NGÀY NÀY NĂM XƯA
29-12-1911: Tôn Trung Sơn trở thành tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1-1-1912.
Tôn Trung Sơn (chữ Hán: 孫中山; 12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925[1][2]), nguyên danh là Tôn Văn (孫文), tự Tải Chi (載之), hiệu Nhật Tân (日新), Dật Tiên (逸仙) là nhà cách mạng Trung Quốc, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1912, ông nhậm chức Đại Tổng thống Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho tướng Thanh là Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa, nhưng sau đó Viên Thế Khải bội ước, khiến ông phải lưu vong sang Nhật.
Ông được tôn xưng là Quốc phụ tại Trung Hoa Dân Quốc và được coi là người tiên phong của cách mạng (Cách mạng tiên hành giả) tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vợ của ông là Tống Khánh Linh, cũng là một nhân vật cách mạng nổi tiếng
Thực hư vụ "nửa đêm vượt tường bỏ trốn" đến với mối tình hơn 27 tuổi của Tống Khánh Linh
Nhiều tài liệu Trung Quốc dẫn rằng, nửa đêm nọ, Tống Khánh Linh bện ga trải giường ném qua cửa sổ, từ từ leo xuống đất, bắt xe ra bến cảng lên tàu sang Nhật với Tôn Trung Sơn.
Sau khi kết hôn (9/1914), Tống Ái Linh đã giới thiệu cho em gái Tống Khánh Linh đảm nhiệm vị trí công việc của mình, trở thành thư ký tiếng Anh của Tôn Trung Sơn.
Tôn Trung Sơn vốn là bạn thân của Tống Gia Thụ - cha đẻ của Ái Linh, Khánh Linh.
Cùng với sự quen biết trước đó và sự nhiệt tình trong công việc, Khánh Linh nhanh chóng thu hút sự chú ý của Tôn Trung Sơn.
"Nhà của Shōkichi Umeya - đồng chí người Nhật của Tôn Trung Sơn có đặt một chiếc đàn piano. Trong khi Tống Khánh Linh lướt nhẹ những ngón đàn thì Tôn đứng bên cạnh say sưa thưởng thức.
Mỗi lần cô con gái nhỏ của gia đình Umeya chạy tới trêu đùa, ông sẽ ôm lấy đứa trẻ, nhẹ nhàng nhắc bé tập trung lắng nghe", trang Sohu (Trung Quốc) viết về chuyện tình yêu của Tôn-Tống.
Tuy nhiên, cuộc tình này không nhận được nhiều đồng thuận cả từ phía gia đình của Khánh Linh lẫn những cộng sự của Tôn Trung Sơn bởi ông hơn bà 27 tuổi và từng có một đời vợ. Thậm chí, con trai cả của Tôn còn lớn hơn Khánh Linh hai tuổi.
Tức giận trước hành động của con gái, gia đình Khánh Linh quyết định chuyển từ Nhật Bản trở về Thượng Hải sinh sống mặc bà yêu cầu để mình ở lại tiếp tục công tác bên cạnh Tôn.
Sau khi trở về Thượng Hải, Tôn Gia Thụ gấp gáp gọi điện Ái Linh. Sau khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, chị cả họ Tống tức tối không đồng ý để em gái liên quan đến Tôn Trung Sơn
Mấy ngày sau, Ái Linh bất ngờ dẫn về một thanh niên trẻ, ngầm giới thiệu với cha rằng, đây là người tương xứng với Khánh Linh, gia cảnh tốt và có tương lai.
Tống Gia Thụ vui mừng, lập tức mở tiệc, hy vọng Khánh Linh vui vẻ đồng ý đính hôn.
Tuy nhiên, tại buổi tiệc, tiểu thư nhà họ Tống đã quyết định không trang điểm, không xuống lầu cũng không ra cửa nhằm bày tỏ thái độ phản đối chuyện thành thân. Bất ngờ là, gia đình vẫn tuyên bố rằng, Khánh Linh đã đính hôn.
