Thế giới này luôn trong cuộc chiến giữa thiện và ác. Con người đã ở trong cuộc đấu tranh này kể từ thủa khai thời.

Hàm dưỡng đạo đức để phân biệt giữa thật và giả được coi là một nửa trận chiến; con người có thể học hỏi thông qua kinh nghiệm và tự thân lựa chọn một cách có lý trí. Theo bản năng, như một đứa trẻ sợ bóng tối, nhân loại nhận ra mối đe dọa của cái ác đang chực chờ. Vì thế giới đầy rẫy cạm bẫy và cám dỗ, cuộc sống chỉ đơn thuần dựa vào gặp điều tốt đẹp một cách tình cờ là chưa đủ. Sống một đời nhân đức đòi hỏi cần có cả sự khoan dung và kiên định.  

Câu chuyện về A-đam và Ê-va được kể, in và vẽ trong Kinh Thánh trong nhiều thiên niên kỷ là minh chứng cho cuộc đấu tranh vĩ đại của con người. Mặc dù đàn ông và phụ nữ hiện đại có thể bị thế giới hiện đại làm cho thay đổi quan điểm và cho rằng họ đã văn minh hơn tổ tiên của chính họ, nhưng những điều cơ bản thì không thay đổi: chúng ta sinh ra, sống, rồi chết; và hơn hết, chúng ta đều có thể coi đó là những lựa chọn. Nhìn lại, lịch sử đã luôn chứng minh có tính đúng sai trong lựa chọn, hành động và tư tưởng của con người. 

Câu chuyện về A-đam và Ê-va mang lại nhiều cơ hội để suy ngẫm. Ai lại không quặn lòng trước sự lựa chọn tai hại của người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên — ăn một vài miếng táo mà phải từ bỏ việc được phép ở lại Vườn Địa Đàng, với tất cả trái cây ngon lành và thiên đường trên trái đất? Những gì ma quỷ xúi giục chẳng đáng.

Nó bắt đầu với một kịch bản quỷ quyệt nhất. Trong một khoảnh khắc nhạy cảm, ác quỷ đã thực sự tạo ra được khoái cảm thoả mãn và ham muốn bất tuân của con người. Con rắn đã không tạo ra trái cây trong Vườn, và ngay từ đầu nó đã không thể đem đến điều tốt đẹp hơn cho những gì không phải là của nó. Nó chỉ có thể kích động sự thù hận, một lời dối trá ngọt ngào và đầy cám dỗ. Cho đến ngày nay, quá nhiều người trong chúng ta tin vào những lời nói dối. Câu chuyện về A-đam và Ê-va gây được tiếng vang lớn bởi vì tất cả chúng ta đều dễ bị mê hoặc mà cho rằng ma quỷ có thể đem đến thứ gì đó xa hoa hơn. Tuy nhiên, nó không phải là tác giả của sự sáng tạo, nó đã không tạo ra cuộc sống, và nó không thể làm cho bất cứ điều gì trở nên tốt hơn. Cái ác chỉ có thể bắt chước, bóp méo và tiêu diệt. Trong suốt lịch sử của loài người; dù nó đến từ đâu đi nữa, ác quỷ luôn lặp lại một vở kịch cũ.

Quỷ Sa-tăng đã được biết đến và hiện diện khắp trên thế giới và trong các bức tranh, chừng nào con người vẫn còn tồn tại. Trong các tác phẩm thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo, nó được miêu tả với hình dáng khá giống con người, thường là một ông già. Khi mô tả quỷ Sa-tăng là hình người, các nghệ sĩ thường bao gồm đôi cánh như một biểu tượng cho bản chất tâm linh ma quỷ. Trong suốt lịch sử, con người đã hiểu ma quỷ là loài nằm chầu chực, và thông qua những cám dỗ hoặc tư tưởng biến thái để thao túng con người. Con người dường như cũng hiểu rằng cái ác không phải lúc nào nhìn bề ngoài cũng đáng sợ; nó cũng có sự hấp dẫn nhất định. Trong phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” của Tolkien, Frodo Baggins nói, “Tôi nghĩ một cận thần của kẻ ác sẽ trông dễ thương hơn nhưng cũng xấu xa hơn”.

Nhiều thế kỷ trước khi Tolkien viết những dòng đó, bức tranh của Titian, “Sự suy đồi của con người,” được vẽ vào khoảng năm 1550, đã cho thấy một cái nhìn hấp dẫn của ma quỷ. Sinh vật trông khá đẹp mắt, giống như một chú bé dễ thương. Đôi má phúng phính và một lọn tóc xoăn mềm mại chỉ che đi những chiếc sừng nhỏ. Cậu bé đó đã dán chặt mắt vào A-đam ngay khi anh ta đưa cho Ê-va một trái cây. Người nghệ sĩ đã khéo léo đặt một cái cây ở giữa như một sự phân chia giữa cặp vợ chồng đầu tiên, và chỉ phía sau cái cây – gần như được ngụy trang thành một nhánh cây – là phần đuôi của con rắn lộ ra chỗ mà lẽ ra là phần thân dưới của cậu bé dễ thương. Được sử dụng như một biểu tượng cho sự ranh mãnh và gian dối, một con cáo nằm dưới chân của Ê-va.

Bức tranh “Sự suy đồi của con người” (The Fall of Man), vẽ năm 1550 bởi Titian. (Phạm vi công cộng)

Cái ác có thể rất tinh vi. Vì lý do đó, việc tính tế quan sát một tác phẩm nghệ thuật dần dần sẽ tiết lộ bản chất thực sự của ma quỷ, cũng như nó chỉ được tiết lộ cho A-đam và Ê-va trong sự nhận thức muộn màng. Lịch sử nghệ thuật lưu lại bằng hình ảnh về con người và cuộc chiến tinh thần giữa cái thiện và cái ác. Một số tác phẩm hấp dẫn tương tự như trong bức hoạ của  Vasily Surikov, “Sự kiên định của Chúa”, một bức vẽ bằng than và phấn được tạo ra vào năm 1872, ánh sáng và bóng tối có độ tương phản cao so với sự mềm mại của cảnh vườn của Titian. Ma quỷ ẩn mình trong sự hung hãn đối với Đấng Christ, nhưng Ngài quay lưng lại, kiên quyết chống lại sự cám dỗ.

“Sự kiên định của Chúa” (Temptation of Christ), 1872, bởi Vasily Surikov. (Phạm vi công cộng)

Những cảnh về sự kiên định của Đấng Christ tạo nên một sự so sánh mạnh mẽ giữa Chúa Giê-su và con người nguyên thủy, A-đam. Trong khi A-đam đang tận hưởng thiên đường và phó mặc cho ma quỷ khi bản thân được thoả mãn, thì Chúa Giê-su vừa phải chịu đựng 40 ngày nhịn ăn và khước từ ma quỷ mặc dù đói và kiệt sức. Tại sao Chúa Giê-su ở trong sa mạc 40 ngày? Đó là bài học là quan trọng. Lựa chọn điều tốt đòi hỏi phải thực hành. Chúa Giê-su Christ đã chứng tỏ rằng để có sức mạnh chịu đựng thập tự giá, người ta phải có lực nhẫn nại phi thường, hy sinh chính mình và rốt ráo tận trừ ma quỷ.

Nghệ thuật tôn giáo cung cấp những triết lý bằng hình ảnh rất phong phú. Các cảnh trong các đoạn phúc âm liên quan đến sự kiên định của Đấng Christ rất nhiều và khác nhau. Được tạo ra vào đầu những năm 1300, bức hoạ tuyệt vời “Sự kiên định của Chúa trên núi” của Duccio mang đến một bài học rõ ràng hơn. Tỷ lệ lớn hình ảnh của Đấng Christ và ma quỷ mô tả kích thước tâm linh so với những thứ nhỏ hơn trên thế giới. Ma quỷ là một nhân vật trông độc ác luôn bị ruồng bỏ; thậm chí Đấng Christ còn từ chối các vương quốc mỹ lệ trên thế giới.

“Sự kiên định của Chúa trên núi” (The Temptation of Christ on the Mountain), 1308-1311, bởi Duccio di Buoninsegna. (Phạm vi công cộng)

Hoạ sĩ người Flemish ở thế kỷ 16, Simon Bening đã miêu tả những cảnh tương tự, nhưng tính cách nhân vật nhẹ nhàng hơn. Một trong số đó, ma quỷ tiếp cận Chúa Giê-su bằng những chiếc bánh (do đá biến thành). Sa-tăng xuất hiện như một ông già bình thường, bản chất thực sự của hắn được thể hiện chủ yếu qua sự xuất hiện của đôi tai nhọn và bàn chân có móng vuốt như chim. Ác quỷ trong sa mạc của Bening làm tôi nhớ đến cây anh đào trong vườn của Titian. Một người già và một người trẻ tuổi, bề ngoài mỗi người đều trông khá lành tính và đem đến những điều vẻ vô thưởng vô phạt. Tuy nhiên, lựa chọn trong tầm tay thực sự là lựa chọn giữa thiện và ác. A-đam và Ê-va bị thuyết phục không vâng lời Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã nhận ra bản chất của sự cám dỗ và từ chối, dựa trên thiên lý. 

“Sự cám dỗ đối với Chúa Giê-su” (The Temptation of Christ), thế kỷ 16, bởi Simon Bening. (Phạm vi công cộng)

Theo kinh nghiệm thông thường, sự lựa chọn giữa thiện và ác hiếm khi được một con quỷ đưa ra. Thường thì nó có thể là những điều rất mê hoặc. Có những dụ dỗ khá mê luyến khiến người ta nhụt chí hoặc tin theo. Tại sao không lên tiếng cho sự thật khi mà bạn có thể làm cho thế giới hoà bình hơn và tránh được bức hại? Theo lời nhân vật Frodo của Tolkien, “Có thể đó là một sự thông thái nhưng cũng là một cảm ngộ tự đáy lòng.”

Chúa Giê-su Christ sẽ biến nước thành rượu theo yêu cầu của mẹ mình, nhưng kiên định khước từ bánh làm từ đá để dập tắt cơn đói của chính mình và làm nao núng ham muốn xấu xa của ma quỷ. Nhân cách được hình thành thông qua các lựa chọn hàng ngày, thường là nhỏ nhặt và đơn giản nhưng lại có vai trò định hình con người mà họ trở thành.  

Những người đàn ông và phụ nữ đã thay đổi rất ít so với người đàn ông và phụ nữ ban đầu được miêu tả trong Vườn Địa đàng. Chúng ta có nhiều thứ hơn, và chúng ta cần chúng, bởi vì gánh nặng cuộc sống của chúng ta đã nhiều lên. Tuy nhiên, dù con người hiện đại với đầy cám dỗ có thể coi mình phát triển vượt hơn những người thời xưa hoặc cho rằng những điều họ đang đối mặt là to lớn và phức tạp nhất mọi thời đại, thì điều cốt lõi của thiện và ác là hoàn toàn không thay đổi. Kiêu ngạo vẫn là kiêu ngạo, dối trá vẫn là dối trá, và trí huệ vẫn là trí huệ.

Sẽ chỉ mất vài giờ theo dõi tin tức truyền hình, đài phát thanh hoặc Internet để người ta nhận ra chúng ta đang ở trong cùng một cuộc đấu tranh cũ. Cái ác xâm nhập vào với những hình thức quỷ quyệt và luôn gian dối. Chúng ta vẫn phải lựa chọn sự thật.

Theo The Epoch Times
Văn Sơn biên dịch