Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BÀI THƠ KHÔNG TỰA
(TRAO ĐỔI: PHẠM ĐỨC NHÌ & NGUYỄN BÀNG)
Bài Thơ Không Tựa
Hộp thư đến
x
Nhi Pham <nhidpham@gmail.com>
19:00, 27 thg 12, 2015
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
tới bcc: tôi
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
Bài thơ viết cuối năm 1996, có tựa đàng hoàng, nhưng vì lúc ấy mới tập tành computer nên khi copy rồi paste vào mail, cái tựa không hiểu sao biến mất.
Mấy người bạn FW bài thơ đi khắp nơi và được mọi người ưa thích. Nhận thấy khi đọc đến cuối bài ai cũng có thể đặt tựa cho bài thơ rất chính xác nên hôm nay, kỷ niệm bài thơ được 19 tuổi, xin gởi bài thơ (cũng vẫn không có tựa) đến bạn đọc để cùng sống lại một giai đoạn lịch sử "không thể nào quên" của dân tộc.
Phạm Đức Nhì


BÀI THƠ KHÔNG TỰA           

Tự do như muối
hạnh phúc như đường
khi  còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon
khó thấy được giá trị của hạt đường hạt muối

Tôi sống ở miền nam
nhìn dòng đời trôi nổi
nở lại tàn
bao nhiêu mùa hoa
hai nền Cộng Hòa
một cuộc chiến tranh dài đẫm máu

Tôi đã dốc lòng chiến đấu
bảo vệ tự do
dưới lá cờ
nền vàng ba sọc đỏ

Tiếc thay trong đội ngũ
chúng tôi có hơi ít những Ngô Quang Trưởng , Nguyễn Khoa Nam
mà lại khá nhiều Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Văn Toàn
nên lính mất niềm tin
dân chán nản
những kẻ có lòng
lắc đầu ngao ngán

Rồi nước Mỹ đồng minh
xưa là bạn
nay trở mặt lọc lừa
quên lời hứa năm xưa
bỏ mặc “tiền đồn của thế giới tự do”
thất thủ

Kẻ thù đưa tôi lưu đày biệt xứ
rồi khua chiêng gióng trống ăn mừng

Đám trí thức, sinh viên, học sinh
xưa trốn vô bưng
mơ một thiên đường trên trái đất
nay ngồi trên khán đài nghếch mặt
“Thiên đường đang ở trong tầm tay”

Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“Tụi nó dzià mình chắc có tương lai”

Bà Tám
con chết trận Đồng Xoài
hí hửng lãnh bằng
Gia Đình Liệt Sĩ

Những nhà soạn nhạc, nhà văn, nhà thơ,
xưa chống  “cuộc chiến tranh phi lý”
(đâm sau lưng người lính Cộng Hòa)
nay chìa bút ra
xin viết bài ngợi ca chế độ mới

Đám thanh niên
xưa trốn chui trốn nhủi
ở hậu phương
xanh mặt
khi nghe nhắc tới chiến trường
nay tự nhận
đã yêu thầm cách mạng

Những người dân bình thường
xưa gặp lính
 khi ghét khi thương
lúc buồn ngồi chửi đổng
“Tao chửi cả thằng Tổng Thống
xá gì lính tráng tụi bay”
nay cũng ngập ngừng vỗ tay
nhưng mắt nhìn quanh lấm lét
họ chưa có câu trả lời dứt khoát
muốn đợi một thời gian

Sau vài năm
cuộc hôn nhân qua tuần trăng mật
đã đầy nước mắt
và những tiếng nấc nghẹn ngào

Đám trí thức vô bưng năm nào
tức giận thấy mình bị bội phản
buông lời phản kháng
kẻ vô khám Chí Hòa
người bị quản thúc tại gia
đuổi gà cho vợ
thiên đường ước mơ sụp đổ

Má Hai
đã quen dần với bo bo, với sắn với khoai
như người dân miền bắc
những cán bộ
xưa má nuôi trong hầm bí mật
đã ra lệnh bắt má mấy lần
má làm không đủ ăn
lấy lúa đâu đóng thuế

Bà Tám
ôm tấm bằng Gia Đình Liệt Sĩ
bụng đói meo
làng trên xóm dưới ai cũng nghèo
tình người hiếm hơn hồi đó
bà ra mộ con ngồi nhổ cỏ
khóc thầm

Những văn nhân
một thời phản chiến
biện minh “ngộ biến tòng quyền”
cố o ép trái tim
“cho giống môn đồ của Lê-Nin, Kác-Mác”

Nhưng với văn thơ, với nhạc
quen phóng túng tự do
sao chịu nổi gông xiềng
lại tiếc những ngày
trời rộng thênh thang
múa bút

Đám thanh niên hèn, khoác lác
tưởng được chế độ mới tin dùng
bị đi lao động quốc phòng
thanh niên xung phong
làm việc không công
nơi rừng sâu nước độc
cháy da vàng mắt
đói lòng

Những người dân
xưa chửi vung chửi vít
nay im thin thít
chẳng dám hé môi
một số kẻ lỡ lời
bị đi “ tù không án “

Khi cán bộ xưng tụng bác Hồ
ca ngợi Đảng
họ cao giọng hoan hô
vỗ tay thật to
nhưng bụng thầm ao ước
được sống lại những ngày xưa cũ

Sau ba mươi tháng tư
đớn đau tủi hổ
là gia đình người lính Cộng Hòa
kể bị cướp nhà
người bị cướp đất
con bị đuổi học
vợ mất sở làm
chồng đi tù biệt tăm
đi họp
cán bộ mỉa mai nhiếc móc
ra đường
bị lườm dọc nguýt ngang

Đến khi ruộng vô tập đoàn
gạo vải sữa đường
bán theo tiêu chuẩn
nhà máy công ty hãng xưởng
trở thành quốc doanh
công an khu vực
đầy quyền hành
thực thi chính sách nhân hộ khẩu
người dân chịu đời không thấu
mà chẳng dám than vãn kêu ca

Bấy giờ gia đình người lính Cộng Hòa
mới nhận được những tia nhìn thiện cảm
nghĩ đến con, đến chồng, đến cha
trong nhà tù cộng sản
họ hãnh diện ngẩng đầu

Hôm nay giữa trời cao
được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ
phất phới bay trong gió
tôi muốn khóc thật to
tôi muốn hét lên
“Đây hạnh phúc ! Đây tự do!”
mà thuở nào
tôi đã buông tay đánh mất
để phải chôn tháng năm tươi đẹp nhất
của cuộc đời
trong các trại tù
rải rác khắp nơi
trên đất nước

Họ hàng tôi, đồng bào tôi
những ai không đi được
mấy chục năm trường
gánh chịu đau thương
uất hận tủi hờn
nhìn quê hương tan nát

Mẹ Việt Nam ơi ! Những đứa con lưu lạc
đã nhận rõ lỗi lầm
đang đấu tranh âm thầm
cho một ngày quang phục

Sẽ còn nhiều khó nhọc
để dành lại giang san
từ tay bọn cộng sản tham tàn
nhưng kìa ! Phất phới bay trong gió
vẫn như ngày nào
lá cờ vàng ba sọc đỏ
mà sao hôm nay
chính nghĩa sáng ngời
chẳng cần một lời
luận bàn lý giải

Tôi đứng lặng nhìn, lòng khoan khoái
lá cờ vẫn còn đây
thì quê hương ơi ! Sẽ có một ngày!

Viết tại San Leon sau khi dự lễ dựng kỳ đài tại Houston 1996

Phạm Đức Nhì



BÀNG NGUYỄN <bnguyen37@gmail.com>
15:33, 28 thg 12, 2015
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
tới Nhi
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif

1/ Một là, Bài thơ không tựa do cố tình chơi theo kiểu “vô đề” như ông tổ thơ vô đề Lý Thương Ẩn bên Tàu hay các nhà thơ bên Ta học đòi sau này như Nguyễn Bính, Lê Đạt, Phạm Công Trứ và đặc biệt Nguyễn Chí Thiện với cả tập thơ Vô đề và cái nghi án được tạo dựng? Hai là, Bài thơ không tựa, vốn có tựa đàng hoàng nhưng do còn dốt về computer nên khi cop paste cái tựa bị biến mất? Dù là lý do nào thì quả thực bài thơ này của Phạm Đức Nhì cũng không dễ đặt cho nó một tựa đề. Nhưng nếu cắt bài thơ thành nhiều bài nhỏ (Mà có thể cắt được) thì mỗi bài nhỏ có một tựa đề rất rõ ràng. Ví dụ: Đội ngũ chúng tôi, Đám trí thức xưa, Má Hai Bà Tám, Sau 30 tháng tư…;

Đại để là vậy nhưng không có nghĩa là để nguyên cả bài thơ trên cả trăm câu với gần 1000 chữ thì không thể đặt tựa đề cho nó như chính tác giả đã nói khi mào đầu là nó Có tựa đàng hoàng và nói vớt sau lời mào đó: Nhận thấy khi đọc đến cuối bài ai cũng có thể đặt tựa cho bài thơ rất chính xác!

Thơ quý ở ý tứ sâu sắc và chảy dài như một dòng nước không ngừng nghỉ. Bài thơ không tựa này phần nào đã đạt được cái quý đó. Hình ảnh đất nước, quê hương, con người ở nhiều bình diện cứ lật đi lật lại, dù ở chiến tuyến nào, xưa ra sao nay ra sao, tất cả đều toát lên đau thương, uất hận, tủi hờn để rồi tất cả mơ về SẼ CÓ MỘT NGÀY!

19 năm trước, nhà thơ đang tuổi nhi bất hoặc, hiểu được mọi sự lý trên đời rất sâu sắc, nhưng không phải ai ở cái tuổi 40 cũng có được một bài thơ không tựa như này.

2/ Bài thơ có đoạn:

Má Hai
xưa đào hầm nuôi cán bộ
nay hớn hở
“Tụi nó dzià mình chắc có tương lai”

Khiến tôi nhớ ra bài thơ một thời nổi như cồn của Dương Hương Ly (tức Bùi Minh Quốc): Đất Quê Ta Mênh Mông, với đoạn:

Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc
Mẹ vẫn đào hầm dưới tầm đại bác
Bao đêm rồi tiếng cuốc vọng năm canh.

Như đã chuyện với bác, Bùi Minh Quốc là cây bút chủ lực của nhóm Tư Duy thời học Chu Văn An. Khoảng 18 tuổi, Quốc đã có bài thơ “Thật Kỳ Diệu Khi Mười Tám Tuổi” với hai câu:
Thật kỳ diệu khi mười tám tuổi
Cháu Bác Hồ, đồng chí của Lê-nin…
Đúng là môn đồ của Lê Nin, Kác Mác!
Cũng năm 18 tuổi, đang học lớp 10, không hiểu Quốc có đi miền Tây hay không, và nếu đi thì thấy miền Tây ra sao nhưng Quốc có hẳn một bài thơ dài “Lên Miền Tây” hệt như giọng điệu Tố Hữu Đi ta đi! Khai phá rừng hoang/ Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng? hừng hực khí thế cách mạng những năm cân sáu mươi của thế kỷ trước:  
Tuổi hai mươi, khi hướng đời đã thấy
Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường
Sống ở thủ đô mà dạ để mười phương
Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn

Bài thơ nhanh chóng được đưa vào Văn tuyển lớp 7 khiến bao trai gái thời đó vì bài thơ này đã xung phong lên miền Tây để “Viết tiếp những trang thần thoại mới”cho đất nước sau Điện Biên Phủ!
Năm ngoái, 2014, Bùi Minh Quốc có chép lại bài thơ này cho một trang mạng nhưng không hiểu sao lại bỏ đi hai câu:
Ta băng mình trong sức mạnh nhân dân 
Đi dựng những Điện Biên của hòa bình và thắng lợi...... 

Nhưng lại thêm ra  câu :

Dù muỗi rừng vắt núi, dù thiếu từng hạt muối cọng dưa

Sau khi học đại học, năm 1963 Bùi Minh quốc không lên miền Tây mà về làm công tác cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, đến năm 1967 thì xung phong vào chiến trường miền Nam…

Sau 1975, Bùi Minh Quốc đã có lúc ngồi vào cái ghế  Chủ tịch hội Văn Nghệ  Lâm Đồng – Đà Lạt.

Nhưng chính Quốc đã nhận ra:

Cái guồng máy nhục mạ con người
Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất...
Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt
 Lại đúc nên chính cỗ máy này

Năm 1988, Quốc cùng Tiêu Dao Bảo Cự ra Hà Nội, nhằm vận động trí thức văn nghệ sĩ đấu tranh đòi tự do dân chủ. Sau vụ này cả hai đều bị khai trừ khỏi đảng rồi cùng Hà Sĩ Phu bị quản chế tại gia…

Thơ Bùi Minh Quốc có một số bài hay; cuộc đời Bùi Minh Quốc có nhiều mất mát hy sinh rất đáng thương trọng. Nhưng khác với Nguyễn Khải, Quốc chỉ nhận ra CÁI TÔI ĐÃ MẤT khi không còn địa vị và quyền lợi. Nguyễn Khải thì khác, chẳng ai động tới ông. Nếu ông cứ im lặng về cát bụi thì chắc chắn giờ này đã có một con đường mang tên ông. Nhưng với ông:
 “Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì. 
Tài sản tinh thần thâu góp một đời đã như thế thì ngậm miệng chết để có được một con phố mang tên mình với chế độ này, phỏng có ích gì.
Tôi trọng Nguyễn Khải hơn Bùi Minh Quốc và hơn nhiều văn nghệ sĩ khác như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Bùi Tín…ở chỗ ấy!
Và xin trao đổi riêng với bác Nhì như thế.

Vào 19:00 Ngày 27 tháng 12 năm 2015, Nhi Pham <nhidpham@gmail.com> đã viết:
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
Nhi Pham <nhidpham@gmail.com>
21:03, 28 thg 12, 2015
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
tới tôi
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
Tôi có gặp Bùi Minh Quốc một lần ở Houston. Ông sang dự lễ tốt nghiệp đại học của con (không biết trai hay gái). Đám văn nghệ sĩ rủ tôi đến nghe đọc thơ và đọc thơ đáp lễ (bởi tôi cũng thuộc thơ và đọc thơ "rất có duyên" mà không cần văn bản). Hôm ấy chủ nhà là Phan Xuân Sinh đãi mấy món ăn nhanh, sau đó kẻ đứng người ngồi quanh cái bàn dài. BMQ ngồi chễm chệ ở giữa. Tôi ngồi sát bên trái ông để tiện bề thù tạc. BMQ đọc khoảng 7, 8 bài thơ ngắn bày tỏ chí khí của nhà thơ trước áp bức của cường quyền. Tôi đọc thơ đáp lễ (cũng 6, 7 bài dài hơn) trong đó có bài Bệnh Nan Y - nói về chứng Teo Hòn Dái của các hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Nói chung, buổi gặp mặt khá vui vẻ. Phong thái của nhà thơ BMQ chững chạc, được khán thính giả (khoảng 20 người) mến phục.
Mấy hôm nay được bác Bàng cho biết thêm về BMQ tôi càng phục ông ta. Phục cái tài đóng kịch.
Cám ơn bác Bàng về những "lời bình" cho bài thơ Lá Cờ Chính Nghĩa.
Phạm Đức Nhì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...