THÁNG SÁU BI CA
Tháng
sáu, theo lẽ tự nhiên là tháng thứ sáu theo lịch Gregorius, có 30
ngày, trong đó có ngày 21 được coi là một ngày đặc biệt gọi là ngày Hạ
chí ở Bắc bán cầu, là ngày mà khoảng thời gian ban ngày dài nhất và thời
gian ban đêm ngắn nhất, với phần lớn quốc gia ở Bắc bán cầu được coi là
giữa hè.
Tháng
Sáu ở Việt Nam còn có thêm những cơn mưa mùa hè đem lại nét lãng mạn
cho thơ và nhạc. Những cơn mưa tháng sáu đến và đi thật nhanh, nhưng đủ
làm cho nhà thơ bật lên một nỗi buồn, một nỗi nhớ:
Tháng sáu, mưa, mưa.
Giá trời đừng mưa, và anh đừng nhớ.
Trời không mưa và anh không nhớ, anh còn biết làm gì.
Em như hạt mưa trên phố xưa,
Nuôi kỷ niệm bám hoài trí nhớ.
(Đỗ Trung Quân)
Những
kỷ niệm thời hoa mộng bỗng dưng hiện về tràn ngập trong ký ức người có
tâm hồn âm nhạc, với biết bao nhớ thương, tiếc nuối của một thời học trò
trong trắng:
Tháng sáu nhạt mưa, mưa ướt mềm vai em
Trời mênh mang xõa kín bờ mi ngoan
Gót bước buồn lây trong gió chiều mưa bay
Hồn bâng khuâng nghe tiếng gọi đam mê…
(Ngô Thụy Miên)
Và, tháng sáu dù có bão táp mưa sa nhưng với người yêu nhau thì:
Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây
Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy
Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em
Yêu nhau mà, tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội thất bát đèo cũng qua được thì gió mưa có xá gì đâu.
Nhưng
đời người đâu phải ai cũng có tình khúc tháng sáu, những tháng sáu trời
mưa mộng mơ tuy buồn nhưng đẹp ấy.Tháng sáu trong đời người bình dân
luôn phải lo cơm áo thì 30 ngày ấy sẽ là bộn bề biết bao nhiêu sự việc.
Chỉ kể riêng tháng sáu này thôi:
Mở
đầu tháng sáu, ngày mồng một, Ngày Quốc tế Thiếu nhi, tại Việt Nam, còn
gọi là Tết Thiếu nhi là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của loài
người. Trong khi với nhiều đứa trẻ, tuổi thơ là những ngày hạnh phúc
nhất khi luôn được chơi đùa, vui vẻ trong tình yêu thương, sự chăm sóc
của ba mẹ, thì cũng có không ít những em nhỏ mà tuổi thơ lại là những
tháng ngày thiếu thốn, vất vả mưu sinh, chia sẻ những gánh nặng cùng gia
đình. Còn nhiều em bé ở miền núi, ban ngày cõng em đi học, cõng em lên
nương, tối rồi còn cõng em đi bán hàng cho khách du lịch. Còn nhiều em
bé ở miền xuôi phải làm những công việc nặng nhọc như người lớn như theo
mẹ xuống đồng cấy lúa ở nông thôn, đi bán vé số dạo, kéo xe chở gạch
ngói, bế ẵm em bé cho nhà chủ ...ở thành phố.
Chưa
qua thượng tuần tháng sáu, ngày mồng 10 biểu tình tự phát ở khắp nơi,
bất ngờ bùng nổ và kéo dài phản đối Dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, từ
Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Phan Rí, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Đak
Lak đến Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương…vv. Trong những biểu ngữ phản đối hai
dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng, còn nghe nhiều tiếng hô “Đả đảo bọn
bán nước”, “Đả đảo Việt gian”…Tại Tp.HCM, đây là cuộc xuống đường rầm rộ
nhất kể từ sau 1975. Chính quyền đã huy động an ninh, công an đến đàn
áp biểu tình. Các hình ảnh trên video cho thấy người biểu tình bị kéo lê
trên đường phố và tống lên xe buýt đưa đi nơi khác.
Và
thật kỳ lạ, một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, địa hình chủ
yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, người dân từ nghìn đời
nay sống rất hiền hòa, đã nổ ra một vụ bạo loạn ở Phan Rí, Bình Thuận
kéo dài từ 10.6 đến chiều 11.6. Những ai chứng kiến chỉ miêu tả được hai
chữ: kinh hoàng. Những người quá khích đã đập phá trụ sở UBND tỉnh, bắt
trăm cảnh sát giải giáp, đốt cả xe cộ..vv. Không có nhiều bằng chứng
cho thấy người dân thành phố Phan Thiết và Phan Rí Cửa khi đi biểu tình
vào ngày Mười tháng Sáu có mối quan tâm đặc biệt đến những khuất tất
chính trị và nhân quyền của hai Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Mà
trên hết, họ đi biểu tình vì nhu cầu môi sinh và môi trường đã bị phá
hủy với sự bao che trắng trợn của chính quyền tỉnh Bình Thuận. Sự kiện
này khiến chính quyền phải dùng bạo lực: Một tiểu đoàn, có thể là cả
trung đoàn cảnh sát cơ động được điều từ miệt trong ra để vãn hồi trật
tự ở Phan Thiết và Phan Rí.
Người lãnh đạo cao nhất đảng CSVN N thì nói: Việc người dân biểu tình là do sự thật bị xuyên tạc, lòng yêu nước bị lợi dụng.
Chủ tịch Quốc hội VN thì kêu gọi chính phủ giám sát chặt chẽ tình hình, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Tất cả báo chính thống đều chạy những chữ, bọn phản động xúi dân đi biểu tình rồi trả 300 nghìn đồng .
Nhiều nhà báo cũng ăn theo nói leo, viêt tin thứ cấp nhưng khẳng định cáo buộc: Những người biểu tình ở Phan Rí là những con nghiện cần tiền.
Nhưng hầu hết người dân không thừa nhận các cách nói và viết trên. Họ đều nhận định:
Người
dân thì bức bách nhiều vấn đề liên quan đến họ, có dịp là ới nhau xuống
đường không có quy chế, tổ chức để kiểm soát. Thấy chính quyền bắt
người là lập tức bắng mọi giá bảo vệ người của mình.
Thành ra chống lại chính quyền.
Thành ra máu đổ.
Giản đơn thế thôi.
Có người bảo:
Tại
sao cứ để dân phải phẫn nộ rồi mới giở giọng lên án, chê bai họ quá
khích, bạo lực, vi phạm pháp luật, bị lợi dụng..., rằng "lòng yêu nước
cũng cần phải tỉnh táo", "hãy yêu nước một cách sáng suốt", "đừng rơi
vào bẫy của thế lực thù địch".
Sáng
nay tôi đọc được trên báo chí quốc doanh rất nhiều bài lên giọng dạy dỗ
nhân dân, chê dân mà tác giả không dám chường mặt ra, chỉ ký những cái
tên như kiểu Thiện Tâm, Thiện Văn, Dân Ý, Trung Thành; có cả vài bài
trên mấy tờ báo bạo lực thì giở thói đe nẹt, dọa dẫm này nọ...
Có người hoài cổ, nhớ về những con người cùng khổ thời xưa như chị Dậu trong Tắt Đèn của cụ Ngô Tất Tố và nói với chị:
Thôi thì chị cứ "tắt đèn" đi
Cứ chạy ra đường trong đêm tăm tối
Nhưng đừng chạy ra trung tâm chị nhé
Rủi bị oan, bị đánh vì tưởng chị "biểu tình"...
Cũng
thời gian này, làng mạng xôn xao về sự thất học của một ông tướng, Chủ
nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội khóa XIV, khi cho rằng ông
ấy phát âm chữ Facebook thành Phê tê bốc và đòi phải dịch chuyển đám mây
điện toán đám mây ảo về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Nhưng
rồi ngày 12.6, Quốc hội vẫn bấm nút thông qua Luật An Ninh Mạng với tỷ
lệ 423/466 đại biểu khiến toàn cư dân mạng bày tỏ thất vọng. Có nhà báo
nói:
"Hậu quả cho nền kinh tế sẽ là thiệt hại vô cùng lớn mà tới giờ,
những ai đưa ra dự thảo luật rồi những ai ngồi bấm nút, liệu có hình
dung hết mọi hậu quả lâu dài và có chịu trách nhiệm nổi không?"
Ngày 21.6 đúng ngày mặt trời chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến ở Bác bán cầu cũng là ngày Báo chí việt Nam. Nhiều nhà báo được nhận những lời chúc mừng nồng nhiệt của bạn đọc nhưng có người đã bày tỏ:
Ngày 21.6 đúng ngày mặt trời chiếu thẳng góc vào đường chí tuyến ở Bác bán cầu cũng là ngày Báo chí việt Nam. Nhiều nhà báo được nhận những lời chúc mừng nồng nhiệt của bạn đọc nhưng có người đã bày tỏ:
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã gửi lời chúc nhân ngày nhà báo 21/6, chỉ xin thưa với các bạn là đây là ngày báo chí cách mạng mà tôi thì hoàn toàn không phải là nhà báo cách mạng.
Đối
với tôi, báo chí là báo chí, còn thêm chữ cách mạng thì có nghĩa là mặc
nhiên viết theo chỉ đạo của đảng và nhà nước, mà đã viết theo chỉ đạo
thì báo chí đã mất đi tính khách quan, lúc ấy báo chí đã biến thành một
công cụ tuyên truyền. Chính vì vậy mà uy tín của báo chí ngày càng thấp
đi trong lòng người đọc, số lượng người dựa vào nguồn tin trên mạng xã
hội ngày càng nhiều.
Ít ngày sau, các báo giấy đồng loạt tăng giá, tờ báo hàng ngày trước 3.700 đ nay lên 5,500 đ!
Tháng
sáu, liên tiếp hàng tuần, nước mưa như thác lũ tràn qua đường ở một số
tỉnh miền núi phía Bắc trong đó nguy hại nhất là tỉnh Lào Cai. mưa lớn
gây lũ quét, sạt lở đất đã khiến 31 người chết và mất tích, thiệt hại
458 tỷ đồng, đến nỗi nhiều người có lòng thương dân đã lên tiếng: Cần
một “Hội nghị Diên Hồng” bàn quyết sách cho vùng lũ quét
Mấy
ngày gần cuối tháng, Trên 925.000 thí sinh dự ký thi THPT Quốc gia 2018
. Khi đề Văn được công bố: Đánh Thức Tiềm Lực, bài thơ của Nguyễn Duy
được trích đoạn làm đề thi, rất nhiều người vỗ tay hoan hô:
- Bộ GD&ĐT sếp lú nhưng quân quá giỏi!
-
Cái hay nhất của việc ra đề thi này là "đánh thức" một bài
thơ quí của Nguyễn Duy. Một bài thơ cách nay gần 40 năm mà vẫn
còn nóng hổi tính thời cuộc. Một bài thơ tưởng chừng "có vấn
đề". Chưa bàn đến việc là học sinh có tư duy làm bài thi thế
nào, việc dám dùng bài thơ ĐTTL vào đề thi thật đáng hoan
nghênh .
Tuy nhiên, sau giây phút hào hứng ấy, nhìn vào thực trạng đất nước trước mắt, nhiều người không khỏi không ngán ngẩm:
- Đề
Văn năm nay đột nhiên đứng đắn, sâu sắc, có vẻ hay mà thực ra không tử
tế với học sinh. Các cháu xưa nay có được dạy tư duy vấn đề như này đâu.
Chân chính cũng cần có gốc rễ.
-
Câu hỏi này thực sự KHÔNG PHÙ HỢP với các em học sinh. Nó quá tầm của
các em. Đánh thức tiềm lực của đất nước là khai thác tài nguyên vật chất
và phi vật chất. Nhưng hiện nay, với những gì đang trải qua về tham
nhũng, quản lý yếu kém, chảy máu ròng ròng CHẤT XÁM thì việc đánh thức
tiềm lực như bác Nguyễn Duy viết đã không còn phù hợp. Đánh thức theo
tôi thay bằng báo động, kêu gọi, cảnh tỉnh thì đúng hơn. Tài nguyên như
bác Duy nói: rừng, biển... đâu còn gì mà đánh thức
-
Những thứ tiềm lực đó rừng, khoáng sản, dầu mỏ, than đá..chúng móc lên
bán cả rồi, nay phân lô xẻ thịt đất mẹ bán nốt cho nhanh chứ còn chi mô
nữa mà tiềm với lực, còn chăng Vịt tiềm Hoa Nam.
Một nhà báo có tiếng viết:
Bắt
đầu tài nguyên than. Ai đi Quảng Ninh thì biết trước đặc sản nhảy cầu
Bãi Cháy, đây còn được gọi là xứ than với những mỏ từ thời Pháp. Nó ngon
đến mức gạt đất đi là có thể xúc. Lộ thiên luôn. Ấy thế mà chúng mình
đánh thức cho đến mức nó trọc mịn luôn. Năm 2011, lần đầu tiên VN phải
nhập khẩu với 9.570 tấn than đầu tiên thì đến 2017, lượng nhập khẩu đã
đạt gần 15 triệu tấn, tương đương 1,52 tỉ USD. Và tới giữa tháng 3 năm
nay, 384 triệu USD phải bỏ ra để nhập 3 triệu tấn than.
Ngày
qua ngày, ngổn ngang sự kiện. Nhưng hôm nay thì ngày 30 tháng sáu đã
đến, ngày cuối cùng của một thời gian nửa năm trong đời người, chấm hết
cho một tháng sáu bi ca 2018.
Giống
như người nông dân chỉ mong trời mưa nắng phải thì, trời yên bể lặng để
cấy trồng. Ngườì ôn lại 30 ngày tháng sáu vừa qua cũng chỉ xin nguyện
cầu năm nào, tháng nào ngày nào cũng đều được bình yên cho dân lành từ
thành thị đến thôn quê không bị lầm than khổ ải!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét