân yêu và bạn đọc quý mến của mình những đoá hồng xinh đẹp cùng những lời chúc chân tình thân kính nhất.

NGƯỜILÀNGCỐM

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Ông lão bẩn thỉu 

đi vào ngân hàng rút 200 ngàn


Hôm đó cũng như những ngày bình thường khác. Trong cái lúc đang bận rối mù hết cả lên, cả dãy dài vẫn còn đang xếp hàng phía sau thì có một ông lão đến lượt tiến đến nói với cô nhân viên rằng:

– Cho tôi rút 200 ngàn với cô ơi.

– Bác nói rút 200 ngàn sao? Sao bác không rút ở ngoài cây kia cho nó tiện?

– Tôi già rồi, mắt tôi kém lắm nên không nhìn được. Cô rút giúp tôi để tôi còn gọi Ɖіệп cho con trai tôi, người ta gọi nói Ɖіệп thoại tôi hết tiền rồi.

– Bác ra ngoài kia đợi đi ạ, cháu đang bận lắm tý đến lượt rồi bác lên.

– Nhưng giờ là lượt của tôi rồi, tôi đã đợi nãy đến giờ.

– Bác cứ ra ngoài đi, chút nữa cháu gọi. Không thì bác ngồi ở cái ghế chờ kia kìa.

– Vâng tôi ra đó ngồi tý cô gọi tôi nhé.

Chẳng ai mảy may quan tâm đến việc người đàn ông già cả đó đang rất sốt ruột. Ông ăn mặc bẩn thỉu quá khiến cô nhân viên chỉ biết nhìn bằng ánh mắt khinh miệt, coi thường. Đã thế rút có 200 ngàn thì lại quá ít nên cô nhân viên mới khinh và bắt ông lão phải chờ mình. Sau khi đuổi được ông lão đó ra chỗ ghế chờ cô mới thở phào nhẹ nhõm làm tiếp công việc của mình. Cứ thế, ông lão loay hoay đợi đến 3 tiếng đồng hồ, lúc này đã vãn người hơn vì trời vào buổi trưa rồi. Nhưng mà cô gái nhân viên nọ vẫn chưa hề gọi ông đến để rút hộ ông tiền.

Đúng lúc đó thì giờ nghỉ trưa đã điểm, ông lão chuẩn bị nước mắt ngắn nước mắt dài vì không rút được tiền thì bất ngờ thay giám đốc đi xuống nhìn thấy ông lão lập tức mừng rỡ rồi cười ôm chặt:

– Ôi bố! Bố đến khi nào?

– Bố đến đây từ lúc 9h sáng rồi con.

– Sao cơ, thật sao? Sao bố không gọi con mà ngồi đây làm gì? giờ đã 12h trưa rồi bố đợi con lâu lắm đúng không?

– Bố đợi rút tiền. Đıệɴ thoại bố hết tiền rồi mà bố vào đây bảo cô kia rút tiền cho bố 200 ngàn mà cô gái kia bận quá nên chưa rút được.

– 200 ngàn khiến bố tôi phải đợi suốt 3 tiếng ở đây rồi sao? Tôi thật thất vọng về nhân viên của mình đó.

– Giám đốc, em, em xin lỗi anh…

– Người cô cần xin lỗi là bố tôi kia kìa chứ không phải tôi đâu.

– Cháu, cháu xin lỗi bác.

– Được rồi, không sao đâu. Chắc tại cô gái kia bận quá thôi.

– Bố con mình đi ăn nhé.

– Bố rút được tiền rồi, con muốn ăn gì bố mua cho.

Hai người vừa rời khỏi vừa trò chuyện. Hóa ra, bố của giám đốc chỉ là một người đàn ông quê mùa đến thế. Nhưng sự ân cần và tận tình của ông dành cho cậu con trai mình thật đáng khiến người ta phải nghẹn ngào. Cô nhân viên nọ sau lần đó cũng quá χấц hổ nên tự động xin nghỉ việc.

Ông lão bẩn thỉu đi vào ngân hàng đòi rút 200 ngàn, thấy ít quá nhân viên khinh bắt ông ngồi chờ suốt 3 tiếng để rồi đến giờ ăn trưa, giám đốc đi xuống nhìn thấy ông thì mừng rỡ nhận bố mình. Trên đời này vẫn còn tồn tại những điều kì lạ như vậy xảy ra.

Đó cũng chính là một bài học lớn dành cho mọi người. Bất cứ lúc nào cũng học tập và đừng bao giờ coi thường vẻ bề ngoài của người khác. Biết đâu đấy nhìn bên ngoài họ chỉ như một kẻ ăn mày nhưng thực chất lại là một đại gia. Thế mới nói ở đời, bất cứ ai cũng cần được tôn trọng. Hãy lịch sự với người khác thì chắc chắn sẽ nhận được sự tôn trọng của họ dành cho mình.

Theo vietkhampha

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA

29-12-1911: Tôn Trung Sơn trở thành tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1-1-1912.

Tôn Trung Sơn (chữ Hán: 孫中山; 12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925[1][2]), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1912, ông nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho tướng Thanh là Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa, nhưng sau đó Viên Thế Khải bội ước, khiến ông phải lưu vong sang Nhật.

Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vợ của ông là Tống Khánh Linh, cũng là một nhân vật cách mạng nổi tiếng



Thực hư vụ "nửa đêm vượt tường bỏ trốn" đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh




Thực hư vụ "nửa đêm vượt tường bỏ trốn" đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh
 


Nhiều tài liệu Trung Quốc dẫn rằng, nửa đêm nọ, Tống Khánh Linh bện ga trải giường ném qua cửa sổ, từ từ leo xuống đất, bắt xe ra bến cảng lên tàu sang Nhật với Tôn Trung Sơn.

Sau khi kết hôn (9/1914), Tống Ái Linh đã giới thiệu cho em gái Tống Khánh Linh đảm nhiệm vị trí công việc của mình, trở thành thư ký tiếng Anh của Tôn Trung Sơn.
Tôn Trung Sơn vốn là bạn thân của Tống Gia Thụ - cha đẻ của Ái Linh, Khánh Linh.
Thực hư vụ nửa đêm vượt tường bỏ trốn đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh - Ảnh 2.

Cùng với sự quen biết trước đó và sự nhiệt tình trong công việc, Khánh Linh nhanh chóng thu hút sự chú ý của Tôn Trung Sơn.
"Nhà của Shōkichi Umeya - đồng chí người Nhật của Tôn Trung Sơn có đặt một chiếc đàn piano. Trong khi Tống Khánh Linh lướt nhẹ những ngón đàn thì Tôn đứng bên cạnh say sưa thưởng thức.
Mỗi lần cô con gái nhỏ của gia đình Umeya chạy tới trêu đùa, ông sẽ ôm lấy đứa trẻ, nhẹ nhàng nhắc bé tập trung lắng nghe", trang Sohu (Trung Quốc) viết về chuyện tình yêu của Tôn-Tống.
Tuy nhiên, cuộc tình này không nhận được nhiều đồng thuận cả từ phía gia đình của Khánh Linh lẫn những cộng sự của Tôn Trung Sơn bởi ông hơn bà 27 tuổi và từng có một đời vợ. Thậm chí, con trai cả của Tôn còn lớn hơn Khánh Linh hai tuổi.
Tức giận trước hành động của con gái, gia đình Khánh Linh quyết định chuyển từ Nhật Bản trở về Thượng Hải sinh sống mặc bà yêu cầu để mình ở lại tiếp tục công tác bên cạnh Tôn.
Thực hư vụ nửa đêm vượt tường bỏ trốn đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh - Ảnh 3.
Thực hư vụ nửa đêm vượt tường bỏ trốn đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh - Ảnh 4.

Sau khi trở về Thượng Hải, Tôn Gia Thụ gấp gáp gọi điện Ái Linh. Sau khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, chị cả họ Tống tức tối không đồng ý để em gái liên quan đến Tôn Trung Sơn
Mấy ngày sau, Ái Linh bất ngờ dẫn về một thanh niên trẻ, ngầm giới thiệu với cha rằng, đây là người tương xứng với Khánh Linh, gia cảnh tốt và có tương lai.
Tống Gia Thụ vui mừng, lập tức mở tiệc, hy vọng Khánh Linh vui vẻ đồng ý đính hôn.
Tuy nhiên, tại buổi tiệc, tiểu thư nhà họ Tống đã quyết định không trang điểm, không xuống lầu cũng không ra cửa nhằm bày tỏ thái độ phản đối chuyện thành thân. Bất ngờ là, gia đình vẫn tuyên bố rằng, Khánh Linh đã đính hôn.
Lo lắng nên Khánh Linh liền ngầm nhờ người giúp việc thân tín đánh một bức điện báo gửi sang Nhật cho Tôn Trung Sơn nhưng một tháng trôi qua, bà vẫn không nhận được hồi đáp từ nhà sáng lập Quốc dân đảng Trung Quốc.
Hóa ra, lúc này Tôn Trung Sơn đang bận đón tiếp gia đình Umeya. Tại đây, ông cũng thổ lộ mong muốn kết hôn với Tống Khánh Linh nên quyết định sẽ làm thủ tục ly hôn người vợ đầu Lư Mộ Trinh để đường hoàng làm lễ cưới với bà.
Trái ngược với dự đoán của Tôn, Lư sau khi nhận được yêu cầu ly hôn bất ngờ lại rất vui vẻ chấp nhận.
Thực hư vụ nửa đêm vượt tường bỏ trốn đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh - Ảnh 5.
 Vừa giải quyết xong việc ly hôn, Tôn Trung Sơn lúc này mới nhận được thư báo từ Tống Khánh Linh, tường thuật việc bị giam lỏng, đính hôn và cần Tôn nghĩ cách giúp đỡ.
Tôn Trung Sơn sốt sắng viết thư gửi cha của Tống Khánh Linh. Sau khi gửi thư ông vẫn không yên tâm nên phái thư ký thân cận Chu Trác Văn đến Thượng Hải trước để đón bà Tống.
Theo Sohu, rất nhiều những bộ phim hoặc tư liệu về sau đề cập đến sự kiện này đều cho rằng, sau khi Tống Khánh Linh nhận được mật thư Chu, nhân nửa đêm nọ, bà đã bện ga trải giường thành đoạn dây dài, quăng qua cửa sổ, từ từ leo xuống đất, sau đó bắt xe ra bến cảng lên tàu sang Nhật với Tôn Trung Sơn.
Thực hư vụ nửa đêm vượt tường bỏ trốn đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh - Ảnh 6.

Tuy nhiên, theo tờ này, những năm cuối đời, Tống Khánh Linh đã tự đính chính thông tin trên.
Theo lời kể của Tống Khánh Linh, sau khi Chu Trác Văn đưa con gái cùng trở về Thượng Hải, ông đã đến nhà họ Tống mời bà làm giáo viên phụ đạo tiếng Anh cho con.
Tôn Trung Sơn khi đó đã chỉ thị cho Chu Trác Văn tìm một nơi làm việc để tránh ngờ vực từ nhà họ Tống nên Chu đã sắp xếp một phòng nhỏ cạnh nhà để làm nơi Khánh Linh dạy kèm cho con gái mình.
Theo lời bà, "ngày bỏ trốn" hôm đó thực ra không có câu chuyện vượt tường như báo chí từng đưa tin.
Khoảng sáu giờ sáng, khi cha mẹ vẫn còn đang nghỉ ngơi, Tống Khánh Linh vẫn "đi làm" như thường lệ. Vừa bước ra khỏi cổng, ngoái đầu nhìn lại, Khánh Linh thấy mẹ đã kéo rèm cửa, dõi theo mình.
Dù lưu luyến nhưng bà vẫn buộc bước chân đi. Chuyến "bỏ trốn" diễn ra rất thuận lợi vì bà không gặp bất cứ trở ngại nào và đến được Nhật Bản an toàn.
Khi người nhà phát hiện Khánh Linh mất tích thì mới vỡ lẽ. Chiều ngày 24/10/1915, Tôn Trung Sơn đưa xe đến đón bà tại nhà ga Tokyo.
Mấy ngày sau, hàng loạt đầu báo tại Trung Quốc đều đăng tải thông tin hôn lễ của Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh.
Đặc biệt, điều này đã khiến Tống Ái Linh vô cùng tức giận khi bà muốn thuyết phục cha cắt đứt quan hệ và đuổi em gái ra khỏi nhà.
Trái ngược với sự tức giận của cô con gái cả, Tống Gia Thụ lại rất bình tĩnh bởi ông hiểu rằng, sự tức giận này chỉ là để bảo vệ gia tộc và càng là lòng đố kỵ của Ái Linh với em gái mà thôi.
Theo Tri Thức Trẻ

MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ - Tùy bút Nguyễn Bàng (Sài Gòn)

Đặng Xuân XuyếnLeave a Comment

http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2018/12/may-cam-nghi-cuoi-nam-ve-trang-van-nghe.html






MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ
TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ
*
(Tác giả Nguyễn Bàng)
Chỉ còn vài ba ngày nữa là năm 2018 sẽ hết và năm mới 2019 sẽ bắt đầu. Vậy là sắp hết một năm tôi thường xuyên đọc Văn Nghệ Quảng Trị, một trang mạng THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Những nhà sáng lập trang web đã chọn hình một hình ảnh đầy ý nghĩa làm trang bìa cho tờ báo. Đó là bức hình thành cổ Quảng Trị khiến vừa nhìn thấy, người đọc đã nhớ ngay ra đây là  một toà thành đã được xây dựng từ đầu thời vua cha Gia Long nhà Nguyễn, rồi tiếp theo là vua con Minh Mạng, ban đầu đắp bằng đất đến năm 1837 thì mới được xây bằng gạch.Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.
Không chỉ thế, bức hình còn nhắc nhớ mọi người: Khu di tích Thành cổ Quảng Trị được xem là nghĩa trang liệt sỹ quốc gia thứ 3 của tỉnh Quảng Trị. Nơi đây, hàng vạn những người con trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống trong trận đánh ác liệt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972. Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 và hiện nay được xem là điểm đến tâm linh hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm viếng tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
Bởi vậy dòng chữ nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Văn Nghệ Quảng Trị là: THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ  là một slogan đã được chắt lọc kỹ càng rất đúng và rất hay.
Năm 2018, Văn Nghệ Quảng Trị cũng đã tròn 10 năm đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhìn vào Thư viện Tác giả và Thể loại, bạn sẽ ngợp mắt trước các con số thống kê dày đặc nhưng rất khoa học. Có đến cả nghìn tên tác giả có mặt ở khắp ba miền đất nước và cả hải ngoại như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc…gửi bài về cho Văn Nghệ Quảng Trị. Cho đến nay, tờ báo đã đăng tải tới trên 7000 bài thơ, trên 500 bài bình thơ, trên 500 truyện ngắn và hàng trăm các bài khác thuộc nhiều thể loại như tản văn, tạp bút, tuỳ bút, hồi ký, phiếm đàn, phiếm luận, phỏng vấn, sưu tầm. Không chỉ thế, Văn Nghệ Quảng Trị còn đưa lên khá nhiều bản nhạc và video clip nghe nhìn rất bổ ích và lý thú. Đúng là một thực đơn phong phú của văn chương nghệ thuật chứng tỏ những người phụ trách biên tập rất có tay nghề làm báo và đã bỏ nhiều công sức để đưa các bài đó lên trang báo bền bỉ suốt 10 năm qua nói chung và năm 2018 nói riêng.
Bạn đọc hẳn sẽ vô cùng khâm phục sức viết dồi dào của nhiều tác giả khi nhìn vào số bài của họ đã đăng trên Văn nghệ Quảng Trị như: Chu Vương Miện (gần 500 bài), Trúc Thanh Tâm (trên 400 bài), Châu Thạch, Huy Uyên (trên 300 bài), Nguyễn Khôi, Đặng Xuân Xuyến, Hoàng Yên Lynh, Trần Mai Ngân (trên 200 bài),… Nhà văn Nguyễn Khắc Phước và Nhà thơ Phú Đoàn (La Thuỵ) mặc dù rất bận với công việc biên tập cho Trang nhà, mỗi người cũng có trên dưới 100 bài viết.
Tuy theo tôn chỉ Thuần tuý văn học nghệ thuật nhưng các bài đã đăng trên Văn Nghệ Quảng Trị cho ta thấy các tác giả không hề coi văn chương là một thú chơi, chạy theo thế giới mộng tưởng, thoát li, chơi vơi trong tháp ngà, chỉ chú trọng tới vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của chữ nghĩa mà tất cả đều đã không làm ngơ trước những sự kiện đang diễn ra quanh mình, thực hiện được chức năng chân chính của ngòi bút là phản ánh cuộc sống, chú tâm tới hiện thực đời sống đang diễn ra với bao lo toan về sự bình yên, thịnh trị và phồn vinh của trăm họ, tôn lên cái cao đẹp của cuộc sống và con người, phê phán những cái xấu cái ác, đặc biệt là cái xấu cái ác của bọn sâu mọt hôm nay trong xã hội để  bảo vệ con người và cuộc sống. Họ viết về họ và những người dân quanh họ sống, làm việc, yêu thương, căm ghét, đau khổ, hy vọng và mơ ước…Trong số cả ngàn cây bút có bài trên Văn nghệ Quảng Trị, có tác giả đã thành danh nhà văn nhà thơ, nhà biên khảo…, cũng có tác giả đang chỉ là người viết. Dù đã hay chưa thành danh nhà này nhà kia, hiển nhiên tất cả họ đều là những người yêu Văn nghệ và yêu Trang Văn nghệ Quảng Trị và cùng chung nhau cái căn “dính vào duyên bút mực” như Nguyễn Bính thuở xưa đã từng nói. Không ai bắt họ viết nhưng trái tim họ đòi hỏi họ phải viết về những cái tốt, cái xấu của con người và xã hội để  hướng con người tới cái chân- thiện- mĩ.
Để khỏi phải tra cứu thư viện hàng ngàn bài, ta chỉ cần đọc các tiêu đề một số bài gần đây sẽ thấy ngay điều đó: Ký hoạ một nông trường, (Lê Thiên Minh Khoa) Ở bệnh viện, Hồi ức năm tháng (Hoàng Yên Lynh), Về lại Tuy Hoà (Huy Uyên), Dòng xoáy cuộc đời, Lần trở lại Củ Chi (Trúc Thanh Tâm), Cảm nhận về  địa danh ở vùng đất Lagi (Bình Thuận) khi đọc tập sưu khảo “La Gi đất xưa…của Phan Chính (La Thuỵ), Chuyện quê, Bạn quan, Quê nghèo (Đặng Xuân Xuyến)…
Nói đến trang Văn Nghệ Quảng Trị mà không nói tới những người đã sáng lập và chăm lo cho trang web thì thật đáng trách. Theo lời nhắn ở đầu trang:
Thư từ, bài vở xin gởi về 1 trong 3 hộp thư sau:
ngkhacphuoc@gmail.com,
phudoan56@gmail.com,
vanngheqt@gmail.com
Tôi nghĩ rằng bác ngkhacphuoc là nhà sáng lập trang web, nhưng đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với bác Phú Đoàn làm hai cây bút biên tập chính cho Văn Nghệ Quảng Trị. Suốt một năm qua tôi và hàng trăm bạn đọc luôn nhận được, khi mỗi ngày, khi hai ba lần mỗi tuần những lời thư rất quen thuộc và chân tình như sau để biết trang web vừa cập nhật bài mới:
THƠ VĂN MỚI ĐĂNG TRÊN VNQT
Phu Đoan
tới …
MỜI XEM:
……………
Qua những email này ta thấy công sức của bác Phú Đoàn cần mẫn chăm lo cho trang Văn nghệ Quảng Trị và ân cần chăm lo cho bạn đọc là rất lớn và rất đáng trân trọng.
Bên cạnh trang Văn nghệ Quảng Trị, bác Phú Đoàn còn mở thêm một trang web cá nhân: BÂNG KHUÂNG (http://phudoanlagi.blogspot.com/)
Trang web này đưa các bài viết hiện lên trên một cái nền toàn gam màu xanh hoặc đen nhạt, khi thì đăng bài mới riêng biệt nhưng hầu hết là đăng lại các bài đã đăng trên Văn Nghệ Quảng Trị mà nội dung đều dẫn người đọc đến những cảm xúc bâng khuâng buồn thương, tiếc nhớ lâng lâng trong lòng dạ. Chẳng hạn như gần đây, đọc xong bài Cây Phiền Muộn” của Trần Mai Ngân, tôi cũng thấy trong lòng mình  “một sự trống vắng... và một nỗi buồn không thôi.” như câu thơ kết. Hay khi đọc và nghe xem clip “Trường học cũ, ơi 10A3” thơ La Thuỵ do chính tác giả diễn ngâm, lòng tôi bỗng dạt dào nỗi bâng khuâng nhớ về những ngôi trường cũ một thuở đã đến với đời mình. Hoặc đọc xong bài ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN của Hoàng Đằng rồi Nguyên Lạc thì đúng là lòng mình bâng khuâng đứng giữa không phải là hai mà đến ba bốn cách hiểu khác nhau, không biết chọn cách nào cho phải?
Nhân đây cũng xin nói, bác Phú Đoàn, một trong hai cây bút biên tập chính trang Văn nghệ Quảng Trị thật là một người đa tài. Đang là nhà thơ La Thuỵ, Phú Đoàn thoắt bỗng biến thành nghệ sĩ La Thuỵ diễn ngâm các khúc ca hoặc các bài thơ với một chất giọng ấm áp và đầy truyền cảm.
Tôi có giới thiệu cho ông bạn hàng xóm biết trang Văn nghệ Quảng Trị. Ông nói ông rất thích đọc nhưng có chút băn khoăn:
- Bài nào cũng có chân dung tác giả. Đó là một việc làm vừa thể hiện sự trân trọng người viết vừa gợi mở cho người đọc hình dung được văn và người một cách tế nhị. Nhưng nếu có thêm được hình ảnh minh hoạ cho bài viết, nhất là các bài thơ và truyện ngắn thì thật là hoàn mỹ. Tôi có cái thú là xem minh hoạ trước (nếu có) rồi mới đọc bài viết. Nhưng tôi biết yêu cầu của tôi là quá cao vì trang web ngồn ngộn bài vở gửi về như thế thì thì giờ đâu cho các nhà biên tập tìm được đủ hình ảnh để minh họa cho từng bài.
Rồi ông bảo tôi:
- Hiện nay, nhiều người đọc đang thực sự chán ngấy với nhiều tờ báo giấy thuộc loại hình Văn nghệ trên cả nước kể cả tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có một lịch sử vẻ vang từ 1948 với cái tên khai sinh Tạp chí Văn nghệ, tập hợp hầu hết văn nghệ sĩ tên tuổi thời tiền chiến và một số mới gia nhập và suốt nhiều chục năm sau được mọi tầng lớp độc giả trên cả nước mua và đọc thì giờ đây do giá báo tăng do bài đăng trên báo kém chất lượng nên ế ẩm đến nỗi Hội Nhà văn phải đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình, khiến Hội nợ nần cả tỷ đồng mỗi năm vì không thanh toán được. Đã thế, Văn Nghệ lại dở chứng đăng một số tác phẩm đã gây bão dư luận trên công luận và mạng xã hội mà điển hình là truyện ngắn  “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa "tình yêu" của một công chúa Đại Việt với một tướng giặc nhà Nguyên là điều không thể chấp nhận được!
Văn thơ trên báo giấy thì như thế. Văn thơ trên mạng bao gồm thơ văn “Blog” và thơ văn “Phây” thì chất lượng chưa cao vì là một đám đông chưa được sàng lọc nên “thượng vàng hạ cám” đều có hết. Đã vậy, nhiều khi người ta cũng hay làm vừa lòng nhau, đưa lên nhiều lời khen để vui lòng nhau trong khi người viết có quyền xoá đi hoặc giữ lại đôi ba cái comment tự lựa chọn dẫn đến trường hợp một số tác giả ngộ thì nhận về văn chương và người đọc thì khó bề khẳng định đâu là hay thật, đâu là dở thật.
Trong bối cảnh ấy, Văn nghệ Quảng Trị với 10 năm đồng hành cùng hàng triệu lượt người đọc thật đáng là một trang văn nghệ đáng đọc!
Tôi cảm ơn ông hàng xóm đã chia sẻ những cảm nhận đó với tôi.
Trước thềm năm mới 2019, đưa lên vài dòng cảm nghĩ chân thật này về trang Văn nghệ Quảng Trị, xin được coi như đây là mấy bông hoa tươi đẹp nhỏ bé tặng trang nhà, tặng những nhà sáng lập, những nhà biên tập một trang văn nghệ đáng đọc, tặng những người yêu Văn nghệ và yêu Quảng Trị đã cùng nhau đọc trang web nhiều năm qua.
Chúc tất cả chúng ta một năm mới đầy hạnh phúc, viết khoẻ viết hay, đọc nhiều, đọc kỹ. 
Mời thư giãn với nhạc phẩm EM CÓ VỀ QUẢNG TRỊ VỚI ANH KHÔNG
của Nguyễn Phú Quang, qua tiếng hát Trần Nhật Thanh:
              
* Sài Gòn 27/ 12/ 2018
NGUYỄN BÀNG                                                
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

  
MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ - Nguyễn Bàng

Thursday, December 27, 2018

http://vannghequangtri.blogspot.com/2018/12/may-cam-nghi-cuoi-nam-ve-trang-van-nghe.html

MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ - Nguyễn Bàng


          
                                     Tác giả Nguyễn Bàng


       MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM VỀ
     TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ

Chỉ còn vài ba ngày nữa là năm 2018 sẽ hết và năm mới 2019 sẽ bắt đầu. Vậy là sắp hết một năm tôi thường xuyên đọc Văn Nghệ Quảng Trị, một trang mạng THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ.
Những nhà sáng lập trang web đã chọn hình một hình ảnh đầy ý nghĩa làm trang bìa cho tờ báo. Đó là bức hình thành cổ Quảng Trị khiến vừa nhìn thấy, người đọc đã nhớ ngay ra đây là  một toà thành đã được xây dựng từ đầu thời vua cha Gia Long nhà Nguyễn, rồi tiếp theo là vua con Minh Mạng, ban đầu đắp bằng đất đến năm 1837 thì mới được xây bằng gạch.Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.
Không chỉ thế, bức hình còn nhắc nhớ mọi người: Khu di tích Thành cổ Quảng Trị được xem là nghĩa trang liệt sỹ quốc gia thứ 3 của tỉnh Quảng Trị. Nơi đây, hàng vạn những người con trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống trong trận đánh ác liệt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972. Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 và hiện nay được xem là điểm đến tâm linh hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm viếng tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
Bởi vậy dòng chữ nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Văn Nghệ Quảng Trị là: THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ  là một slogan đã được chắt lọc kỹ càng rất đúng và rất hay.
Năm 2018, Văn Nghệ Quảng Trị cũng đã tròn 10 năm đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhìn vào Thư viện Tác giả và Thể loại, bạn sẽ ngợp mắt trước các con số thống kê dày đặc nhưng rất khoa học. Có đến cả nghìn tên tác giả có mặt ở khắp ba miền đất nước và cả hải ngoại như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc…gửi bài về cho Văn Nghệ Quảng Trị. Cho đến nay, tờ báo đã đăng tải tới trên 7000 bài thơ, trên 500 bài bình thơ, trên 500 truyện ngắn và hàng trăm các bài khác thuộc nhiều thể loại như tản văn, tạp bút, tuỳ bút, hồi ký, phiếm đàn, phiếm luận, phỏng vấn, sưu tầm. Không chỉ thế, Văn Nghệ Quảng Trị còn đưa lên khá nhiều bản nhạc và video clip nghe nhìn rất bổ ích và lý thú. Đúng là một thực đơn phong phú của văn chương nghệ thuật chứng tỏ những người phụ trách biên tập rất có tay nghề làm báo và đã bỏ nhiều công sức để đưa các bài đó lên trang báo bền bỉ suốt 10 năm qua nói chung và năm 2018 nói riêng.
Bạn đọc hẳn sẽ vô cùng khâm phục sức viết dồi dào của nhiều tác giả khi nhìn vào số bài của họ đã đăng trên Văn nghệ Quảng Trị như: Chu Vương Miện (gần 500 bài), Trúc Thanh Tâm (trên 400 bài), Châu Thạch, Huy Uyên (trên 300 bài), Nguyễn Khôi, Đặng Xuân Xuyến, Hoàng Yên Lynh, Trần Mai Ngân (trên 200 bài),…Nhà văn Nguyễn Khắc Phước và Nhà thơ Phú Đoàn (La Thuỵ) mặc dù rất bận với công việc biên tập cho Trang nhà, mỗi người cũng có trên dưới 100 bài viết.
Tuy theo tôn chỉ Thuần tuý văn học nghệ thuật nhưng các bài đã đăng trên Văn Nghệ Quảng Trị cho ta thấy các tác giả không hề coi văn chương là một thú chơi, chạy theo thế giới mộng tưởng, thoát li, chơi vơi trong tháp ngà, chỉ chú trọng tới vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của chữ nghĩa mà tất cả đều đã không làm ngơ trước những sự kiện đang diễn ra quanh mình, thực hiện được chức năng chân chính của ngòi bút là phản ánh cuộc sống, chú tâm tới hiện thực đời sống đang diễn ra với bao lo toan về sự bình yên, thịnh trị và phồn vinh của trăm họ, tôn lên cái cao đẹp của cuộc sống và con người, phê phán những cái xấu cái ác, đặc biệt là cái xấu cái ác của bọn sâu mọt hôm nay trong xã hội để  bảo vệ con người và cuộc sống. Họ viết về họ và những người dân quanh họ sống, làm việc, yêu thương, căm ghét, đau khổ, hy vọng và mơ ước…Trong số cả ngàn cây bút có bài trên Văn nghệ Quảng Trị, có tác giả đã thành danh nhà văn nhà thơ, nhà biên khảo…, cũng có tác giả đang chỉ là người viết. Dù đã hay chưa thành danh nhà này nhà kia, hiển nhiên tất cả họ đều là những người yêu Văn nghệ và yêu Trang Văn nghệ Quảng Trị và cùng chung nhau cái căn “dính vào duyên bút mực” như Nguyễn Bính thuở xưa đã từng nói. Không ai bắt họ viết nhưng trái tim họ đòi hỏi họ phải viết về những cái tốt, cái xấu của con người và xã hội để  hướng con người tới cái chân- thiện- mĩ.
Để khỏi phải tra cứu thư viện hàng ngàn bài, ta chỉ cần đọc các tiêu đề một số bài gần đây sẽ thấy ngay điều đó:Ký hoạ một nông trường,(Lê Thiên Minh Khoa) Ở bệnh viện, Hồi ức năm tháng (Hoàng Yên Lynh), Về lại Tuy Hoà (Huy Uyên), Dòng xoáy cuộc đời, Lần trở lại Củ Chi (Trúc Thanh Tâm), Cảm nhận về  địa danh ở vùng đất Lagi (Bình Thuận) khi đọc tập sưu khảo “La Gi đất xưa…của Phan Chính (La Thuỵ), Chuyện quê, Bạn quan, Quê nghèo (Đặng Xuân Xuyến)…
Nói đến trang Văn Nghệ Quảng Trị mà không nói tới những người đã sáng lập và chăm lo cho trang web thì thật đáng trách. Theo lời nhắn ở đầu trang:
Thư từ, bài vở xin gởi về 1 trong 3 hộp thư sau:

ngkhacphuoc@gmail.com,
phudoan56@gmail.com,
vanngheqt@gmail.com

Tôi nghĩ rằng bác ngkhacphuoc là nhà sáng lập trang web, nhưng đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với bác Phú Đoàn làm hai cây bút biên tập chính cho Văn Nghệ Quảng Trị. Suốt một năm qua tôi và hàng trăm bạn đọc luôn nhận được, khi mỗi ngày, khi hai ba lần mỗi tuần những lời thư rất quen thuộc và chân tình như sau để biết trang web vừa cập nhật bài mới:

THƠ VĂN MỚI ĐĂNG TRÊN VNQT
Phu Đoan
tới …
MỜI XEM:
……………
Qua những email này ta thấy công sức của bác Phú Đoàn cần mẫn chăm lo cho trang Văn nghệ Quảng Trị và ân cần chăm lo cho bạn đọc là rất lớn và rất đáng trân trọng.
Bên cạnh trang Văn nghệ Quảng Trị, bác Phú Đoàn còn mở thêm một trang web cá nhân: BÂNG KHUÂNG
(http://phudoanlagi.blogspot.com/)
Trang web này đưa các bài viết hiện lên trên một cái nền toàn gam màu xanh hoặc đen nhạt, khi thì đăng bài mới riêng biệt nhưng hầu hết là đăng lại các bài đã đăng trên Văn Nghệ Quảng Trị mà nội dung đều dẫn người đọc đến những cảm xúc bâng khuâng buồn thương, tiếc nhớ lâng lâng trong lòng dạ. Chẳng hạn như gần đây, đọc xong bài“Cây Phiền Muộn” của Trần Mai Ngân, tôi cũng thấy trong lòng mình  “một sự trống vắng... và một nỗi buồn không thôi.” như câu thơ kết. Hay khi đọc và nghe xem clip “Trường học cũ, ơi 10A3” thơ La Thuỵ do chính tác giả diễn ngâm, lòng tôi bỗng dạt dào nỗi bâng khuâng nhớ về những ngôi trường cũ một thuở đã đến với đời mình. Hoặc đọc xong bài ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN của Hoàng Đằng rồi Nguyên Lạc thì đúng là lòng mình bâng khuâng đứng giữa không phải là hai mà đến ba bốn cách hiểu khác nhau, không biết chọn cách nào cho phải?
Nhân đây cũng xin nói, bác Phú Đoàn, một trong hai cây bút biên tập chính trang Văn nghệ Quảng Trị thật là một người đa tài. Đang là nhà thơ La Thuỵ Phú Đoàn thoắt bỗng biến thành nghệ sĩ La Thuỵ diễn ngâm các khúc ca hoặc các bài thơ với một chất giọng ấm áp và đầy truyền cảm.
Tôi có giới thiệu cho ông bạn hàng xóm biết trang Văn nghệ Quảng Trị. Ông nói ông rất thích đọc nhưng có chút băn khoăn:
- Bài nào cũng có chân dung tác giả. Đó là một việc làm vừa thể hiện sự trân trọng người viết vừa gợi mở cho người đọc hình dung được văn và người một cách tế nhị. Nhưng nếu có thêm được hình ảnh minh hoạ cho bài viết, nhất là các bài thơ và truyện ngắn thì thật là hoàn mỹ. Tôi có cái thú là xem minh hoạ trước (nếu có) rồi mới đọc bài viết. Nhưng tôi biết yêu cầu của tôi là quá cao vì trang web ngồn ngộn bài vở gửi về như thế thì thì giờ đâu cho các nhà biên tập tìm được đủ hình ảnh để minh họa cho từng bài.
Rồi ông bảo tôi:
- Hiện nay, nhiều người đọc đang thực sự chán ngấy với nhiều tờ báo giấy thuộc loại hình Văn nghệ trên cả nước kể cả tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có một lịch sử vẻ vang từ 1948 với cái tên khai sinh Tạp chí Văn nghệ, tập hợp hầu hết văn nghệ sĩ tên tuổi thời tiền chiến và một số mới gia nhập và suốt nhiều chục năm sau được mọi tầng lớp độc giả trên cả nước mua và đọc thì giờ đây do giá báo tăng do bài đăng trên báo kém chất lượng nên ế ẩm đến nỗi Hội Nhà văn phải đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình, khiến Hội nợ nần cả tỷ đồng mỗi năm vì không thanh toán được. Đã thế, Văn Nghệ lại dở chứng đăng một số tác phẩm đã gây bão dư luận trên công luận và mạng xã hội mà điển hình là truyện ngắn  “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa "tình yêu" của một công chúa Đại Việt với một tướng giặc nhà Nguyên là điều không thể chấp nhận được!
Văn thơ trên báo giấy thì như thế. Văn thơ trên mạng bao gồm thơ văn “Blog” và thơ văn “Phây” thì chất lượng chưa cao vì là một đám đông chưa được sàng lọc nên “thượng vàng hạ cám” đều có hết. Đã vậy, nhiều khi người ta cũng hay làm vừa lòng nhau, đưa lên nhiều lời khen để vui lòng nhau trong khi người viết có quyền xoá đi hoặc giữ lại đôi ba cái comment tự lựa chọn dẫn đến trường hợp một số tác giả ngộ thì nhận về văn chương và người đọc thì khó bề khẳng định đâu là hay thật, đâu là dở thật.
Trong bối cảnh ấy, Văn nghệ Quảng Trị với 10 năm đồng hành cùng hàng triệu lượt người đọc thật đáng là một trang văn nghệ đáng đọc!
Tôi cảm ơn ông hàng xóm đã chia sẻ những cảm nhận đó với tôi.
Trước thềm năm mới 2019, đưa lên vài dòng cảm nghĩ chân thật này về trang Văn nghệ Quảng Trị, xin được coi như đây là mấy bông hoa tươi đẹp nhỏ bé tặng trang nhà, tặng những nhà sáng lập, những nhà biên tập một trang văn nghệ đáng đọc, tặng những người yêu Văn nghệ và yêu Quảng Trị đã cùng nhau đọc trang web nhiều năm qua.
Chúc tất cả chúng ta một năm mới đầy hạnh phúc, viết khoẻ viết hay, đọc nhiều, đọc kỹ.

                                                   Sài Gòn 27/ 12/ 2018
                                                      NGUYỄN BÀNG


Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018


  
MẤY CẢM NGHĨ CUỐI NĂM

 VỀ TRANG VĂN NGHỆ QUẢNG TRỊ

Kết quả hình ảnh cho văn nghệ quảng trị

Chỉ còn  vài ba ngày nữa là năm 2018 sẽ hết và năm mới 2019 sẽ bắt đầu. Vậy là sắp hết một năm tôi thường xuyên đọc Văn Nghệ Quảng Trị, một trang mạng THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ. 
Những nhà sáng lập trang web đã chọn hình một hình ảnh đầy ý nghĩa làm trang bìa cho tờ báo. Đó là bức hình thành cổ Quảng Trị khiến vừa nhìn thấy, người đọc đã nhớ ngay ra đây là  một toà thành đã được xây dựng từ đầu thời vua cha Gia Long nhà Nguyễn, rồi tiếp theo là vua con Minh Mạng, ban đầu đắp bằng đất đến năm 1837 thì mới được xây bằng gạch.Trong lịch sử thời phong kiến, thành Quảng Trị là là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là tiền đồn quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc.

Không chỉ thế, bức hình còn nhắc nhớ mọi người: Khu di tích Thành cổ Quảng Trị được xem là nghĩa trang liệt sỹ quốc gia thứ 3 của tỉnh Quảng Trị. Nơi đây, hàng vạn những người con trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống trong trận đánh ác liệt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972. Được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013 và hiện nay được xem là điểm đến tâm linh hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm viếng tri ân các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.

Bởi vậy dòng chữ nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Văn Nghệ Quảng Trị là: THUẦN TÚY VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI QUẢNG TRỊ VÀ NGƯỜI YÊU MẾN QUẢNG TRỊ  là một slogan đã được chắt lọc kỹ càng rất đúng và rất hay.

Năm 2018, Văn Nghệ Quảng Trị cũng đã tròn 10 năm đến với bạn đọc trong và ngoài nước.
Nhìn vào Thư viện Tác giả và Thể loại, bạn sẽ ngợp mắt trước các con số thống kê dày đặc nhưng rất khoa học. Có đến cả nghìn tên tác giả có mặt ở khắp ba miền đất nước và cả hải ngoại như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc…gửi bài về cho Văn Nghệ Quang Trị. Cho đến nay, tờ báo đã đăng tải tới trên 7000 bài thơ, trên 500 bài bình thơ, trên 500 truyện ngắn và hàng trăm các bài khác thuộc nhiều thể loại như tản văn, tạp bút, tuỳ bút, hồi ký, phiếm đàn, phiếm luận, phỏng vấn, sưu tầm. Không chỉ thế, Văn nghệ Quảng Trị còn đưa lên khá nhiều bản nhạc và video clip nghe nhìn rất bổ ích và lý thú. Đúng là một thực đơn phong phú của văn chương nghệ thuật chứng tỏ những người phụ trách biên tập rất có tay nghề làm báo và đã bỏ nhiều công sức để đưa các bài đó lên trang báo bền bỉ suốt 10 năm qua nói chung và năm 2018 nói riêng.

Bạn đọc hẳn sẽ vô cùng khâm phục sức viết dồi dào của nhiều tác giả khi nhìn vào số bài của họ đã đăng trên Văn nghệ Quảng Trị như: Chu Vương Miện (gần 500 bài), Trúc Thanh Tâm (trên 400 bài), Châu Thạch, Huy Uyên (trên 300 bài), Nguyễn Khôi, Đặng Xuân Xuyến, Hoàng Yên Lynh, Trần Mai Ngân (trên 200 bài),…Nhà thơ PhuĐoan (La Thuỵ) mặc dù rất bận với công việc biên tập cho Trang nhà cũng có trên 100 bài viết.

Tuy theo tôn chỉ Thuần tuý văn học nghệ thuật nhưng các bài đã đăng trên Văn Nghệ Quảng Trị cho ta thấy các tác giả không hề coi văn chương là một thú chơi, chạy theo thế giới mộng tưởng, thoát li, chơi vơi trong tháp ngà, chỉ chú trọng tới vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của chữ nghĩa mà tất cả đều đã không làm ngơ trước những sự kiện đang diễn ra quanh mình, thực hiện được chức năng chân chính của ngòi bút là phản ánh cuộc sống, chú tâm tới hiện thực đời sống đang diễn ra với bao lo toan về sự bình yên, thịnh trị và phồn vinh của trăm họ, tôn lên cái cao đẹp của cuộc sống và con người, phê phán những cái xấu cái ác, đặc biệt là cái xấu cái ác của bọn sâu mọt hôm nay trong xã hội để  bảo vệ con người và cuộc sống. Họ viết về họ và những người dân quanh họ sống, làm việc, yêu thương, căm ghét, đau khổ, hy vọng và mơ ước…Trong số cả ngàn cây bút có bài trên Văn nghệ Quảng Trị, có tác giả đã thành danh nhà văn nhà thơ, nhà biên khảo…, cũng có tác giả đang chỉ là người viết. Dù đã hay chưa thành danh nhà này nhà kia, hiển nhiên tất cả họ đều là những người yêu Văn nghệ và yêu Trang Văn nghệ Quảng Trị và cùng chung nhau cái căn “ dính vào duyên bút mực” như Nguyễn Bính thuở xưa đã từng nói. Không ai bắt họ viết nhưng trái tim họ đòi hỏi họ phải viết về những cái tốt, cái xấu của con người và xã hội để  hướng con người tới cái chân- thiện- mĩ.

Để khỏi phải tra cứu thư viện hàng ngàn bài, ta chỉ cần đọc các tiêu đề một số bài gần đây sẽ thấy ngay điều đó: Ký hoạ một nông trường,(Lê Thiên Minh Khoa) Ở bệnh viện, Hồi ức năm tháng (Hoàng Yên Lynh), Về lại Tuy Hoà (Huy Uyên), Dòng xoáy cuộc đời, Lần trở lại Củ Chi (Trúc Thanh Tâm), Cảm nhận về  địa danh ở vùng đất Lagi (Bình Thuận) khi đọc tập sưu khảo “La Gi đất xưa…của Phan Chính (La Thuỵ), Chuyện quê, Bạn quan, Quê nghèo (Đặng xuân xuyến)…

Nói đến trang Văn Nghệ Quảng Trị mà không nói tới những người đã sáng lập và chăm lo cho trang web thì thật đáng trách. Theo lời nhắn ở đầu trang:

Thư từ, bài vở xin gởi về 1 trong 3 hộp thư sau:
ngkhacphuoc@gmail.com,
phudoan56@gmail.com,
vanngheqt@gmail.com

Tôi nghĩ rằng hai bác ngkhacphuoc và phudoan56 là hai trong những nhà sáng lập trang web đồng thời cũng là hai biên tập chính cho Văn Nghệ Quảng Trị. Nhưng suốt một năm qua tôi và hàng trăm bạn đọc luôn nhận được, khi mỗi ngày, khi hai ba lần mỗi tuần những lời thư rất quen thuộc và chân tình như sau để biết trang web vừa cập nhật bài mới:

THƠ VĂN MỚI ĐĂNG TRÊN VNQT
Phu Đoan
tới …
MỜI XEM:
……………
Qua những email này ta thấy công sức của bác Phu Đoan cần mẫn chăm lo cho trang Văn nghệ Quảng Trị và ân cần chăm lo cho bạn đọc là rất lớn và rất đáng trân trọng.
Bên cạnh trang Văn nghệ Quảng Trị, bác Phu Đoan còn mở thêm một trang web cá nhân:

BÂNG KHUÂNG (http://phudoanlagi.blogspot.com/)

Trang web này đưa các bài viết hiện lên trên một cái nền toàn gam màu xanh hoặc đen nhạt, khi thì đăng bài mới riêng biệt nhưng hầu hết là đăng lại các bài đã dăng trên Văn Nghệ Quảng Trị mà nội dung đều dẫn người đọc đến những cảm xúc bâng khuâng buồn thương, tiếc nhớ lâng lâng trong lòng dạ. Chẳng hạn như gần đây, đọc xong bài “Cây Phiền Muộn” của Trần Mai Ngân, tôi cũng thấy trong lòng mình  “một sự trống vắng... và một nỗi buồn không thôi.” như câu thơ kết . Hay khi đọc và nghe nhìn clip “Trường học cũ, ơi 10A3” thơ La Thuỵ do chính tác giả diễn ngâm, lòng tôi bỗng dạt dào nỗi bâng khuâng nhớ về những ngôi trường cũ một thuở đã đến với đời minh. Hoặc đọc xong bài ĐỂ HIỂU NGHĨA CÂU NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN của Hoàng Đằng rồi Nguyên Lạc thì đúng là lòng mình bâng khuâng đứng giữa không phải là hai mà đến ba bốn cách hiểu khác nhau, không biết chọn cách nào cho phải?


Nhân đây cũng xin nói, bác Phu Đoan, cây bút biên tập chính trang Văn nghệ Quảng Trị là một người đa tài. Đang là nhà thơ La Thuỵ Phu Đoan thoắt bỗng biến thành nghệ sĩ La Thuỵ diễn ngâm các khúc ca hoặc các bài thơ với một chất giọng ấm áp và đầy truyền cảm.

Tôi có giới thiệu cho ông bạn hàng xóm biết trang Văn nghệ Quảng Trị. Ông nói ông rất thích đọc nhưng có chút băn khoăn:
- Bài nào cũng có chân dung tác giả. Đó là một việc làm vừa thể hiện sự trân trọng người viết vừa gợi mở cho người đọc hình dung được văn và người một cách tế nhị. Nhưng nếu có thêm được hình ảnh minh hoạ cho bài viết, nhất là các bài thơ và truyện ngắn thì thật là hoàn mỹ. Tôi có cái thú là xem minh hoạ trước (nếu có) rồi mới đọc bài viết. Nhưng tôi biết yêu cầu của tôi là quá cao vì trang web ngồn ngộn bài vở gửi về như thế thì thì giờ đâu cho các nhà biên tập tìm được đủ hình ảnh để minh họa cho từng bài.

Rồi ông bảo tôi:
- Hiện nay, nhiều người đọc đang thực sự chán ngấy với nhiều tờ báo giấy thuộc loại hình Văn nghệ trên cả nước kể cả tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có một lịch sử vẻ vang từ 1948 với cái tên khai sinh Tạp chí Văn nghệ, tập hợp hầu hết văn nghệ sĩ tên tuổi thời tiền chiến và một số mới gia nhập và suốt nhiều chục năm sau được mọi tầng lớp độc giả trên cả nước mua và đọc thì giờ đây do giá báo tăng do bài đăng trên báo kém chất lượng nên ế ẩm đến nỗi Hội Nhà văn phải đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình, khiến Hội nợ nần cả tỷ đồng mỗi năm vì không thanh toán được. Đã thế, Văn nghệ lạ dở chứng đăng một số tác phẩm đã gây bão dư luận trên công luận và mạng xã hội mà điển hình là truyện ngắn  “Bắt đầu và kết thúc” của Trần Quỳnh Nga ca ngợi một kẻ bán nước, và thi vị hóa "tình yêu" của một công chúa Đại Việt với một tướng giặc nhà Nguyên là điều không thể chấp nhận được!
Văn thơ trên báo giấy thì như thế. Văn thơ trên mạng bao gồm thơ văn “Blog” và thơ văn “Phây” thì chất lượng chưa cao vì là một đám đông chưa được sàng lọc nên “thượng vàng hạ cám” đều có hết. Đã vậy, nhiều khi người ta cũng hay làm vừa lòng nhau, đưa lên nhiều lời khen để vui lòng nhau trong khi người viết có quyền xoá đi hoặc giữ lại đôi ba cái comment tự lựa chọn dẫn đến trường hợp một số tác giả ngộ thì nhận về văn chương và người đọc thì khó bề khẳng định đâu là hay thật, đâu là dở thật.

Trong bối cảnh ấy, Văn nghệ Quảng Trị với 10 năm đồng hành cùng hàng triệu lượt người đọc thật đáng là một trang văn nghệ đáng đọc!

Tôi cảm ơn ông hàng xóm đã chia sẻ những cảm nhận đó với tôi.

Trước thềm năm mới 2019, đưa lên vài dòng cảm nghĩ chân thật này về trang Văn nghệ Quảng Trị, xin được coi như đây là mấy bông hoa tươi đẹp nhỏ bé tặng trang nhà, tặng những nhà sáng lập, những nhà biên tập một trang văn nghệ đáng đọc, tặng những người yêu Văn nghệ và yêu Quảng Trị đã cùng nhau đọc trang web nhiều năm qua.

Chúc tất cả chúng ta một năm mới đầy hạnh phúc, viết khoẻ viết hay, đọc nhiều, đọc kỹ.

Sài Gòn 27/ 12/ 2018
NGUYỄN BÀNG
                                                                                    



           








  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...