Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

VỀ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(Trao Đổi Giữa Chu Vương Miện (Hoa Kỳ)& Nguyễn Bàng (Sài Gòn)


CHU VƯƠNG MIỆN: 
(07/06/2017)

Xin bác cho em vài nét về sông Bạch Đằng (quê của em). Bài viết ngắn gọn (y như sách sử địa cấp1) cho dễ hiểu. Chả hạn như từ những nhánh sông nào gom vào thành Lục đầu giang (tức Bạch Đằng) rồi phân ra làn những nhánh nào?

NGUYỄN BÀNG:
(08/06/2017)

Viết được một câu văn trôi chảy đã là khó huống chi là viết vài nét về sông Bạch Đằng lại là viết ngắn gọn như sách Sử Địa cho trẻ cấp I đọc và hiểu.
Tài liệu giờ không khó tìm kiếm trong các sách vở và nhất  là trên mạng sách vở và nhất là trên mạng.  Tôi nghĩ, bác có  thể tự làm được việc bác muốn “nhờ vả” tôi.
Về sông Bạch Đằng và Lục Đầu Giang, thời tôi còn gõ đầu trẻ, mỗi khi cần liên hệ cho trẻ về địa danh này, tôi thường nói vắn tắt và dẫn thêm đôi ba câu ca dao:

Con ơi nhớ lấy lời cha,

Gió to sóng cả đừng qua sông Rừng.
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm

Bạch Đằng giang là sông cửa ải

Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông  Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Bạch Đằng  là một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông.

Sông Lục Đầu là quãng sông do sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành.
Đôi khi có nói cho trẻ biết thêm chút ít:
Lục Đầu Giang, nơi hội tụ, là điểm giao của 6 dòng sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình. Có điều đặc biệt, 4 dòng sông đổ nước về đây tên chữ đều mang chữ “Đức”: Sông Nhật Đức - sông Thương, Minh Đức - sông Lục Nam, Nguyệt Đức - sông Cầu, Thiên Đức - sông Đuống. Nước từ 4 dòng “đức” này tụ về đây, qua sông Kinh Thầy và qua dòng chính sông Thái Bình đổ ra biển Đông
Sông Lục-đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Kiến thức gõ đầu trẻ của tôi chỉ có đến thế thôi, thưa bác Chu!
Quê bác ở Bạch Đằng, thật là một niềm tự hào cho bác. Nhưng cũng lưu ý bác rằng, ngày nay, Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc, từ bao đời nay, ngã sáu sông là nguồn sống của hàng nghìn hộ dân làm nghề chài lưới, nuôi cá lồng bè. Nhưng gần đây, các dòng sông bị đầu độc, nghề sông nước ở Lục Đầu Giang đang lâm đường tận vận.

CHU VƯƠNG MIỆN:
Kết quả hình ảnh cho Chu vương miện
(08/06/2017)

Đi từ Quảng Yên qua Hải Phòng bằng đường sông thì:
Đi từ bến Đoạn tức là sông Chanh qua phà Rừng tức là bến đò Rừng, nơi này sông rộng chừng 2 cây số (ngăn cách giữa Quảng Yên và Kiến An, cụ thể là quận Yên Hưng và quận Thuỷ Nguyên). Đi tiếp nữa chừng 2 cây số là rạch Cói bên cạnh núi U Bò (ngọn cao nhất trong dãy núi Tràng Kênh (sau lưng là Yên Tử Uông Bí). Tiếp theo là đến khúc sông Ruột lợn hay Ruột dê theo đường chim bay chừng 3 cây số. Đây là đoạn sông lịch sử (những đoạn khác không cần biết).
Từ Quảng Yên đi Hải Phòng thì rất dễ dàng vì thuận gió (thuyền buồm) còn về thì rất khó. Khi đến đoạn sông này từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều, thuỷ triều rú xuống (không có gió). Dãy Tràng Kênh chạy theo chiều Bắc Nam (mà đỉnh U Bò cao nhất) thuộc loại núi đá vôi. Khi từ 1 giờ chiều thì mặt trời từ phía Tây chiếu vào vách núi, phản chiếu xuống dòng sông Bạch Đằng toàn màu trắng bạc hoa cả mắt, sườn núi cũng trắng, dòng sông, lòng sông cũng trắng (mây trên troeif cũng trắng).
Bạch Đằng giang có nghĩa là như trên.

NGUYỄN BÀNG:
(08/06/2017)

Cảm ơn bác đã giải thích hai tiếng bạch đằng:
Tôi từ xưa đến nay vẫn hiểu theo ngữ nghĩa của ngôn từ. Bạch là trắng thì rõ rồi, như câu thơ: Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân (Sóng bạc đầu quanh khách bạc đầu)
Còn Đằng thì theo Từ điển Hán Việt Rộng mở tâm hồn:
đằng:
① Nước chảy vọt lên
đằng:
① Ngựa nhảy chồm. ||② Bốc lên. Phàm cái gì nó bốc lên đều gọi là đằng. Như hoá khí thượng đằng 化氣上騰 hoá hơi bốc lên. Giá đồ vật gì bỗng đắt vọt lên gọi là đằng quý 騰貴. ||③ Nhảy. ||④ Cưỡi.
Theo sách vở nói về sông Bạch Đằng, gọn lại là:
Một con sông có dòng chảy mênh mông, sóng vỗ trắng xoá như mây nên người xưa gọi Bạch Đằng là sông Vân Cừ.Trong sách “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi từng mô tả: “Sông Vân Cừ rộng 2 dặm 69 trượng, sâu 5 thước, núi non cao vót, nước suối giao lưu, sóng tung lên tận trời, cây cối lấp bờ, thật là nơi hiểm yếu”.
Người bình dân ở Quảng Yên xưa không thích gọi tên con sông là Vân Cừ theo lối chữ Hán xa lạ ấy. Bạch Đằng họ gọi là sông Rừng cùng với bến đò Rừng, giếng Rừng, chợ Rừng và sau này là bến phà Rừng nữa.
Ca dao vùng này cho thấy, người Quảng Yên yêu mến sông nhưng cũng sợ cái hiểm trở của con nước sông Rừng: “Con ơi nhớ lấy lời cha/ Gió nồm, nước rặc (nước thuỷ triều chảy mạnh xuống - PV) chớ qua sông Rừng”
Vua Trần Minh Tông, trong đó có hai câu: “Chạm mây gươm giáo xanh von vót/ Sóng tuyết khi đầy lại lúc vơi…”.

Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu:


Mới học thói Tử-trương: bốn bể ngao du. Qua cửa Ðại-than sang bến Ðông-triều, đến sông Bạch-Ðằng, đứng đỉnh phiến-chu. Trắng xóa sông kềnh muôn dặm, xanh rì dặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, phong cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cõi, bến lách đìu-hiu. Giáo gậy đầu sông, cốt khô đầy gò. Ngậm ngùi đứng lắng ngắm cuộc sống phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết hãy còn lưu.

Kết quả hình ảnh cho sông bạch đằng

Xem vậy thì cách cắt nghĩa của bác theo cách nhìn nhận thực tế của riêng bác và của dân gian vùng sông nước Bạch Đằng không trùng với cách nhìn của người xưa.
Nhưng đâu phải dòng sông và lòng sông Bạch Đằng chỉ trắng "khi từ 1 giờ chiều thì mặt trời từ phía Tay chiếu vào vách núi" Mà thời tiết quanh năm đâu phải ngày nào cũng từ 1 giờ chiều cũng có mặt trời phía tây chiếu vào vách núi mà quanh năm ngày tháng, sóng ở đây đều trắng xoá đặc biệt là những khi gió nồm nước rặc?!
Tuy vậy, cũng xin cám ơn bác cho thêm nhiều hiểu biết rất thú vị!

CHU VƯƠNG MIỆN:
(10/06/2017)

Dẫn theo lời anh Trần Nhuận Minh thì rất dễ hiểu:

Điểm tập kết của sông Bạch Đằng là tại Phả Lại, gồm 6 nhánh sông dồn lại còn 1laf sông Vân Cừ (hoặc Kinh Thầy) chảy qua Nam SÁch Hải Dương thì chuyển thành sông Kinh Môn.

Địa đầu của tỉnh Kiến An (huyện Thuỷ Nguyên) và địa đầu tỉnh Quảng Yên (Uông Bí) thì chuyển thành sông Đá Bạc chảy giữa Quảng Yên và Kiến An đến cuối sông là sông Rừng, Quảng Yên.
Sông Rừng là trên bờ sông có rừng gỗ lim (dùng làm cọc Bạch ĐẰng), chợ Rừng (tiếng địa phương là sông Dằng, chợ Dằng (cuối tỉnh có chợ Rộc Vỏ)
Sau Pháp dùng phà qua lại giữa bến Đoạn và Thuỷ Nguyên nên kêu là Phà Rừng. Sông này chỉ có 6km, là ngay ngã ba sông Rừng hay về phía Hạ Long là sông Chanh dài 2km ngược về phía Thuỷ Nguyên Hải Dương chừng 4km và 1 nhánh về Yên Giang. Sau đó thì sông chiều ngang chỉ còn 100m, chỉ giao thông bằng thuyền nhỏ bởi quanh co gập ghềnh rất khó đi.
Nói như vậy, bác chỉ qua Quảng Yên bằng đường bộ từ bến đò Bính (sông Cấm) qua Thuỷ Nguyên rồi qua Phà Rừng là đến Quảng Yên.
Quảng Yên và Kiến An Hải Dương (thời Minh Mang, Tự Đức gộp chung là An Hải) là một vùng đất rất là lộn xộn, mất an ninh. Cụ Nguyễn Công Trứ đã có công bình định và lập trật tự xã hội ở đó, nào giặc Tàu, giặc Khách, nào loạn lạc, linh tinh nhiều lắm.

NGUYỄN BÀNG:


(10/06/2017)


Bác dẫn lời Trần Nhuận Minh, tôi thấy tất cả những lời này đã có ở nhiều tài liệu. Điều tôi muốn hỏi bác là về sóng trên sông Bạch Đằng như bác nói hay như sách sử đã viết.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...