Lo lắng nên Khánh Linh liền ngầm nhờ người giúp việc thân tín đánh một bức điện báo gửi sang Nhật cho Tôn Trung Sơn nhưng một tháng trôi qua, bà vẫn không nhận được hồi đáp từ nhà sáng lập Quốc dân đảng Trung Quốc.
Hóa ra, lúc này Tôn Trung Sơn đang bận đón tiếp gia đình Umeya. Tại đây, ông cũng thổ lộ mong muốn kết hôn với Tống Khánh Linh nên quyết định sẽ làm thủ tục ly hôn người vợ đầu Lư Mộ Trinh để đường hoàng làm lễ cưới với bà.
Trái ngược với dự đoán của Tôn, Lư sau khi nhận được yêu cầu ly hôn bất ngờ lại rất vui vẻ chấp nhận.
Vừa giải quyết xong việc ly hôn, Tôn Trung Sơn lúc này mới nhận được thư báo từ Tống Khánh Linh, tường thuật việc bị giam lỏng, đính hôn và cần Tôn nghĩ cách giúp đỡ.
Tôn Trung Sơn sốt sắng viết thư gửi cha của Tống Khánh Linh. Sau khi gửi thư ông vẫn không yên tâm nên phái thư ký thân cận Chu Trác Văn đến Thượng Hải trước để đón bà Tống.
Theo Sohu, rất nhiều những bộ phim hoặc tư liệu về sau đề cập đến sự kiện này đều cho rằng, sau khi Tống Khánh Linh nhận được mật thư Chu, nhân nửa đêm nọ, bà đã bện ga trải giường thành đoạn dây dài, quăng qua cửa sổ, từ từ leo xuống đất, sau đó bắt xe ra bến cảng lên tàu sang Nhật với Tôn Trung Sơn.
Tuy nhiên, theo tờ này, những năm cuối đời, Tống Khánh Linh đã tự đính chính thông tin trên.
Theo lời kể của Tống Khánh Linh, sau khi Chu Trác Văn đưa con gái cùng trở về Thượng Hải, ông đã đến nhà họ Tống mời bà làm giáo viên phụ đạo tiếng Anh cho con.
Tôn Trung Sơn khi đó đã chỉ thị cho Chu Trác Văn tìm một nơi làm việc để tránh ngờ vực từ nhà họ Tống nên Chu đã sắp xếp một phòng nhỏ cạnh nhà để làm nơi Khánh Linh dạy kèm cho con gái mình.
Theo lời bà, "ngày bỏ trốn" hôm đó thực ra không có câu chuyện vượt tường như báo chí từng đưa tin.
Khoảng sáu giờ sáng, khi cha mẹ vẫn còn đang nghỉ ngơi, Tống Khánh Linh vẫn "đi làm" như thường lệ. Vừa bước ra khỏi cổng, ngoái đầu nhìn lại, Khánh Linh thấy mẹ đã kéo rèm cửa, dõi theo mình.
Dù lưu luyến nhưng bà vẫn buộc bước chân đi. Chuyến "bỏ trốn" diễn ra rất thuận lợi vì bà không gặp bất cứ trở ngại nào và đến được Nhật Bản an toàn.
Khi người nhà phát hiện Khánh Linh mất tích thì mới vỡ lẽ. Chiều ngày 24/10/1915, Tôn Trung Sơn đưa xe đến đón bà tại nhà ga Tokyo.
Mấy ngày sau, hàng loạt đầu báo tại Trung Quốc đều đăng tải thông tin hôn lễ của Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh.
Đặc biệt, điều này đã khiến Tống Ái Linh vô cùng tức giận khi bà muốn thuyết phục cha cắt đứt quan hệ và đuổi em gái ra khỏi nhà.
Trái ngược với sự tức giận của cô con gái cả, Tống Gia Thụ lại rất bình tĩnh bởi ông hiểu rằng, sự tức giận này chỉ là để bảo vệ gia tộc và càng là lòng đố kỵ của Ái Linh với em gái mà thôi.
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét