Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

MỘT CHUYỆN KỂ QUÁ HÓM 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt


28 Tháng 10 lúc 09:58

CHUYỆN TỪ CHỐI VÀO ĐẢNG
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống

Nhân nhà văn Nguyên Ngọc và GS Mạc Văn Trang (2 người tôi quen) vừa tự ra khỏi đảng; tôi đăng lại mẩu chuyện mình đã chối từ vào đảng thế nào. Nghĩ lại ngày ấy sao dại thế không biết. Bây giờ thấy tiếc, vì ngày ấy nếu chịu phấn đấu một chút thì nay đã có cái để hưởng ứng bác Ngọc và bác Trang rồi. Tiếc thật! Chuyện là thế này:

Cách đây gần 25 năm, khi mới về công tác tại một Viện khoa học, tóc tôi dày và rậm lắm; như một khu rừng. Một hôm ông bí thư chi bộ, cũng là một GS khả kính gặp tôi và nói: “Này, cậu có muốn vào Đảng không?”. Ban đầu tôi hơi bất ngờ nên hỏi lại: “Bác nói thế nghĩa là thế nào?”. Ông cười và bảo: “À mình thấy cậu có năng lực, hỏi thế để mình còn giới thiệu với chi bộ”. Ngập ngừng một lúc, ông tiếp: “Nhưng điều đầu tiên là cậu phải cắt tóc ngắn đi, để thế không được”. Tôi thấy buồn cười, nhưng không dám, đành nói: “Tóc em rối nhưng đầu em nghĩ rất rành mạch đấy. Em sợ cắt gọn đi, lại chẳng nghĩ được gì sáng sủa”. Nghe thế hình như ông hiểu và từ đó không thấy đặt lại vấn đề nữa.


Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng

Bẵng đi một thời gian, lại một ông bí thư chi bộ mới gặp tôi và nêu vấn đề. Ông này còn trẻ, xấp xỉ tuổi tôi nên nói năng có vẻ bỗ bã: “Này vào Đảng đi, ông có năng lực chuyên môn, bây giờ cần tý chính trị nữa để có cơ hội phát triển…Nhưng chỗ bạn bè nói thật nhé, ông nghĩ gì thì tuỳ nhưng ăn nói phải khéo hơn một chút, đừng thẳng thừng quá, nhất là với cấp trên”. Tôi lại thấy buồn cười, nhưng vì ông này ít tuổi nên không ngại gì, bèn bảo: “Lâu nay tôi nghĩ thế nào, nói và làm thế ấy quen mất rồi. Bây giờ theo ông nếu vào Đảng thì phải nghĩ một đường, nói một nẻo và làm lại một cách khác à? Như thế thì tôi không theo ông được rồi”. Không hiểu ông ta có giận không. Nhưng sau đó có người bảo, ông ấy nói thế thôi, kết nạp những người như tôi, ông ấy sợ lắm.

Lại mấy năm trôi qua, một hôm GS. Viện trưởng gặp tôi. Ông này thì hơn tôi đến mười mấy tuổi, là bí thư đảng ủy chứ không phải bí thư chi bộ. Ông bảo: “Cậu nên vào Đảng đi”. Tôi rơi vào một tình thế khó xử. Ông ấy là đảng viên nhưng đứng đắn và có trình độ. Từ chối thẳng thừng thì như là xúc phạm ông ấy mà nhận lời thì không đúng lòng mình; tôi đành vừa cười, vừa nói: “Anh ạ! ở đâu cũng thế, Đảng lãnh đạo quần chúng đúng không?”.“Tất nhiên rồi”, ông ấy đáp. Tôi bảo:“Thế có ai tốt các anh kết nạp hết vào Đảng thì quần chúng còn lại toàn những người kém cỏi à? Hóa ra Đảng lại lãnh đạo một mớ Lý Thông à? Thôi anh để em làm 1 quần chúng tốt để thỉnh thoảng còn lấy ví dụ ”. Không biết ông ấy nghĩ gì, nhưng thấy nở một nụ cười và không nói câu nào.

“Quá tam ba bận”, chắc họ ngán tôi quá nên sau đó chẳng để ý gì nữa. Về phần mình, tôi cứ nghĩ chẳng lẽ quần chúng lại toàn là Lý Thông? Và nếu đúng thế thì sao các vị lãnh đạo lúc nào cũng nói: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng?


Vừa rồi bạn tôi lại nói: “kẻ nào láng cháng cứ kết nạp đảng cho nó trắng mắt ra” là thế nào nhỉ? Bối rối quá!

27-10- 2018
Đ.N.T

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA:


29-10-1915: Ngày sinh nhà văn Trần Hữu Trí, bút danh Nam Cao

ảnh 1

Các tác phẩm chính của ông: Đôi lứa xứng đôi, (tức truyện Chí Phèo) 1941; Sống mòn; Truyện biên giới; Đôi mắt; Truyện ngắn Nam Cao

Nhà văn Nam Cao qua chuyện kể của Vũ Bằng

Phát hiện văn tài Nam Cao một cách tình cờ

Vũ Bằng thuật lại: “Ngay lúc Tiểu thuyết thứ bảy ra khổ lớn, Nam Cao đã có viết mấy truyện gửi về báo, nhưng tòa soạn cũ không đăng, tôi quả quyết không phải là vì vấn đề dìm nhau, đố kỵ nhau, nhưng có nhiều phần chắc chắn là vì vấn đề lười nhác hay không có sự trùng hợp ý kiến giữa người viết truyện và người lựa truyện. Sở dĩ nói như vậy là vì lúc đó Tiểu thuyết thứ bảy “ăn” về độc giả bình dân, đối tượng là đàn bà con gái, thích đọc truyện ướt át, lâm ly một chút, ly kỳ một chút. Chứ những truyện “Tây” quá - nghĩa là khô khan, không có thương nhớ, không “khóc được” - thì không “ăn tiền”". 

Bỗng tình cờ Vũ Bằng được giao làm Thư ký tòa soạn khi Ngọc Giao (chủ bút Tiểu thuyết thứ bảy) có ý định muốn đi Nam để kinh doanh với một người bạn nhập cảng sắt cũ. Rồi một buổi chiều xấu trời, không đi chơi tếu được, Vũ Bằng rút một vài bài ra xem thì trong số đó có một truyện của Nam Cao. Chỉ đọc độ nửa trang đầu, ông đã cảm thấy một truyện “đăng được”, và khi đọc xong thì ông bị Nam Cao cám dỗ. Ngay buổi tối hôm đó, Vũ Bằng hì hụi giở hết cả chồng bài cũ ra kiểm thì thấy Nam Cao còn có 2 truyện nữa. Ông đọc luôn một hơi và ngay sáng hôm sau, sửa qua vài chữ, vẽ ma két, đặt truyện của Nam Cao lên trang nhất, kèm một cái sa-pô giới thiệu một văn tài mới...”.  

Đó là câu chuyện Vũ Bằng đã tìm thấy “Đôi lứa xứng đôi”, hay “Cái lò gạch cũ” mà sau này đổi thành truyện “Chí Phèo”.


ảnh 2


 Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao

Và hình ảnh đầu đời của một văn tài kiệt xuất

Sau khi đăng được mươi truyện của Nam Cao ở trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy rồi, Vũ Bằng mới biết Nam Cao bằng da bằng thịt. “Anh đi thẳng vào nhà tôi ấp úng tự giới thiệu. Vũ Bằng đã kể về cái cảm giác đầu tiên gặp Nam Cao: “Là một người hiền lành, chân thật và nhũn nhặn...” và “...Lúc đó, Nam Cao độ 23 - 24 tuổi, nhưng nếu bảo là anh 35 - 36 tuổi cũng có thể được vì anh có vẻ già trước tuổi, không ngây thơ, bụ bẫm như Tô Hoài, tuy anh và Tô Hoài là hai bạn thân và cùng một lứa tuổi với nhau...  

Anh có vẻ tính toán từng cử động, thỉnh thoảng lại đưa tay lên vuốt lại mấy cái tóc xõa xuống mang tai. Tội nghiệp, đừng có ai tưởng anh để tóc kiểu hippy, tóc anh dài quá chỉ là vì anh lười cắt, mà nguyên nhân lười là vì không… có tiền. Mùa rét chỉ có trần một bộ màu đen sọc đỏ lợt, giầy không há mõm nhưng lúc nào cũng đầy bùn. Có lẽ tại vì từ nhà anh lên Hà Nội phải đi qua nhiều quãng đường đê lầy lội.  

Ngày một ngày hai, quen biết với Nam Cao hơn, tôi biết anh là một nhà văn nghèo túng còn hơn cả Vũ Trọng Phụng... Nghèo, nhưng nhà văn Nam Cao luôn trọng nhân cách. Trong suốt cả một thời kỳ đi lại thân mật với nhau, anh không cho tôi biết anh có mấy con cả thảy, nhưng anh đã nói như thế này: “Nhà thì nghèo chật, nền nhà thì là đất nện, mưa thì dơ, nắng thì bụi, mà một lũ con oánh nhau chí chóe cả ngày... Không cố viết mà kiếm tiền nuôi chúng thì làm thế nào được hở anh?”.

Bắt đầu viết Tiểu thuyết thứ bảy, Nam Cao được 15 đồng một tháng, sau đó hình như tăng lên được 20 hay 25 đồng. Nam Cao cho như thế là tạm đủ, không thấy phàn nàn bao giờ về tiền nong. Hỏi ra thì trước khi viết báo như thế, tất cả sự sinh sống của gia đình anh dựa trên một giàn trầu. Cứ đến phiên chợ thì bà anh lại hái trầu đem bán. Nhưng bán trầu mà nuôi sống được cả nhà ư? Tôi băn khoăn tự hỏi như thế nhiều lần, nhưng không tài nào biết được Nam Cao đã làm cách nào để sống, dù là sống khổ ở một cái làng hẻo lánh nhất, nghèo khổ nhất tại một miền quê xa xôi nhất thành Nam. Nam Cao không hề cho ai biết sự thật đó...’’.

Vũ Bằng viết về bút pháp nghệ thuật Nam Cao: “...Đặc điểm của Nam Cao theo tôi là ở sự giản dị chân phương. Cũng như người anh, văn anh không cầu kỳ, nhưng “đánh phát nào trúng phát ấy”, đi sâu vào tâm hồn người ta...”. 

Một quan niệm hầu như đã quán xuyến toàn bộ đời văn của Nam Cao. Những chuyện buồn tủi, trớ trêu của cuộc đời giáo Thứ (Sống mòn), Điền (Giăng sáng), Hộ (Đời thừa) đều được chắt ra từ   chính cuộc đời của nhà văn. Còn những Thị Nở, Bá Kiến, Binh Chức, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Trạch Văn Đoành... đều là nguyên mẫu từ cái làng Đại Hoàng khốn khó bên dòng Châu Giang, là quê hương nhà văn. 

Tôn vinh một văn tài qua đôi mắt Vũ Bằng

Là người có công phát hiện văn tài Nam Cao, rồi đến khi Nam Cao nổi tiếng, ông một lòng ngưỡng mộ, khao khát được như bạn mình: “Riêng tôi, được biết thêm Nam Cao, tôi rất lấy làm hãnh diện. Mỗi khi có bài của anh gửi về, tôi chưa đọc mà đã tin chắc là hay. Quả nhiên như thế, văn Nam Cao mỗi ngày viết một chắc chắn và sâu sắc hơn lên. Chừng một năm sau, thú thực là tôi đã buồn se sắt một thời gian vì biết rằng Nam Cao còn tiến, và vẫn tiến, chắc chắn tôi không thể nào theo kịp... Thực tình như thế, bởi vì tôi thấy Nam Cao nổi lên dữ quá, văn anh hay quá, nhiều khi đọc xong một truyện của anh, tôi lấy làm “quái lạ” sao người ta lại có thể lẩm cẩm và tài tình như thế? Sao lại có thể chọn lựa những hình ảnh, những danh từ “mả’’ thế? Sao lại có thể tạo nên một truyện giản dị mà lạ lùng đến thế?... Riêng về Nam Cao, theo sự hiểu biết thiển cận của tôi thì quả tôi chưa thấy có một nhà văn nào “dớ dẩn mà ăn người” như thế...”.

Thương tiếc bạn hy sinh trong kháng chiến, Vũ Bằng viết “...Chỉ đau có một điều là những nhà văn cỡ Nam Cao chết đi giữa lúc chiến tranh sôi động thật là một thiệt thòi rất lớn cho riêng phe văn nghệ… Vâng! Nam Cao lỗi lạc như vậy, nhưng cuộc đời khốn khó cùng cực. Chỉ những người dấn thân cho sự nghiệp mới vượt lên hoàn cảnh để sống đẹp, để cống hiến tài năng cho đời. Nam Cao là một người như vậy”.


Chi Pheo - tu ‘quy du lang Vu Dai’ toi ke thuc tinh muon mang hinh anh 3




Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018


NGÀY NÀY NĂM XƯA:

28-10-1886: Khánh thành tượng Nữ thần tự do,
 đặt ở cảng Niu Oóc. 




Bức tượng cao 46 mét, đặt trên một cái bệ cũng cao 46 mét, nặng 225 tấn. Tượng mang hình một phụ nữ, tay phải giơ cao một bó đuốc, tay trái ôm một tấm thẻ ghi Ngày 4 tháng 7 năm 1776, ngày tuyên bố độc lập của Hoa Kỳ.

Lai lịch của bức tượng Nữ thần Tự do

Mùa hè năm 1865, tại một bữa tiệc ở Paris, một nhóm trí thức Pháp nâng cốc chúc mừng tương lai của Hoa Kỳ. Họ hoạt động trong Phong trào khôi phục nền Cộng hoà ở nước Pháp. Thắng lợi của nền dân chủ ở Mỹ đã cho họ ngọn đuốc soi đường đầy hứa hẹn. Edouard René Lefèbre de Laboulaye, chủ nhân bữa tiệc, một trí thức tiếng tăm nêu ý kiến tặng một tượng đài hùng vĩ cho nền Độc lập Hoa Kỳ. Ý tưởng đó đã chiếm lĩnh trí óc của nhà điêu khắc trẻ Frédéric Auguste Bartholdi có mặt hôm ấy.
Bartholdi trước đây đã được giao nhiệm vụ làm một tượng đài ở kênh đào Suez (Ai Cập). Ông đã phác thảo một số mô hình, tượng một phụ nữ Ai Cập dương cao ngọn đuốc. Phương án này không được chấp nhận nhưng đã gợi ý cho ông về bức tượng theo đề xuất của Laboulaye.

Năm 1871, ông lên tàu sang Hoa Kỳ, đi khảo sát rất nhiêu nơi và cuối cùng quyết định chọn hòn đảo nhỏ Bedloe ở cửa biển New York làm nơi đặt tượng. Hòn đảo này nằm ở một vị trí truyệt đẹp, đối diện với 2 khu đông dân cư nhất của New York là Brooklyn và Manhattan. Mọi tàu bè đi vào thành phố phải đi qua trước mặt nó.

Ở Mỹ về, Bartholdi lao vào sáng tác. Kinh nghiệm từ những phác thảo trước đây và bức tranh “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” của họa sĩ Eugène Delacroix đã giúp ông xây dựng bức tượng “để đời” tặng nhân dân Mỹ.
Tượng là một người phụ nữ mang y phục của phụ nữ Hy Lạp hoặc La Mã thời cổ đại, tay phải giơ cao ngọn đuốc, biểu tượng của ngọn lửa Prômêtê mang đến cho loài người, tượng trưng cho Tự do, tay trái cầm một tấm bảng ghi dòng số La Mã 4/7/1776 là ngày độc lập của Mỹ . Trên trán nữ thần là một vòng nguyệt quế có 7 tia sáng toả ra tượng trưng cho 7 châu: Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi, Bắc cực và Nam Cực. Dưới chân tượng, có một đoạn xiềng xích bị phá vỡ, tượng trưng cho việc xoá bỏ chế độ nô lệ và nạn độc tài trên thế giới.
Người ta bảo rằng nét mặt thanh tú và cương nghị của Nữ thần Tự do được dựa trên chân dung của chính thân mẫu của Bartholdi, người đã khích lệ nhà điêu khắc đi vào nghệ thuật. Còn tư thế và cánh tay giơ cao ngọn đuốc là của cô thiếu nữ xinh đẹp Jeanne de Pusieux đã kiên nhẫn đứng làm mẫu cho ông sáng tác. Tình yêu nảy sinh, cô đã trở thành vợ của ông.

Năm 1875, ở Pháp, Hội Pháp-Mỹ được thành lập để quyên góp tiền xây dựng bức tượng. Việc này chẳng dễ dàng thực hiện vì nước Pháp thời đó chìm đắm trong chế độ phong kiến hà khắc của Napolêon III. Nhưng cuối cùng, sau 19 năm lao động vất vả, vượt qua mọi thiếu thốn về vốn liếng, vật liệu, nhân công… bức tượng đã được đúc xong tại Paris năm 1884.

Vài nét về quá trình đúc và dựng tượng

Sau khi hình mẫu đã được thông qua, Bartholdi chỉ huy việc đúc tượng tại xưởng Gaget, Gauthier & Company . Ông áp dụng kỹ thuật rập nổi các lá đồng dày từ 2,5 đến 3mm thaycho kỹ thuật đúc đồng thông thường. Kết cấu tượng được giao cho kỹ sư Gustave Eiffel (lúc này, tuy chưa làm Tháp Eiffel nhưng ông đã nổi tiếng với những cây cầu thép lớn). Tượng cao 45,30 m, thời đó là một độ cao khủng khiếp. Cấu trúc chịu lực là một trụ trung tâm gồm 4 cột sắt giằng chặt vào nhau. Trụ này cao 29m, neo chặt vào bệ tượng. Trên đỉnh có một trụ thứ hai cao 12,2m để giữ cánh tay cầm đuốc. Một hệ khung nữa tách ra khỏi trụ trung tâm để gắn các tấm đồng đúc rời của tượng, có độ linh hoạt cao, cho phép các tấm đồng co giãn theo nhiệt độ và làm tượng chuyển động cùng với gió. Cả khối tượng có thể đu đưa 10 cm, ngọn đuốc có thể dao động 13cm.

Tượng đúc ở Pháp, còn phần bệ tại Hoa Kỳ được giao cho kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế từ năm 1881. Song người Mỹ không tin vào sự thành công của công trình táo bạo này, cho rằng chỉ là một dự án vu vơ của “một anh chàng Pháp mơ mộng” nên mãi 3 năm sau bản thiết kế mới được duyệt và do vậy thi công chậm so với tiến độ của phía Pháp. Bệ tượng cao 26,7cm, màu vàng lấp lánh đặt tại giữa pháo đài Fort Wood trên đảo Bedloe.

Bức tượng đúc xong, sau một thời gian triển lãm tại quê nhà, ngày 19/6/1885, chiếc tàu thuỷ Isere của Pháp chở bức tượng tháo rời, đựng trong 214 thùng gỗ đến đảo Bedloe. Tháng 5/1886, tượng được dựng lên bệ. Các công nhân đã sử dụng 300.000 chiếc đinh tán để ghép nối 80.640 tấm đồng vào khung mà không dùng dàn giáo, họ thường làm việc bằng cách treo lơ lửng trên không bằng dây thừng.


Ngày 23/10/1886, tấm đông cuối cùng được ghép xong. Nữ thần Tự do mặt hướng ra biển cả bao la giữa bầu trời lồng lộng.

Ngày 28/10/1886, chính thức bàn giao bức tượng nhân dân Pháp tặng nhân dân Mỹ trong một buổi lễ hết sức trọng thể trong niềm sung sướng và tự hào của hai dân tộc. Cả thành phố đổ ra đường và kéo đến cảng để chứng kiến lễ khánh thành. Một hạm đội lớn, mang màu sắc của ngày hội diễu hành trên biển. Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Grover cắt băng khai mạc.




Từ ngày đó, Mỹ có một “báu vật truyền quốc” mang ý nghĩa lịch sử. Lúc ấy, nước Mỹ giàu có và còn hoang sơ đang tiếp nhận một cuộc nhập cư từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Vị Nữ thần tượng trưng cho đất nước non trẻ này, đứng nơi cửa vào, giơ cao ngọn đuốc soi sáng lối vào vùng đất tự do, với tấm lòng bao dung rộng mở, sẵn sàng tiếp đón những con người khốn khổ, những tâm hồn mệt mỏi vì một vết thương lòng nào đó, những người dắt díu nhau từ bỏ quê hương để đi tìm cuộc sống mới.

Ngọn đuốc của nữ thần sáng bằng 2.500 lần ánh trăng rằm. Chưa có bức tượng nào trên thế giới lớn hơn tượng Nữ thần Tự do. Chưa địa điểm nào trên Trái đất đón nhận dân tứ xứ kéo đến đông như New York, đúng như lời thơ của thi hào Emma Lazurus khắc dưới chân tượng “Cứ đến đây đi, những người mệt mỏi, nghèo khó…”.
Bài thơ gợi lên hình ảnh những con người tha hương lũ lượt kéo sang đây hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, biến New York thành thành phố lớn nhất thế giới của hàng trăm sắc dân.

Tượng Nữ thần Tự do trở thành một địa điểm tham quan hàng đầu thế giới thu hút mỗi năm 2 triệu du khách đến tham quan.

Chân tượng đài trước đây là một pháo đài đứng canh bờ biển thì nay là một bảo tàng lịch sử về sự ra đời của tượng đài. Hệ thống thang máy và mấy trăm bậc thang dẫn các du khách lên tận đỉnh đầu của tượng. Chỉ riêng khoảng không gian bên trong của đầu tượng cùng lúc có thể chứa 400 người. Từ đây, nhìn hết tầm mắt, có thể thấy biển khơi mênh mông, tàu bè qua lại cũng như thành phố New York với những tòa nhà chọc trời hùng vĩ. Chỉ tiếc là không còn toà Tháp đôi ngất ngưởng, đã bị bọn khủng bố đánh đổ sập 10 năm về trước.

Ngoài việc thu hút được hàng triệu người nhập cư đến đảo Ellis Island lân cận, bức tượng còn có một chức năng thực tiễn hơn là làm ngọn hải đăng, dẫn đường cho các tàu vào vịnh. Vì thế lúc đầu bức tượng được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Hải đăng Mỹ, rồi sau đó, dưới sự quản lý của Công viên quốc gia.

XUÂN SÁCH VẼ
 CHÂN DUNG NGUYÊN NGỌC



Mấy lần ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay cái MẠCH NƯỚC NGẦM
Cuốn trôi ĐẤT QUẢNG với RỪNG XÀ NU
*
Nhà thơ Xuân Sách vẽ chân dung nhà văn Nguyên Ngọc bằng...thơ. (Chữ in là các tác phẩm của Nguyên Ngọc). Xuân Sách viết cách mấy chục năm rồi mà sao thấy rất ứng nghiệm.
Một nhà văn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ đã tuyên bố rời khỏi Đảng.

Bản thân ông có thể trở thành nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết chủ đề bi kịch của thời đại.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

RỪNG XÀ NU

Kết quả hình ảnh cho rừng xà nu


Trong sổ nghỉ hưu của mình ghi nhận 41 năm 7 tháng công tác. Vậy là mình có trên 40 năm làm nghề GODAUTRE. Trong hơn 40 năm ấy thì trên 30 năm mình dạy lớp cuối cấp 2, hồi đầu là lớp 7, sau là lớp 9. Chương trình Ngữ Văn ở lớp này có bài trích giảng RỪNG XÀ NU. Phải nói là khi giảng dạy bài này, mình rất có hứng thú và thấy học sinh năm nào, các em cũng thích học bài văn này. Cả thầy và trò đều không thể lướt qua, “cưỡi ngựa xem hoa” mà say sưa nghiền ngẫm từng chi tiết, hình ảnh, câu văn.

Rừng xà nu là một truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành (bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc), được viết năm 1965. Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu và những "anh hùng dân tộc" ở làng Xô Man trong thời chiến tranh Việt Nam, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1979.

Tuy thầy hứng thủ giảng dạy và trò say mê tiếp thu nhưng thật lòng cả thầy và trò đều không biết cây xà nu nó ra sao mà sách cũng không có ghi chú giải thích nên cứ đọc văn mà tưởng tượng ra thôi. Nay nhờ có internet mới biết:
Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thực chất là cây thông ba lá, xà nu cũng như tên làng Xô Man trong tác phẩm đều là tên gọi do tác giả hư cấu ra. Nguyên mẫu ngoài đời thực của làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu là một ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Dùi. Nhựa cây thông ba lá được người Giẻ Triêng dùng để đốt thắp sáng vào ban đêm. Trong tiếng Giẻ Triêng cây thông ba lá được gọi là loong rúh. 
Người dân của làng Xốp Dùi xưa đã thay đổi chỗ ở nhiều lần, hiện nay họ định cư tại làng Xốp Nghét, xã Xốp, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.
  
Những tiết học  trích giảng Rừng xà nu ấy để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong thầy và trò là hình ảnh cây xà nu mở đầu câu chuyện:

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.

Hôm nay, nghe tin đại tá nhà văn quân đội Nguyên Ngọc ra tuyên bố từ bỏ ĐCSVN

Trong tuyên bố, Nguyên Ngọc nêu rõ lý do từ bỏ đảng: sự kiện Ủy ban Kiểm tra TW đảng đòi kỷ luật PGS-TSKH Chu Hảo - một trí thức lớn, tâm huyết khai dân trí, một người bạn - đồng chí - đồng hành lâu năm của anh, là giọt nước tràn ly cho ý định ấp ủ từ mấy thập niên qua, khi càng ngày càng nhận rõ chân tướng phản bội lý tưởng ban đầu, ngày càng phản dân hại nước của những người đang quyết định và lèo lái ĐCSVN, giam hãm đất nước, bỏ tù nhân dân. Tuyên bố công khai bỏ đảng, Nguyên Ngọc muốn bày tỏ thái độ sát cánh cùng Chu Hảo, hiên ngang đương đầu với cuộc "tuyên chiến với giới trí thức" (lời PGS-TS Hoàng Dũng) của ĐCSVN.



Vô cùng cảm phục nhà văn Nguyên Ngọc ở tuổi 86, với 62 năm tuổi đảng tư duy thâm trầm, sắc bén, tinh tế và nhân cách của nhà văn, dịch giả, nhà văn hóa trải bao thăng trầm, từng khẳng khái khước từ Giải thưởng Văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh 2011, nay lại quyết định công khai từ bỏ ĐCSVN. 

Một cây xà nu trong những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018


THƠ NGUYỄN BẮC SƠN SAU 1975

Nhà thơ Phú Đoàn, chủ trang Văn Nghệ Quảng Trị và Blog Bâng Khuâng gửi cho chùm thơ Nguyễn Bắc Sơn sau 1975, thích bài này nên đăng lai:





 MỘT NGÀY NHÀN RỖI

Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc
Vô tình ngang một quán cà-phê
Giang hồ hảo hán dăm thằng bạn
Mải mê tán dóc chẳng cho về.

Về đâu, đâu cũng là đâu đó
Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ
Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
Ba nghìn thế giới cũng chưa to.

Tháng giêng ngồi quán quán thu phong
Gió Nhạn Môn quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong.

Bày ra một ván cờ thiên cổ
Thua trận nhà ngươi cứ trả tiền
Mẹ nó, tiền ta đi hớt tóc
Gặp ngày xúi quẩy thua như điên.

Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên
Từ Hải nhờ râu nên mới quạo
Thua cờ tớ bỗng đẹp trai thêm.

Lạng quạng ra bờ sông ngó nước
Trên trời dưới đất gặp ông câu
Ta câu con đú, ngươi câu đẻn
Chung một tâm hồn tất gặp nhau.

Khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ
Là đâm chảy máu trái tim mình
Sông Mường Mán không dung hào kiệt
Muôn đời bóng núi đứng chênh vênh.

Tháng giêng có kẻ đi tìm cúc
Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
Thấy đám phù bình trên mặt nước
Biết mình đi lộn nẻo bao la.

Những khuôn mặt những người xuân nữ
Phiêu bồng vĩnh cửu lẫn phù du
Yêu rất khó vô tình cũng khó
Khách đa tình sợ nhất mùa thu.

Ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc
Mời nhau một chén rượu trường sinh
Bát cơm tân khổ mười năm ấy
Câu chuyện năm năm khiến giật mình.

Nằm dưới gốc cây nhìn cánh hạc
Dường như mặt đất tiết mùi hương
Ngủ thẳng một lèo nay mới dậy
Dường như mình cũng mộng hoàng lương.

Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua

Kết quả hình ảnh cho đánh cờ vỉa hè


Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

BỘ QUẦN ÁO MỚI CỦA HOÀNG ĐẾ

Truyện cổ Hans Christian Andersen

 Image result for bộ quần áo mới của hoàng đế

Ngày xưa, có một vị hoàng đế thích quần áo đẹp đến nỗi ngài sẵn sàng chi không tiếc tay cho việc ăn mặc. Vị hoàng đế ấy chẳng ngó ngàng gì đến việc triều chính, cũng chẳng màng đến những thú vui khác. Mỗi giờ, ngài lại thay một bộ quần áo mới. Người ta thường nói “Hoàng đế đang lâm triều”, nhưng đối với vị vua này thì phải nói là:“Hoàng đế đang trong tủ áo”.

Kinh thành nơi đức vua sinh sống rất nguy nga, tráng lệ. Ngày nào cũng có đông đảo du khách ghé qua.
Một ngày kia, hai kẻ lạ mặt xuất hiện. Chúng tự xưng là thợ dệt, có thể dệt ra một thứ vải tuyệt đẹp. Quần áo được may bằng thứ vải đó có đặc tính kỳ lạ là người nào không làm tròn bổn phận hoặc ngu xuẩn thì không thể nhìn thấy nó, dù đứng rất gần.

“Đó sẽ là bộ quần áo tuyệt vời!”, Hoàng đế thầm nghĩ , “Mặc nó, ta sẽ biết được trong đám quần thần của ta, kẻ nào không làm tròn bổn phận. Ta sẽ phân biệt được đâu là người tài giỏi và đâu là kẻ ngốc nghếch! Đúng vậy, ta cần có bộ quần áo như vậy ngay lập tức!”. Vị vua ban thưởng cho hai tên thợ dệt rất nhiều vàng bạc, châu báu và yêu cầu chúng bắt tay ngay vào công việc. Chúng bày ra hai khung cửi rồi ngồi vào ra vẻ như đang dệt vải, nhưng tuyệt nhiên chẳng có bất cứ thứ gì trên khung cửi. Chúng đòi bằng được loại tơ đẹp nhất, thứ vàng quý nhất. Có được rồi, chúng nhét tất cả vào túi riêng và giả vờ làm việc bên khung cửi cho đến tận khuya.

Đức vua nóng lòng muốn biết công việc của hai tên thợ dệt đến đâu, nhưng khi nhớ đến đặc tính kỳ lạ của tấm vải, tự nhiên ngài đâm ngại. Ngài bèn phái thừa tướng đến xem trước. “Ông ta có thể đánh giá chính xác tấm vải trông như thế nào vì ông là người thông minh và không ai đảm đương chức vụ giỏi hơn ông ta!”, Đức vua thầm nghĩ.

Vị thừa tướng ngây thơ được cử đến gian phòng lớn – nơi hai tên thợ dệt đang làm việc. “Lạy Chúa!”, lão giương to đôi mắt, tự nhủ, “Ta chẳng thấy gì cả!”. Nhưng may mà lão kìm lại được, không thốt thành lời. Hai kẻ lừa đảo mời vị quan đến gần, chỉ vào khung cửi trống không và hỏi xem ngài thấy hoa văn, màu sắc trên tấm vải có đẹp hay không. Lão thừa tướng đáng thương cứ giương to cặp mắt mà không thấy gì. Lão thầm nghĩ: “Trời ơi, chẳng lẽ ta lại là một kẻ xuẩn ngốc? Hay ta không có năng lực đảm đương chức vụ của mình? Không! Tốt nhất ta không nên thú nhận là ta chẳng thấy tấm vải đó!”. – À, ngài không có nhận xét gì sao? – Một trong hai tên thợ dệt lên tiếng hỏi.

– Ồ, nó đẹp lắm, đường nét rất tinh tế! – Lão thừa tướng vội trả lời, vờ ngắm nghía qua cặp kính. – Hoa văn và màu sắc mới đẹp làm sao! Đúng vậy, ta sẽ về tâu với Đức vua là ta rất hài lòng!

– Chúng tôi rất vui khi nghe ngài nói thế! – Hai tên trả lời rồi huyên thuyên mô tả đủ loại màu sắc và hoa văn có trên đời được dệt trên tấm vải. Lão thừa tướng lắng nghe như nuốt từng lời để còn về thuật lại cho Hoàng đế. Lợi dụng cơ hội, hai tên thợ dệt lại xin thêm tiền, vàng, tơ sợi để chi phí vào việc dệt vải. Sau đó, chúng vờ tiếp tục say sưa làm việc bên khung cửi. Chẳng bao lâu sau, nhà vua lại cử một viên đại thần khác đến xem vải được dệt như thế nào, và khi nào thì xong. Giống như vị thừa tướng, viên đại thần ngắm nghía, nhưng ông ta cũng chẳng thấy gì ngoài khung cửi trống không.

– Thưa, tấm vải đẹp không ạ? – Hai tên thợ chỉ vào tấm vải, giải thích từng đường chỉ, từng hoa văn rằng nó mềm mại như thế nào và tinh tế ra sao. “Ta đâu có ngu dốt đâu!”, viên đại thần hoang mang nghĩ, “Như vậy chắc ta không có năng lực xử lý công việc rồi. Nhưng dù sao cũng không nên để lộ điều này”. Nghĩ vậy, hắn bèn hết lời ca tụng tấm vải trong tưởng tượng và quả quyết rằng rất thích màu sắc cùng những hoa văn trên đó. 

Trở về gặp Hoàng đế, viên quan kính cẩn tâu: – Muôn tâu bệ hạ, quả thật không gì sánh bằng! Khắp kinh thành xôn xao bàn tán về tấm vải diệu kỳ. Không dằn lòng được, Đức vua muốn đích thân đến ngắm tấm vải khi nó vẫn còn trên khung cửi. Cùng với đoàn tùy tùng và các cận thần được tuyển chọn, trong đó có cả quan thừa tướng và viên đại thần, ngài đến thăm hai kẻ mạo danh quỷ quyệt đang ra vẻ mải mê dệt với tốc độ khẩn trương mà không có sợi chỉ nào trên khung.

– Tấm vải thật tuyệt phải không ạ? – Hai đại quan ngây thơ lên tiếng. – Bệ hạ nhìn xem này, hoa văn và màu sắc… tất cả đều lộng lẫy làm sao! – Họ chỉ vào khung cửi rỗng và tưởng tượng như mọi người đều nhìn thấy. “Quái, thế là thế nào? Ta chẳng thấy gì cả!”, Hoàng đế kinh ngạc, thầm nghĩ, “Chẳng lẽ ta lại là một vị vua ngu xuẩn ư? Hay ta không có tài đức để làm bậc minh quân? Nếu đúng như vậy thì thật khủng khiếp!”.

Nhưng rất nhanh, nhà vua đáp:
– Ồ, đẹp! Đẹp lắm! Thật là chuẩn mực! Rồi ngài gật gù ra vẻ hài lòng, ngắm nghía khung cửi mà không dám thú nhận sự thật. Cả đoàn tùy tùng xúm lại xem, dù chẳng thấy gì nhưng họ vẫn xuýt xoa, phụ họa: “Ồ, thật là tuyệt!”. Đám nịnh thần khuyên nhà vua nên mặc bộ quần áo mới được may bằng thứ vải lộng lẫy này trong ngày lễ rước thần sắp tới. “Thật xuất sắc! Thật tuyệt vời! Thật lộng lẫy!”, những lời tán dương như thế được truyền từ miệng người này sang người khác. Ai cũng ra vẻ cực kỳ hài lòng.

Nhà vua liền ban cho hai tên thợ dệt danh hiệu “Hiệp sĩ dệt vải”. Suốt đêm, trước ngày lễ rước thần, người ta thấy hai tên thợ dệt lăng xăng cắt may, khâu đính để hoàn tất bộ quần áo mới cho nhà vua. Họ vờ đỡ tấm vải ra khỏi khung cửi, dùng kéo lớn cắt vào không khí, khâu bằng những cây kim không xỏ chỉ… Cuối cùng, họ tuyên bố:
– Nhìn này, bộ quần áo đã may xong!

Hoàng đế cùng các quan đại thần đến, ai cũng có vẻ mặt oai nghiêm, cung cách chững chạc. Hai tên lừa bịp vờ giơ tay lên không như đang nâng đỡ bộ quần áo, kính cẩn nghiêng mình tâu:
– Muôn tâu bệ hạ, đây là quần ống túm. Đây là áo. Còn đây là chiếc áo choàng! Bộ quần áo này nhẹ như tơ! Bệ hạ mặc vào sẽ có cảm giác như không có gì trên người, nhưng đó cũng là một trong những đặc tính quý giá của tấm vải!

– Đúng đấy ạ! – Các đại quan cùng xướng họa, tuy họ chẳng thấy gì, mà thật ra cũng chẳng có gì để thấy.

– Muôn tâu Hoàng thượng, cúi xin ngài cởi quần áo và đứng trước gương lớn để chúng thần mặc quần áo mới cho ngài! Hoàng đế cởi hết long bào, hai kẻ lừa đảo làm bộ như mặc từng cái cho ngài, rồi vòng tay quanh thân ngài như đang thắt đai lưng. Hoàng đế xoay người ngắm nghía trước gương.

– Hoàng thượng vạn tuế! Bộ quần áo mới vừa vặn với bệ hạ làm sao! Nó rất hợp với bệ hạ! – Bọn nịnh thần đồng thanh tâu lớn. – Hoa văn thật tinh tế, màu sắc thật tuyệt vời! Đúng là bộ quần áo quý giá!

– Muôn tâu bệ hạ, long tán đã đến. Các đại thần đang chờ Hoàng thượng bên ngoài để cùng đi rước thần. – Quan trưởng lễ báo tin.
– Ta đã sẵn sàng! – Đức vua đáp. Trước khi đi ra, ngài không quên hỏi lại:
– Các khanh xem nó có vừa với ta không?.

Đoạn, ngài xoay thêm một vòng trước gương, như thể đang ngắm một bộ quần áo lộng lẫy.
Các quan thị vệ khom người, với tay sát đất, làm như đang nâng đuôi áo choàng, rồi vừa đi vừa đỡ vật vô hình đó lên, chẳng để lộ cho ai biết là mình không nhìn thấy gì!
Hoàng đế bước đi trong buổi lễ, dưới long tán lộng lẫy. Thần dân đứng dọc hai bên đường, bên bậu cửa sổ, trầm trồ khen ngợi:

– Hoàng thượng vạn tuế! Bộ quần áo mới thật lộng lẫy! Nhìn đuôi áo choàng kìa, mới đẹp làm sao! Bệ hạ mặc vừa vặn quá! Không ai tỏ vẻ mình không nhìn thấy gì. Họ sợ bị người khác xem là bất tài, ngu xuẩn. Chưa có bộ quần áo mới nào của nhà vua được mọi người tán tụng nhiều đến

vậy. Nhưng rồi, từ một góc nào đó, một đứa bé thốt lên:
– Nhìn kìa, đức vua trần truồng!
Đám đông im bặt. Sau đó, bắt đầu có những tiếng xầm xì nhỏ to:
– Hoàng thượng không mặc gì hết! Có một thằng bé nói như vậy!
“Hoàng thượng không mặc gì hết! Hoàng thượng không mặc gì hết!…”, lời bàn tán mỗi lúc một lớn.

Hoàng đế chợt rùng mình, choáng váng vì ngài thấy hình như họ nói đúng. Nhưng ngài nghĩ: “Ta phải tiến hành cho xong nghi thức của buổi lễ đã”. Vì vậy, nhà vua tiếp tục rảo bước, khuôn mặt thậm chí càng cố lộ vẻ tự hào. Đám tùy tùng theo sau không biểu lộ một chút cảm xúc, tay vẫn nâng đuôi chiếc áo choàng tưởng tượng.


Image result for bộ quần áo mới của hoàng đế

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA:
 21-10-1833: Ngày sinh 
Nhà khoa học người Thuỵ Điển 
Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel)

Alfred Nobel thời trẻ

Nhà khoa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel) sinh ngày 21/10/1833.
Năm 1867, ông đã phát minh ra chất đi-na-mít, chất nổ có hiệu quả và dễ sử dụng đầu tiên, có thể dùng mở đường hầm xuyên núi.
Ông sống độc thân, chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Khi qua đời năm 1896, Nôben để lại chúc thư: Đề nghị lập một quỹ lấy từ tiền lời của tài sản của ông để hàng năm trao giải thưởng cho các nhà bác học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, kinh tế có cống hiến xuất sắc cho loài người. Giải thưởng này mang tên Nôben.
Giải Nôben được lập ra từ năm 1901.
Trị giá mỗi giải từ 11 nghìn đến 30 nghìn bảng Anh.

1. Cậu bé chỉ học có 1 năm

Alfred Bernhard Nobel (1833-1896) là nhà khoa học kiệt xuất, nhà phát minh, nhà kinh doanh người Thụy Điển. Ngay từ nhỏ ông là một cậu bé ốm yếu, chỉ đi học có một năm. Nhưng do hứng thú với pháo hoa ông đã phát minh ra các loại thuốc nổ an toàn, được mệnh danh là "vua thuốc nổ". Ông đã giành được cả thảy 55 loại bản quyền phát minh sáng chế, ông xây dựng nhà máy của mình ở khắp nơi trên thế giới.

Những nhà máy này ngoài sản xuất thuốc nổ còn sản xuất lượng lớn các sản phẩm phụ, ông đã có cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển khoa học của thế giới. Ông là người yêu chuộng hòa bình, ông đã dành phần lớn di sản của mình làm giải thưởng khoa học thế giới - Giải thưởng Nobel, thưởng cho những người có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh vật học, y học, văn học và sự nghiệp hoà bình.

Chỉ học có một năm

Cái tên Nobel mọi người trên thế giới ai cũng biết, đó không chỉ vì ông đã có những cống hiến kiệt xuất cho khoa học, mà càng quan trọng hơn là ông đã xây dựng nên giải thưởng Nobel nổi tiếng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, đó là phần thưởng khoa học cao nhất được thế giới công nhận.

Nobel đã có rất nhiều phát minh khoa học, nhưng mọi người chắc không nghĩ được rằng lúc nhỏ ông học có một năm.

Nobel lúc nhỏ sống ở Thụy Điển, cha là kỹ sư ngành cơ khí. Do làm ăn không tốt nên cuộc sống của họ rất khó khăn. Càng bất hạnh hơn là một trận hỏa hoạn đã thiêu trụi toàn bộ tài sản của gia đình ông, cuộc sống của họ hoàn toàn bế tắc, phải vay mượn để sống qua ngày. Nợ nần nhiều, cha ông quyết định rời bỏ quê hương sang Nga để kiếm sống.

Do cuộc sống khó khăn, tuổi trẻ của Nobel không được hoạt bát, hồn nhiên như những đứa trẻ khác: Lúc 8 tuổi mới được đi học và chỉ học có một năm rồi phải nghỉ. Sau đó việc làm ăn của cha ở Nga tốt lên, cả nhà Nobel chuyển sang Nga với cha. Vì không biết nói tiếng Nga nên Nobel và hai người anh trai không đến trường học được, phải mời một thầy giáo đến nhà dạy 3 anh em học tiếng Nga. Sau khi học tiếng Nga đến mức độ nào đó mới tiếp tục học các môn khác được. Nobel học tập hết sức cần mẫn, thành tích học tập rất tốt, được thầy giáo khen ngợi.

Về sau ông ra nước ngoài học tập, ông đã đến nhiều nơi như Đức, Pháp, Mỹ,... Ông giỏi tư duy, chăm chỉ học tập, đã học được rất nhiều tri thức, ông không chỉ học được tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức mà còn trở thành nhà hóa học. Lúc đó, nhà máy của cha ông đang sản xuất vũ khí và thuốc nổ, ông đã học tập và nắm vững đựoc cách sản xuất mìn, thuốc nổ trong nhà máy của cha, nghiên cứu thiết kế pháo lớn và máy hơi nước. Ông không chỉ nắm vững rất nhiều kỹ thuật công nghệ ứng dụng mà còn thuộc cách quản lý và sản  xuất ở một nhà máy.

Như vậy đấy, bằng con đường tự học Nobel dần dần trưởng thành và đã trở thành nhà khoa học, nhà phát minh.

Giải Nobel

2. Sự thật về chuyện không có giải Nobel toán học

Giải Nobel là giải thưởng danh giá giành cho các nhà khoa học xuất sắc đạt được thành tựu trong nghiên cứu của mình. Alfred Nobel để lại di chúc vào năm 1895 dành toàn bộ tài sản của ông cho những môn khoa học có “đóng góp xuất chúng cho nhân loại”, gồm y học, vật lý, hóa học, hòa bình và văn chương. Tuy vậy trong di chúc của ông không có giải Nobel cho toán học.

Đối với nhiều người, toán học là một môn khoa học rất quan trọng, là môn khoa học của khoa học và việc toán học không có tên trong di chúc của Nobel là bất công lớn với môn khoa học này. Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao Alfred Nobel lại không di chúc cho Nobel Toán học.
Alfred Nobel thời trẻ
Alfred Nobel thời trẻ

Một trong những giả thuyết mà được nhiều người biết đến nhất là vợ của ông ngoại tình với nhà toán học nổi tiếng hồi đó có tên là Gosta Mittag-Leffler. Vì thế để trả thù, Alfred Nobel không để lại di chúc cho toán học. Rất nhiều người đã tin câu chuyện này và đây cũng là đề tài khá hấp dẫn để giải thích cho lý do trên. Tuy vậy có một sự thực là Alfred Nobel chưa bao giờ có vợ, vậy nên câu chuyện không có giải Nobel toán học vì vợ Nobel ngoại tình với nhà toán học là hoàn toàn không có thật.

Cũng liên quan đến nhà toán học Gosta Mittag-Leffler, có một phiên bản khác là nhà toán học này không ưa gì Alfred Nobel và ông là một nhà toán học xuất sắc nhất từ tại thời điểm đó. Nếu có giải Nobel về toán học thì có khả năng Gosta Mittag-Leffler sẽ đoạt giải. Gosta Mittag-Leffler là nhà toán học nổi tiếng cuối thế kỳ 19 đầu thế kỷ 20. Ông là người sáng lập ra tạp chí toán học danh tiếng Acta Mathematica và đóng vai trò quan trọng trong toán học. Thời điểm đó có hai nhà toán học giỏi hơn ông đó như Poincare và Hilbert nên khả năng để đoạt giải Nobel toán học vào lúc đó với ông là khó có khả năng xảy ra.

Hơn nữa gần như có ít mối liên hệ giữa hai người này. Nobel chuyển đến Paris sống vào năm 1865, còn thời điểm đó Gosta Mittag-Leffler còn đang là sinh viên và Nobel thì ít khi quay trở lại Thụy Điển.

Một giả thuyết khác nữa là Alfred Nobel không quan tâm tới toán học và có thể ông coi toán học là môn khoa học có tính thực tiễn mà nhân loại có thể hưởng được lợi ích. Đóng gióp cho lợi ích nhân loại là lý do chính mà giải Nobel được thành lập.

Một giả thuyết khác nữa là có một giải thưởng toán học danh tiếng tại thời điểm đó. Và nếu Alfred Nobel lập thêm một giải thưởng nữa thì sẽ phải cạnh tranh với giải này.

Ngoài ra còn có một số giả thuyết nữa nhưng có lẽ câu chuyện về một người phụ nữ đã phản bội ông để đi theo một nhà toán học có vẻ khá hấp dẫn. Vì vậy nó có sức lan truyền đến tận ngày nay. Và lý do tại sao vẫn không có giải Nobel toán học đến nay vẫn là một bí ẩn với chúng ta. 

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...