Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA:

19-12-1896: Ngày sinh nhà soạn kịch Vũ Đình Long. Ông quê ở tỉnh Hà Tây, qua đời nǎm 1960 tại Hà Nội.

Chân dung nhà viết kịch Vũ Đình Long


Vũ Đình Long là nhà viết kịch nổi tiếng Việt Nam. Ông là một trong những nhà hoạt động nghệ thuật văn hóa độc đáo và có nhiều ảnh hưởng nhất của nước ta trong thế kỷ XX. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm kích ấn tượng và tác phẩm "Chén thuốc độc" của ông được coi là tác phẩm khai phá của nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam.

Tên tuổi của ông thường gắn liền với nhà xuất bản Tân Dân và các tờ báo Tiểu thuyết Thứ bẩy, Phổ thông bán nguyệt san, Hữu ích. Ông cũng là người đỡ đầu tài năng và tâm huyết cho rất nhiều tác phẩm văn chương mà ngày nay đã trở thành kinh điển và niềm tự hào của nền văn học dân tộc.

Tác phẩm "Chén thuốc độc" của ông bao gồm 3 hồi đã đăng trên tạp chí Hữu Thanh số 4,5 vào tháng 9 năm 1921, được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam. Tác phẩm đã tạo ra một tiếng vang lớn bởi hình thức mới mẻ, nó phản ánh sự xung đột giữa dục vọng và lương tri, giữa tệ nạn xã hội và hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó cũng phê phán cách sống ăn chơi sa đọa của lớp người thành thị trung lưu, không chịu tu chí làm ăn rồi cũng đến lúc phá gia bại sản.

Vở kịch nổi tiếng được công chiếu 20 tháng 10 tại Nhà hát lớn Hà Nội, vở kịch đã thu hút được đông đảo khán giả và gây được tiếng vang lớn trong nền sân khấu kịch Việt Nam lúc bấy giờ.

Ngoài tác phẩm "Chén thuốc độc", Vũ Đình Long còn cho ra đời những tác phẩm kịch nổi tiếng khác mà đến tận khi ông mất có những tác phẩm vẫn chưa được công diễn:
Tây Sương tân kịch (1922),
Tòa án lương tâm (1923),
Đàn bà mới (1943)
Tổ quốc trên hết (kịch phóng tác, 1953)
Quốc âm độc bản (giáo khoa, 1932)
Thế giới trẻ em (giáo khoa, 1927)
Tuyển tập kịch Vũ Đình Long (Nhà xuất bản. Hội nhà văn, 2009)

Bức họa chân dung nhà viết kịch Vũ Đình Long


Từ thuở nhỏ, Vũ Đình Long được định hướng theo nghiệp làm thuốc nhưng với niềm đam mê văn hóa nghệ thuật, con đường sư nghiệp của ông đã phát triển theo hướng hoàn toàn khác.

Ông làm nhiều nghề từ dạy học cho đến chủ hiệu sách. Tiệm sách của ông khi mới mở chỉ là một tiệm sách nhỏ nhưng sau đó mở rộng thêm xưởng in và xuất bản sách.

Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc, khi hòa bình lặp lại ông ở lại miền Bắc, trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I.

Theo Người Nổi tiếng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...