TẾT ĐOAN NGỌ
Ca dao Việt Nam có câu:
“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”
Ở ta, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h
Người Trung Quốc đại lục, Đài Loan và người Hàn Quốc ngày Tết naỳ được nghỉ lễ, vui chơi ăn uống. Dân ta tuy không được nghỉ, nhưng đa số vẫn cúng kiếng hàng năm.
Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ truyền thuyết về Khuất Nguyên (340-278 TCN) ở Trung Quốc. Ông là vị trung thần nước Sở thời Chiến Quốc, ra sức can ngăn Sở Hoài Vương không được, lại bị bọn gian thần hãm hại nên chán đời nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn, trúng vào ngày 5-5 âm lịch. Vua ân hận, lệnh cho dân chúng hàng năm đến ngày đó làm bánh quấn chỉ ngũ sắc (để cá trông thấy mà sợ, không dám đớp), giữa trưa bơi thuyền ra giữa sông thả bè làm bằng cây chuối, đặt bánh lên để cúng ông. Thế là một số nơi lấy tích này giải thích cho Tết Đoan Ngọ.
Xét theo khoa học, ngày 5-5 âm lịch kề cận ngày Hạ Chí (21-6 dương lịch) ở Bắc bán cầu. Hạ Chí nghĩa là giữa mùa Hạ, là ngày dài nhất trong năm, Mặt trời chiếu sáng lâu nhất và lên cao nhất trên bầu trời. Đoan là mở đầu, Dương là Mặt trời, thế là có tên Đoan Dương. Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Vì thế, trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở Đông Nam Bộ, ngày này là ngày Vía Bà, thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen, Tây Ninh. Dân chúng miền Tây Nam Bộ gọi 5-5 là ngày Nước Quay, vì là đầu mùa lũ, sông Mê Kông đục ngầu phù sa và có nhiều xoáy nước rất ấn tượng.
Còn tại sao gọi là Tết Giết Sâu Bọ?
Là vì, mùa Đông bướm đẻ ra trứng, mùa Xuân trứng nở ra giòi, mùa Hạ giòi biến thành sâu. Lúc này là giữa mùa Hạ, sâu đã lớn, đông đúc lúc nhúc, giết hoặc bắt vừa dễ vừa nhanh. Mặt khác, mùa Hè bệnh tật ở người cũng lắm. Nghĩ rằng bệnh tật do sâu bọ trong bụng gây ra, thế là người ta làm rượu nếp (cơm nếp ủ lên men, không chưng cất), bánh tro và mua trái cây để cúng vái trời đất, cầu xin được mùa, người ngợm khỏe mạnh. Cúng xong, ra vườn diệt sâu bọ rồi vào ăn Tết. Đầu tiên nhâm nhi rượu nếp cho sâu bọ trong dạ dày say xỉn liểng xiểng, sau đó bồi trái cây, bánh gio cho chúng chết luôn.
Ngày Tết Đoan Ngọ ngày xưa, dân gian có tục nhuộm móng chân móng tay. Nhìn bát rượu nếp và chùm vải đỏTết Đoan Ngọ năm nay lại nhớ tới thời thơ ấu mấy chục năm về trước. Hồi đó, trước hôm Tết Đoan Ngọ, ba chị em thường rủ nhau đi hái lá móng về, đợi tối thì giã nát ra, đắp móng chân móng tay rồi lấy giẻ bịt lại để đem ngủ khỏi bong ra, sáng hôm sau mới mở thi xem móng chân móng tay ai đỏ đẹp nhất.
Nay chị cả đã dời cõi tạm gần được một năm rồi. Còn lại hai đứa em trai của chị cũng đã ngoài 80. Một đời người cũng sắp trọn!
Sài Gòn Tết Đoan Ngọ 2018
“Tháng tư đong đậu nấu chè,
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”
Ở ta, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h
Người Trung Quốc đại lục, Đài Loan và người Hàn Quốc ngày Tết naỳ được nghỉ lễ, vui chơi ăn uống. Dân ta tuy không được nghỉ, nhưng đa số vẫn cúng kiếng hàng năm.
Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ truyền thuyết về Khuất Nguyên (340-278 TCN) ở Trung Quốc. Ông là vị trung thần nước Sở thời Chiến Quốc, ra sức can ngăn Sở Hoài Vương không được, lại bị bọn gian thần hãm hại nên chán đời nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn, trúng vào ngày 5-5 âm lịch. Vua ân hận, lệnh cho dân chúng hàng năm đến ngày đó làm bánh quấn chỉ ngũ sắc (để cá trông thấy mà sợ, không dám đớp), giữa trưa bơi thuyền ra giữa sông thả bè làm bằng cây chuối, đặt bánh lên để cúng ông. Thế là một số nơi lấy tích này giải thích cho Tết Đoan Ngọ.
Xét theo khoa học, ngày 5-5 âm lịch kề cận ngày Hạ Chí (21-6 dương lịch) ở Bắc bán cầu. Hạ Chí nghĩa là giữa mùa Hạ, là ngày dài nhất trong năm, Mặt trời chiếu sáng lâu nhất và lên cao nhất trên bầu trời. Đoan là mở đầu, Dương là Mặt trời, thế là có tên Đoan Dương. Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Vì thế, trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở Đông Nam Bộ, ngày này là ngày Vía Bà, thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen, Tây Ninh. Dân chúng miền Tây Nam Bộ gọi 5-5 là ngày Nước Quay, vì là đầu mùa lũ, sông Mê Kông đục ngầu phù sa và có nhiều xoáy nước rất ấn tượng.
Còn tại sao gọi là Tết Giết Sâu Bọ?
Là vì, mùa Đông bướm đẻ ra trứng, mùa Xuân trứng nở ra giòi, mùa Hạ giòi biến thành sâu. Lúc này là giữa mùa Hạ, sâu đã lớn, đông đúc lúc nhúc, giết hoặc bắt vừa dễ vừa nhanh. Mặt khác, mùa Hè bệnh tật ở người cũng lắm. Nghĩ rằng bệnh tật do sâu bọ trong bụng gây ra, thế là người ta làm rượu nếp (cơm nếp ủ lên men, không chưng cất), bánh tro và mua trái cây để cúng vái trời đất, cầu xin được mùa, người ngợm khỏe mạnh. Cúng xong, ra vườn diệt sâu bọ rồi vào ăn Tết. Đầu tiên nhâm nhi rượu nếp cho sâu bọ trong dạ dày say xỉn liểng xiểng, sau đó bồi trái cây, bánh gio cho chúng chết luôn.
Ngày Tết Đoan Ngọ ngày xưa, dân gian có tục nhuộm móng chân móng tay. Nhìn bát rượu nếp và chùm vải đỏTết Đoan Ngọ năm nay lại nhớ tới thời thơ ấu mấy chục năm về trước. Hồi đó, trước hôm Tết Đoan Ngọ, ba chị em thường rủ nhau đi hái lá móng về, đợi tối thì giã nát ra, đắp móng chân móng tay rồi lấy giẻ bịt lại để đem ngủ khỏi bong ra, sáng hôm sau mới mở thi xem móng chân móng tay ai đỏ đẹp nhất.
Nay chị cả đã dời cõi tạm gần được một năm rồi. Còn lại hai đứa em trai của chị cũng đã ngoài 80. Một đời người cũng sắp trọn!
Sài Gòn Tết Đoan Ngọ 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét