RẢNH RỖI, ĐỌC SỬ TÂY TA
VỀ HAI LOẠI QUÂN VƯƠNG
Tính chính danh tử tế được xây nên bằng những thái độ, hành động chân thật cụ thể như vị tổng thống Mỹ Abraham Lincoln là biết tôn trọng người khác dù chỉ là cấp dưới rất nhỏ, nhưng đã giúp hình ảnh ông và qua ông đến đất nước ông càng đẹp đẽ, văn minh.
Ngược lại như sự tham ô nhũng lạm trác táng của Trần Dụ Tông, sự yếu hèn của Trần Phế Đế thì dẫu công lao to lớn, được nhân dân tôn thờ, phong thánh như Đức Trần Hưng Đạo cũng không thể cứu vãn được cho sự sụp đổ của Triều Trần.
Lịch sử và cuộc sống đương đại đã chứng minh rất nhiều bài học tựa như thế: Lãnh đạo là gương mẫu, trung trực, dũng cảm, nói đi đôi với làm để dẫn dắt chứ không phải là chốn bon chen để làm quan phát tài, tàn ác với nhân dân, nói một đàng làm một nẻo, ăn trên ngồi trốc.
Đọc lại hai trang Sử Mỹ và Sử Ta để thấy rõ điều đó:
Abraham Lincoln ở Mỹ
Abraham Lincoln (1809 –1865), còn được biết đến với tên Abe Lincoln, tên hiệu Honest Abe, Rail Splitter, Người giải phóng vĩ đại (ở Việt Nam thường được biết đến là Lin-côn), là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois, nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ, rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện.
Lincoln nhận được sự đề cử của Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống năm 1860. Ông bày tỏ lập trường chống đối chế độ nô lệ tại Mỹ qua những bài diễn văn và các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử[1] Sau khi các tiểu bang chủ trương nô lệ ở miền Nam tuyên bố rút khỏi Liên bang Hoa Kỳ, chiến tranh bùng nổ ngày 12 tháng 4, 1861, Lincoln tập trung nỗ lực vào hai phương diện quân sự và chính trị nhằm tái thống nhất đất nước. Ông mạnh dạn hành xử quyền lực trong thời chiến chưa từng có, trong đó có việc bắt giữ và cầm tù không qua xét xử hàng chục ngàn người bị nghi là những kẻ ly khai. Ông ngăn cản Anh Quốc công nhận Liên minh bằng những hành xử khôn ngoan trong sự kiện Trent liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Hoa Kỳ xảy ra cuối năm 1861. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Lincoln luôn theo sát diễn biến cuộc chiến, nhất là trong việc tuyển chọn các tướng lĩnh, trong đó có tướng Ulysses S. Grant. Các sử gia đã kết luận rằng Lincoln rất khéo léo giải quyết các chia rẽ trong Đảng Cộng Hòa, ông mời lãnh đạo các nhóm khác nhau trong đảng tham gia nội các và buộc họ phải hợp tác với nhau. Dưới quyền lãnh đạo của ông, Liên bang mở một cuộc phong tỏa hải quân cắt đứt mọi giao thương đến miền Nam, nắm quyền kiểm soát biên giới ngay từ lúc cuộc chiến mới bùng nổ, sử dụng chiến thuyền kiểm soát lưu thông trên hệ thống sông ngòi miền Nam, và nhiều lần cố chiếm thủ đô Liên minh tại Richmond. Mỗi khi có một tướng lĩnh thất trận, ông liền bổ nhiệm một tướng lĩnh khác thay thế cho đến lúc Tướng Grant đạt đến chiến thắng sau cùng năm 1865. Là một chính trị gia sắc sảo từng can thiệp sâu vào các vấn đề quyền lực tại mỗi tiểu bang, ông tạo lập mối quan hệ tốt với nhóm đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc nội chiến, và tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864.
Là lãnh tụ nhóm ôn hòa trong đảng Cộng hòa, Lincoln bị "công kích từ mọi phía": Đảng viên Cộng hòa cấp tiến đòi hỏi những biện pháp cứng rắn hơn đối với miền Nam, nhóm Dân chủ ủng hộ chiến tranh thì muốn thỏa hiệp, đảng viên Dân chủ chống chiến tranh khinh miệt ông, trong khi những người ly khai cực đoan tìm cách ám sát ông.[2] Trên mặt trận chính trị, Lincoln tự tin đánh trả bằng cách khiến các đối thủ của ông đối đầu với nhau, cùng lúc ông sử dụng tài hùng biện để thuyết phục dân chúng.[3] Diễn văn Gettysburg năm 1863 là bài diễn từ được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Mỹ Quốc.[4]Đó là bản tuyên ngôn tiêu biểu của tinh thần Mỹ hiến mình cho các nguyên lý cao cả của tinh thần dân tộc, quyền bình đẳng, tự do, và dân chủ.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Lincoln chủ trương một quan điểm ôn hòa nhằm tái thiết và nhanh chóng tái thống nhất đất nước thông qua chính sách hòa giải và bao dung trong một bối cảnh phân hóa đầy cay đắng với hệ quả kéo dài. Tuy nhiên, chỉ sáu ngày sau khi Tướng Robert E. Lee của Liên minh miền Nam tuyên bố đầu hàng, Lincoln bị ám sát bởi một diễn viên và là người ủng hộ Liên minh, John Wilkes Booth, tại Hí viện Ford khi ông đang xem vở kịch ‘’Our American Cousin’’. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ bị ám sát. Lincoln liên tục được cả giới học giả và công chúng xếp vào danh sách ba vị tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ.
TRẦN DỤ TÔNG VÀ TRẦN PHẾ ĐẾ Ở VIỆT NAM
1- Trần Dụ Tông
Trần Dụ Tông, vị vua thứ 7 của nhà Trần, tên thật là Trần Hạo. Ông sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336), mất ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369), thọ 33 tuổi; làm vua 28 năm (1341-1369), đặt hai niên hiệu là Thiệu Phong (1341-1357) và Đại Trị (1358-1369).
Nhà Trần sau một giai đoạn rất hưng thịnh, đặc biệt là võ công oai hùng từng 3 lần đại phá quân Nguyên Mông, bình phục được Chiêm Thành thì dần bước vào giai đoạn suy vi kể từ khi Thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời tháng 2 năm Đinh Dậu (1357). Lúc đó, Trần Dụ Tông được toàn quyền trị nước nhưng ông không phát huy được những thành tựu đã có trong thời gian đầu làm vua của mình mà lại bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, ra lệnh cho xây nhiều cung vàng điện ngọc, thu sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi, tại triều đình thì gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng. Những điều đó chính là nguyên nhân đưa triều Trần bước dần ra khỏi vũ đài chính trị, bị mất vương quyền vào tay họ khác.
Vua phương Bắc ăn chơi cũng không bằng
Tháng 10 năm Qúy Mão (1363), Trần Dụ Tông sai “đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung. Trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng tùng, trúc, thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh. Lại đào riêng một hồ nhỏ khác, sai người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá diếc). Đặt chức khách đô để trông coi” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Sách Việt sử tiêu án bình rằng: “Chứa nước mặn, nuôi cá sấu lại là kỳ tưởng; vua Tùy Dưỡng Đế, Tống Huy Tông cũng có núi, có biển nhưng không được cái chân thú này như vua”.
Thi uống rượu bị thua bề tôi
Trần Dụ Tông là người ham mê rượu chè, một lần nghe nói có viên quan đang giữ chức Chánh chưởng phụng ngự cung Vĩnh An tên là Bùi Khoan uống rượu rất giỏi, thế là vua cho gọi vào cùng thi uống rượu. Ai ngờ ông vua này bị mắc lừa mà thua cuộc, “Khoan lập mẹo uống dối hết 100 thăng rượu, được thưởng tước 2 tư” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sự việc này xảy ra tháng 4 năm Giáp Thìn (1364).
Say rượu đi tắm sông suýt chết
Sử chép rằng vào tháng 5 năm Giáp Thìn (1364), “vua đi hóng gió chơi trăng. Vì uống rượu say quá nên lội xuống sông tắm, vì thế bị ốm. Sai quan thầy thuốc là bọn Trâu Canh thay nhau hầu thuốc thang” (Đại Việt sử ký toàn thư). Đến tận tháng 7 năm đó, vua Trần Dụ Tông mới khỏi bệnh.
2- Trần Phế Đế
Trần Phế Đế có tên thật là Trần Hiện, là con trưởng của vua Trần Duệ Tông và Gia Từ Hoàng hậu Lê thị. Ông là vị vua thứ 10 của nhà Trần, trị vì từ năm 1377 đến 1388.
Sử sách chép, sau khi Vua cha Duệ Tông băng hà, Trần Hiện được bác ruột là Thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi, lúc đó ông mới 16 tuổi.
Giặc đến nhà... mang tiền vàng cất giấu
Trong suốt thời gian trị vì, Trần Phế Đế không hề làm được việc gì to tát cho đất nước; thậm chí còn khiến triều chính bất ổn, đất nước suy vi, cướp bóc nổi lên nhiều nơi, lân bang xâm lấn. Cụ thể, sau khi đánh bại Vua Trần Duệ Tông, vua nước Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhân đà thắng lợi, liên tục tiến đánh và cướp phá Đại Việt. Vào năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm Thành từ phía nam tấn công ra bắc, chiếm được cả Thăng Long, rồi cướp bóc và đốt phá…
Vào thời điểm đó, vì lo sợ giặc cướp, Trần Phế Đế đã hai lần sai người mang tiền vàng đi giấu. Sách
Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tháng 9 năm Kỷ Mùi (1379), sai quân dân chở tiền đồng giấu vào núi Thiên Kiện (trước gọi là núi Địa Cận, tục truyền có cây tùng cổ, rồng quấn ở trên, Trần Thái Tông dựng hành cung ở đó). Mùa đông, tháng 10, giấu tiền vàng ở khám Khả Lãng thuộc Lạng Sơn, vì sợ nạn người Chiêm đốt cung điện”.
Bàn về hành động "kỳ lạ" này của Vua Trần Phế Đế, Ngô Sĩ Liên - sử thần nhà Hậu Lê - nhận xét trong sách Đại Việt sử ký toàn thư
: “Thiên tử có cả bốn biển, kho tàng phủ khố đâu chẳng phải là của mình? Đương khi nước nhà nhàn hạ thì làm tỏ chính hình, sửa sang lễ nghĩa, ví như con chim đi lấy rễ dâu ràng buộc cửa tổ (ý nói phải đề phòng sự biến lúc chưa xảy ra), thì ai làm nhục mình được? Thế mà sợ tai nạn Chiêm Thành đốt cướp, đem chở tiền của giấu tận hang cùng núi thẳm, làm kế tránh giặc, thực là nhử giặc đến, chuốc lấy tiếng chê cười của đời sau”.
Họa ngoại thích... bị bức tử
Trước thực trạng Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quá tin dùng và trao nhiều quyền lực cho người họ ngoại là Hồ Quý Ly, rồi ông này lại luôn tìm cách phát triển thế lực riêng, Phế Đế nhận thức rõ mối nguy nên vô cùng lo lắng...
Thế là, để diệt trừ họa ngoại thích, nhà vua đã bàn mưu với Thái úy (Ngạc) để hại Hồ Quý Ly… Nhưng âm mưu bị bại lộ, Hồ Quý Ly đã mật tâu và bóng gió với Thượng hoàng: "Cổ lai chỉ có bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ".
sử sách, Thượng hoàng Nghệ Tông đã mù quáng nghe theo Hồ Quý Ly và ra tay tàn độc với Phế Đế. Ngày 6 tháng 12 năm Mậu Thìn (1388), vào sáng sớm, Thượng hoàng Nghệ Tông giả cách đi ra Yên sinh, sai quần thần theo hầu và cử Chi hậu nội nhân gọi nhà vua đến bàn việc nước. Vua chưa kịp ăn sáng, đi ngay, chỉ mang theo hai người hầu. Khi đến nơi, Thượng hoàng nói: ”Đại Vương lại đây”, rồi sai người đem nhà vua giam ở chùa Tư Phúc.
Cùng đó, Trần Nghệ Tông tuyên chiếu: “Trước kia Duệ Tông (là em vua Nghệ Tông) đi tuần phương nam không trở về, dùng con đích để nối ngôi là theo đạo thời xưa. Song, quan gia (tức Vua Phế Đế) từ khi lên ngôi đến giờ vẫn còn trẻ con lắm; giữ đức không thường, thân mật với bọn tiểu nhân, nghe bọn Lê Á Phu, Lê Dữ Nghị gièm pha vu hãm người công thần làm dao động xã tắc, nên giáng xuống là Linh Đức Đại vương. Song nước nhà không thể không có người đứng chủ, ngôi báu không thể bỏ không, nên đón Chiêu Định vương vào nối đại thống”.
Không chỉ bị phế, Trần Phế Đế còn bị Thượng hoàng Nghệ Tông ép thắt cổ chết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét