Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

ĐỀ THI VĂN QUỐC GIA 2018 CỦA BỘ DỤC

chum anh thi sinh un un di thi thpt quoc gia 2018

Đủ kiểu đưa con đi thi

ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC, bài thơ “PHẢN ĐỘNG” đã đánh thức lớp trẻ...khi được trích đoạn làm đề thi tốt nghiệp THPT năm nay:

De thi Van THPT quoc gia 2018 hinh anh 1


Đúng là bài thơ đã gần như bị coi là “phản động”. Theo nhà thơ Nguyễn Duy,





cha đẻ của bài thơ thì từng chút, từng chút, ý tứ bài thơ tượng hình dần trong tâm trí, đến đầu năm 1980 mới ngọ nguậy nở thành từng con chữ trên giấy. . Những dòng chữ nặng nề và chậm chạp chở lênh đênh tâm sự trầm buồn chân thật như bọt bèo, như rều rác bập bềnh trôi trên dòng sông tuổi thơ. Thêm rồi bớt, viết rồi sửa, đến giữa năm 1982 bài thơ dài ra thành vài trăm dòng. Lần đầu tiên ông công bố bài thơ là đọc tặng trước ông Võ Văn Kiệt, tức ông Sáu Dân – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. Ông Sáu nghe bài thơ xong im lặng chốc lát, rồi chậm rãi: “ Nặng lắm. Nhưng chịu được”.Nhưng phải  mãi 1986,  bài thơ  mới được đăng nguyên văn trên báo Tuổi Trẻ, được phát hành khắp trong nước và ngoài nước.
Mình đã nghỉ dạy hai mươi nắm rồi nhưng vẫn luôn quan tâm tới ngành giáo dục, đặc biệt quan tâm tới đề thi môn Văn các kỳ thi THPT Quốc gia. Một đời dạy học chỉ toàn thấy các đề thi ra quanh đi quẩn lại quanh thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu, dăm ba năm mới khác nhưng cũng là Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên…, những nhà thơ nổi tiếng nhưng trước khi chết đã có những bài thơ sám hối muộn màng. Mới đây, năm ngoái, đề thi môn Văn THPT Quốc gia bị dư luận phê phán và chế diễu dậy sóng vì có đề cập đến hai tiếng “thấu cảm” và trích đoạn bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Một giảng viên trường Đại học Quy Nhơn, Chu Mộng Long đã ứng thi tự do đã làm một bài văn dài với đoạn mở đầù:
 “Sau khi đọc hiểu bài văn về thấu cảm của soái ca Đặng Hoàng Giang, em bắt đầu thấy thấu đủ thứ. Em bắt đầu biết nhìn bằng con mắt của kẻ trộm chó. Mỗi khi thấy các quán thịt chó đông người, em tin chắc là thịt chó thơm ngon, em muốn mỗi đêm bắt được nhiều chó để có được nhiều tiền.”…
Một người khác cũng ứng thi tự do, ông Vĩnh Huy Lê ở miền Tây Nam Bộ nộp bài làm đề 2 trong đó có đoạn:
“Mở đầu đoạn thơ là kỷ niệm tình yêu thời thơ trẻ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm”
Qua đó, ta được biết ông đã từng được đến trường, và ngôi trường của ông được dựng trên nền đất. Xin lưu ý cho: đây là trường được dựng trên đất đàng hoàng, chứ không phải dưới đáy Thủy tề đâu nha nha! Để giữ cho không khí thơ thêm lung linh huyền nhiệm, Nguyễn Khoa Điềm chỉ nói thoáng qua, nhất định không khai báo địa chỉ cụ thể của ngôi trường là trường học sinh miền Nam nào trên đất Bắc.”

Vì vậy, đề thi môn Văn năm nay lấy  trích đoạn bài thơ ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC của Nguyễn Duy được đông đảo nhìn nhận là một đề thi hay , đúng đắn và sâu sắc. Chính nhà thơ Nguyễn Duy khi biết tin này cho biết, ông:  rất mừng, rất bất ngờ khi bài thơ được đưa vào đề thi như vậy. Có nhiều điều khác so với kiểu cũ.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Đề thi Văn tốt nghiệp PTTH sáng nay về bài “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy. Bộ GD&ĐTsếp lú nhưng quân quá giỏi!

Facebooker Lê Đức Thắng: Cái hay nhất của việc ra đề thi này là "đánh thức" một bài thơ quí của Nguyễn Duy. Một bài thơ cách nay gần 40 năm mà vẫn còn nóng hổi tính thời cuộc. Một bài thơ tưởng chừng "có vấn đề". Chưa bàn đến việc là học sinh có tư duy làm bài thi thế nào, việc dám dùng bài thơ ĐTTL vào đề thi thật đáng hoan  nghênh .
 
Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng đất nước bây giờ, nhiều người không khỏi không ngán ngẩm:

FB Ngo Huong :Đề văn năm nay đột nhiên đứng đắn, xâu xắc, có vẻ hay mà thực ra không tử tế với học sinh. Các cháu xưa nay có được dạy tư duy vấn đề như này đâu. Chân chính cũng cần có gốc rễ. Anh quá khe

FB Kim Mai: Câu hỏi này thực sự KHÔNG PHÙ HỢP với các em học sinh. Nó quá tầm của các em. Đánh thức tiềm lực của đất nước là khai thác tài nguyên vật chất và phi vật chất. NHƯNG hiện nay, với những gì đang trải qua về tham nhũng, quản lý yếu kém, chảy máu ròng ròng CHẤT XÁM thì việc đánh thức tiềm lực như bác Nguyễn Duy đã không còn phù hợp. Đánh thức theo tôi thay bằng báo động, kêu gọi, cảnh tỉnh thì đúng hơn. Tài nguyên như bác Duy nói: rừng, biển... đâu còn gì mà đánh thức

FBHồ Việt: những thứ tiềm lực đó rừng, khoáng sản, dầu mỏ, than đá..chúng móc lên bán cả rồi, nay phân lô xẻ thịt đất mẹ bán nốt cho nhanh chứ còn chi mô nữa mà tiềm với lực, còn chăng Vịt tiềm Hoa Nam.

Nhà báo Đào Tuấn viết hẳn một tút dài đoạn mở đầu như sau:
Qua có lời khen đề thi văn quốc gia của thầy Nhạ
Đề ấy dẫn thơ Nguyễn Duy, có một câu thế này “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên...”. Và câu hỏi của đề thi là quan điểm tác giả trong hai câu thơ trên có còn phù hợp thực tiễn ngày nay?
Nếu là giáo viên, Qua dứt khoát sẽ chấm điểm tuyệt đối cho thí sinh nào trả lời là: No.

Rồi Đào Tuấn vào bài:
Bắt đầu tài nguyên than. Cụ mợ nào đi Q Ninh thì biết trước đặc sản nhảy cầu Bãi Cháy, đây còn được gọi là xứ than với những mỏ từ thời Pháp. Nó ngon đến mức gạt đất đi là có thể xúc. Lộ thiên luôn. Ấy thế mà chúng mình đánh thức cho đến mức nó trọc mịn luôn. Năm 2011, lần đầu tiên VN phải nhập khẩu với 9.570 tấn than đầu tiên thì đến 2017, lượng nhập khẩu đã đạt gần 15 triệu tấn, tương đương 1,52 tỉ USD. Và tới giữa tháng 3 năm nay, 384 triệu USD phải bỏ ra để nhập 3 triệu tấn than…

Than ôi, đề thi hay mà cũng gây sóng buồn  là sao. Đúng là chữ và nghĩa và cũng đúng là thời cuộc!


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi

Đợi con đang thi

Riêng Chu Mộng Long, thí sinh tự do xin ứng thi năm ngoái năm nay bị:

Á KHẨU VỚI ĐỀ VĂN 2018

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và cận cảnh

Mấy ông bà hiểu biết về văn chương đang á khẩu với câu 1 của phần Làm văn: “Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay”.
Nhiều chuyên gia nói, nếu học sinh không bị nhồi sọ bởi sự quanh co dối trá, cứ luận thẳng tuột rằng, tiềm lực đã hết, chất xám bị chảy máu, tài nguyên bị xâm chiếm, tàn phá và vét sạch, còn đâu mà đánh thức, liệu có bị điểm liệt không?
Tôi nghĩ, không chỉ bị điểm liệt mà còn bị nghi ngờ, theo dõi, kết tội như là thù địch, phản động.
Có kết tội tôi thì tôi vẫn nói to: Chỉ có thể đánh thức tiềm lực rác thải!
Riêng tôi á khẩu luôn với câu 2: “Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả”.
Trước đấy, bà xã tôi có cho xem mấy đề thi thử trước kì thi. Đề ra theo dạng so sánh. Chẳng hạn, so sánh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa với Liên trong Hai đứa trẻ để thấy được cách nhìn hiện thực và nhân đạo của Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam; hoặc so sánh bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến với thiên nhiên trong khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang để thấy được cái nhìn thẩm mỹ của Quang Dũng so với Huy Cận…
Lúc đó, tôi không á khẩu mà á đù. So sánh con bò với con vịt để thấy sự khác nhau, rằng thì là bò có bốn chân, còn vịt thì có hai chân?
Lại chợt nhớ có đề tài khóa luận cho sinh viên mà tôi từng ngồi hội đồng: So sánh những đứa trẻ trong Đội du kích thiếu niên Đình Bảng của Xuân Sách với chị em Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Tôi không thèm đọc. Khi ra hội đồng, tôi chỉ hỏi: có phải những đứa trẻ trong Đội du kích thiếu niên Đình Bảng đi theo cách mạng, còn chị em Liên trong Hai đứa trẻ chưa đi theo cách mạng không? Y chang. 
Năm trước lại có đề tài luận văn thạc sĩ: So sánh Cho một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh và Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain. Tôi không ngồi trong hội đồng nhưng theo dõi từ đầu đến cuối trên màn trình chiếu. Rằng tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh viết bằng tiếng Việt, còn tác phẩm của Mark Twain viết bằng tiếng Anh. Nhân vật trẻ em của Nguyễn Nhật Ánh nói tiếng Việt và có tâm hồn Việt, còn nhân vật trẻ em của Mark Twain nói bằng tiếng Anh và có tâm hồn Mỹ. Sau đó tác giả có so sánh về hiện thực thế kỷ thứ 19 và hiện thực thế kỷ 20, 21, so sánh hai thể chế tư bản và xã hội chủ nghĩa. Y chang như dự đoán.
Tôi nói với bà xã: lẽ nào mấy ông bà ra đề làm sang đưa văn học so sánh vào đề thi với cách so sánh như trí tuệ của đứa trẻ bị đao? Bà xã nói, đó là chủ trương cải cách thi cử của Bộ đấy anh. Phải ra đề làm sao có sự so sánh giữa văn học cách mạng (phần văn học 12) với văn học trước cách mạng (phần văn học 11).
Nay tận mục sở thị cái đề thi này. Đúng là chủ trương cải cách thật. Có lẽ đáp án sẽ là: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa với chân trời rực sáng là lý tưởng của đảng mở đường cho cả dân tộc có khả năng quét sạch mọi bạo lực, trong đó có bạo lực gia đình, tàn dư của chế độ cũ. Còn ánh sáng của đoàn tàu đi qua phố huyện là thứ ánh sáng viễn vông, vớ vẩn của bọn tư sản phản động không đủ sức xua tan đêm trường tăm tối với ngọn đèn leo lét nơi phố huyện nghèo. 
Á đù xong thì á khẩu luôn. Thảo nào từ khi lấy kết quả tốt nghiệp làm căn cứ tuyển sinh, các trường đại học thành các chuồng bò với biển quảng cáo sữa: chúng tôi là những con bò!

Với cách dạy học và thi văn như vậy, bỏ hẳn môn văn là phải. Ai yêu văn chương loại này chỉ có thể là những con bò!




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...