Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

ĐÔI CHUYỆN VỀ GIÁO DỤC
NHÂN MÙA THI TỐT NGHIỆP THPT 2018
(Trao đổi Chu Vương Miện (Hoa Kỳ) &Nguyễn Bàng)

Tranh-biem-hoa-giao-duc-20-4918-14068031

CHU VƯƠNG MIỆN:

1/ Vào 12:43 25 tháng 6, 2017, Thuong Nguyen <chuvmien@yahoo.com> đã viết:
Kính bác,
Bác dạy học nhiều năm, em chỉ thắc mắc 1 điều là, trước năm 1954 thì gọi là ÁM TẢ, sau 1954 em vào Nam thì viết là CHÍNH TẢ. Vậy ÁM TẢ và CHÍNH TẢ khác nhau thế nào?

NGUYỄN BÀNG:

Những năm tôi học Tiểu học thì gọi là ÁM TẢ. Thầy giáo bảo: Các anh ( Hồi đó lớp chưa có học chung cả nam lẫn nữ) nghe thầy đọc, tự ngầm hiểu viết theo sao cho đúng, không bị lỗi.
Tôi nghĩ thầy giải thích đúng với  từ nguyên: Ám là ngầm; tả là viết.
Sau 1954, không chỉ ở Miền Nam Cộng Hòa mà cả ở Miền Bắc Dân Chủ Cộng Hòa cũng đều gọi lại là CHÍNH TẢ.

2/ KÍNH HUYNH.
Xin hỏi:
Giai đoạn 1945-1954 (trong vùng giải phóng) thì hệ Trung học là 9 năm. Giai đoạn 1954-1975 (ở miền Bắc) là hệ 10 năm. Sau 1975 thì theo y như miền Nam và Pháp là hệ Trung học 12 năm
Xin hồi âm
CVM
25.6.17

NGUYỄN BÀNG

1/ Ngay từ năm 1946 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho áp dụng chương trình học của Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời Đế quốc Việt Nam dưới chính phủ Trần Trọng Kim) ở cấp tiểu học và trung học  Năm1950, hai bậc tiểu học  trung học được quy hoạch lại tổng cộng có 9 lớp: Bậc Giáo Dục Phổ Thông: cấu trúc được sửa đổi như sau: Vỡ Lòng: 1 năm, Cấp I: 4 năm gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4.  Cấp II: 3 năm,  gồm lớp 5, lớp 6, lớp 7. Cấp III: 4 năm (2 năm, không chia ban gồm lớp 8, lớp 9 sau đó là + 2 năm dự bị đại học).

 TỪ 1954—1975 ở MIỀN BẮC:
BẬC GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 
- Cấu trúc được sửa đổi như sau:
     Vỡ Lòng: 1 năm,  
1.  tiểu học (cấp I), bốn năm;
2.  trung học cơ sở (cấp II), ba năm;
3.  trung học phổ thông (cấp III), hai năm.
Năm 1956, chính quyền lại ra nghị quyết cải tổ giáo dục phổ thông, đổi lại thành 10 năm:
1.  tiểu học (cấp I), bốn năm;
2.  trung học gồm cấp II và cấp III, mỗi cấp có ba năm.
dùng hệ thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Liên Xô làm mẫu với sự giúp đỡ của cố vấn Liên Xô. Chủ trương của hệ thống giáo dục mới đặt trọng tâm ở mặt thực dụng.Xong năm lớp 10 học sinh thi lấy bằng trung học phổ thông.
Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm1981.
Đến năm 1981, thì cho áp dụng hệ 11 năm cho miền Bắc (thêm lớp 5). Năm 1992-1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thay đổi từ 11 năm sang 12 năm (thêm lớp 9). Từ đó đến nay toàn bộ hệ thống là 12 năm thống nhất cả nước. Cuộc cải cách giáo dục bắt đầu từ năm 1981: Hệ thống giáo dục chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành giáo dục dần quay lại chữ viết cũ. Do tinh thần chỉ đạo “không thua chị kém em”, khiến chương trình giảng dạy của cuộc cải cách giáo dục năm 1981 bị chính các nhà trường kêu quá tải. Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu sách giáo khoa bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung sách giáo khoa.
Giai đoạn 2000-2015, các đợt cải cách mang tính manh mún. Năm 2000, Sách giáo khoa được chỉnh lý, hợp nhất. Năm 2007, sách giáo khoa lại thay đổi
NGHE NÓI:
Từ năm 2018-2019 trở đi, chương trình giáo dục phổ thông sẽ có sự cải cách, giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn.Trong đó, việc tích hợp môn lịch sử và địa lý được xem là một vấn đề gây tranh cãi lớn tại Việt Nam, điều này đã có từ năm 1996. Năm 2015, Quốc hội Việt Nam không cho phép bỏ môn sử trong nhà trường.
Trong nước hiện nay, dân gian gọi Bộ Giáo dục và Đào tạo vắn tắt là Bộ Dục. Ông bộ trưởng nhiệm kỳ mới thì nói ngọng L thành N từ ở nhà ra đến Bộ và lên đến Quốc hội.

Tranh-biem-hoa-giao-duc-04-1998-14068022

Đây là đề thi môn Văn Trung học phổ thông (Tú tài xưa) năm nay:

 De thi, bai giai mon Van THPT quoc gia 2017 hinh anh 1

​ 
 Đề thi này còn nóng hổi vì mới đang chấm thi đã gây choáng với dân có chút chữ nghĩa và có ít lòng quan tâm tới giáo dục lớp con em nước nhà bởi cái từ THẤU CẢM  và đoạn trích thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Nếu có thì giờ nhàn tản, mời bác đọc hai bài làm trên mạng gửi về Ban Khảo thí của Bộ Dục cho vui:

BÀI 1/ BÀI LÀM CỦA CHU MỘNG LONG, GIÁO VIÊN ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÀI VĂN VỀ THẤU CẢM

Lời dẫn: Trong bài phỏng vấn mới nhất, Đặng Hoàng Giang tự hào cho rằng Bộ Dục Tạo lấy văn mẫu của ông ra đề thì học sinh không thể học tủ mà phải sáng tạo. Ông nhấn mạnh, rằng văn chương không có chuyện đúng sai. Vậy học sinh làm bài như thế này thì với năng lực thấu cảm như ông sẽ cho nó mấy điểm?
-----------------------
Sau khi đọc hiểu bài văn về thấu cảm của soái ca Đặng Hoàng Giang, em bắt đầu thấy thấu đủ thứ.
Em bắt đầu biết nhìn bằng con mắt của kẻ trộm chó. Mỗi khi thấy các quán thịt chó đông người, em tin chắc là thịt chó thơm ngon, em muốn mỗi đêm bắt được nhiều chó để có được nhiều tiền. Bây giờ thì em biết đặt mình vào cuộc đời của kẻ trộm chó và cảm thấy thương xót cho thân phận của kẻ trộm chó. Thao thức, rình mò thâu đêm, lại bị dân đánh đến tan xác, trông kinh khủng hơn xác chó trong lò mổ. Giá mà dân biết đặt mình vào thân phận kẻ trộm chó thì đời kẻ trộm chó đâu ra nông nỗi?
Giống như cái lạnh đến thấu xương thấu tủy khi bị mắc gió, cảm lạnh, em đã hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn nỗi niềm lạnh lẽo của các đầy tớ nhà cao cửa rộng. Một đời bốc hốt đến thúi móng tay, hì hục đến lấm đầu lấm đít, nhưng đến khi nghỉ hưu phải sống cô đơn trong những ngôi biệt phủ kín cổng cao tường mà đéo đứa nào đến thăm, trừ bọn nhà báo rình mò chụp ảnh. Lại còn rủi ro bị cách nguyên chức nữa thì khác nào bị lột trần truồng, nhục như con trùng trục. Giá mà ai cũng hiểu biết thấu đáo, đối xử có lí có tình với đầy tớ thì đời các đầy tớ của ta đâu ra nông nỗi?
Em đã bắt đầu cảm được cảm xúc của anh cảnh sát đứng đường giữa cái nắng đổ lửa, mong sao xin đểu bọn tài xế thật nhiều tiền để cúng âm hồn trên cao và cuối tuần ăn nhậu một bữa xả láng. Em cũng cảm được niềm vui của bác sĩ khi vặt tiền biếu của bệnh nhân và vô cùng xót xa khi gây chết người hàng loạt. Em cũng cảm được cảm giác ăn rau sạch của người đầy tớ trung thành khi triệu tập các cô giáo trẻ đẹp hầu rượu vui vẻ. Và em cũng cảm được cái cảm giác buồn ngủ trong các cuộc họp dài ngày mà nội dung cuộc họp gần như đã quyết định trước để cảm thông chia sẻ với người vừa họp vừa ngủ mà không cần phán xét. Người ta buồn ngủ thì cứ ngửa cổ ra ngủ, làm đéo gì mà phán xét dữ vậy?
Cuối cùng, em đọc được tâm trí và tâm hồn của bè lũ Formosa khi ỉa ra môi trường cho dân ta phải ngửi. Tại mình ngửi bằng cái mũi mình thì mới thấy choáng chứ nếu ngửi bằng mũi của những kẻ hám tiền thì sẽ thấy rất thơm. Tâm hồn cặn bã thì không thể thấy mình là cặn bã mà là tinh hoa. Và trong lúc em làm bài thấu cảm thì nghe tin soái ca họ Tập xua quân tràn xuống Biển Đông. Em thật thấu cảm cho Tập soái ca mỗi khi cho tàu tấn công ngư dân ta. Tại bọn ích kỉ chỉ biết đứng về phía ngư dân ta mới thấy đau chứ nếu vị tha mà đứng về phía soái ca thì mới cảm thấy hết niềm vui chiến thắng. Phải đau lưỡi lắm soái ca mới lè cái lưỡi bò liếm hết Biển Đông và uốn lưỡi ngợi ca tình bốn tốt mười sáu chữ vàng. Thấu cảm đến thụt lưỡi nên hoặc là im lặng hoặc là hót theo soái ca mới thấu hiểu hết tình bốn tốt! Nếu ai cũng thấu cảm như em thì làm gì có chuyện những người nhân danh yêu nước xuống đường biểu tình chống soái ca?
Ôi thật là trắc ẩn. Ôi thấu đến tận xương tận tủy. Nếu thầy cô thấu cảm với em thì hãy cho em điểm tối đa bài văn này. Em hứa sau khi học hành thành đạt, em sẽ biến thấu cảm thành hành động như những kẻ mà em thấu cảm!

2/ BÀI LÀM CỦA LÊ VĨNH HUY, MỘT CÂY BÚT RẤT THÔNG THẠO HÁN VĂN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ:

ĐỀ THI NGỮ VĂN 2017 - BỘ GIÁO DỤC. CÂU 2 (5.0 ĐIỂM)
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
(Trích “Đất Nước”, trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2016, tr.118-119)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Hòa chung nỗi niềm ngao ngán của sĩ tử cả nước, tôi xin cũng làm bài thi cho biết mùi. Mong các thầy cô nới tay thêm điểm cho, sẽ có hậu tạ!
_______
BÀI LÀM
1/- MỞ BÀI
Nguyễn Khoa Điềm là con của Hải Triều Nguyễn Khoa Văn, nhà lý luận Marxist nổi tiếng với cuộc bút chiến “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” thời tiền chiến.
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên Huế, tập kết ra Bắc từ 1955. Đến 1964, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông vào Nam, hoạt động cho phong trào sinh viên ở Huế và bị Mỹ ngụy tống giam vào nhà lao Thừa Phủ. Tết Mậu Thân, khi xảy ra cuộc hành quyết tập thể khoảng 2.500 tên phản động, khiến mấy vạn đầu dân Huế phải trắng khăn tang, và hơn 10 vạn người bị mất nhà cửa, thì đó cũng là ngày vui đặc biệt của đời ông: Điềm được các đồng chí giải thoát ra khỏi nhà lao. Từ đó, tình yêu nước của ông càng thêm sâu đậm, và ông trở thành nhà thơ nổi tiếng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Sau 1975, hoạn lộ mở ra thênh thang cho người con thành đạt của đất Thần kinh, ông lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, và Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin (1996). Hiện ông đã nghỉ hưu và tận hưởng đời sống an nhàn ở Huế thương yêu.
Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (tập thơ), Mặt đường khát vọng (trường ca).
“Đất nước” là một đoạn trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ Huế đã nhiệt tình xuống đường tranh đấu cho hòa hợp dân tộc và giải phóng đất nước. Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tình yêu đất nước sâu đậm của ông.
THÂN BÀI:
Mở đầu đoạn thơ là kỷ niệm tình yêu thời thơ trẻ của Nguyễn Khoa Điềm:
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm”
Qua đó, ta được biết ông đã từng được đến trường, và ngôi trường của ông được dựng trên nền đất. Xin lưu ý cho: đây là trường được dựng trên đất đàng hoàng, chứ không phải dưới đáy Thủy tề đâu nha nha! Để giữ cho không khí thơ thêm lung linh huyền nhiệm, Nguyễn Khoa Điềm chỉ nói thoáng qua, nhất định không khai báo địa chỉ cụ thể của ngôi trường là trường học sinh miền Nam nào trên đất Bắc.
Tiếp đó ông giới thiệu luôn người yêu của mình, đó là một cô gái biết giữ gìn vệ sinh. Cô có một thói quen kỳ lạ, là tắm bằng nước, chứ không phải bằng lửa. Em lấy làm thấu cảm với câu thơ này, vì cũng từng rình gái tắm, như ông. Phải công nhận là ông quan sát rất tinh, bởi bản thân em sau ngót chục lần rình mà vẫn chưa biết là các ẻm tắm bằng nước! Quỷ thần ơi, nhắc tới lại thèm quá đi, em hứa: nếu lại có dịp thì em quyết quan sát kỹ, biết đâu sẽ có phát hiện động trời hơn, để có thể trở thành một nhà thơ tài hoa!
“Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Nhà thơ đã khéo léo lồng ca dao, dân ca vào để nhào trộn pha lẫn tình yêu và lấy đó làm tình yêu đất nước, đkm nhà thơ thiệt là khôn quá sá tai!
“Đánh rơi chiếc khăn” là lấy ý từ câu ca dao:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
Còn “chim phượng hoàng” với “cá ngư ông” là từ bài ca dao vùng Quảng Bình:
“Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi Bạc
Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi
Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời
Kẻo mai kia con cá về sông vịnh
Con chim nọ đổi dời về non xanh”
Cả chim lẫn cá cùng bị Điềm nhốt gọn trong ngoặc kép hết đường cựa quậy, chỉ còn chờ vô nồi. Tình tự mặn mà của quê hương đất nước trong ca dao sau khi được ông vay mượn khéo nêm nếm cho đã biến thành nhạt thếch, phải nói rất vừa miệng em!
“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Mượn ở ca dao thôi vẫn chưa đủ và xứng với tài hoa của ông, nên Điềm tiếp tục lôi chuyện cổ tích vào cho thêm hùng biện. Tích trăm trứng trăm con chẳng ung trứng nào được mang vào đây thật đắt, bởi thần thoại này luôn là minh chứng hùng hồn cho tình dân tộc nghĩa đồng bào, hễ ai chống lại thì sẽ thành phản quốc, chết cđm mày chưa!
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau”
Đoạn thơ mở ra bởi em tắm và khép lại bằng em đẻ, tuy phù hợp quy luật âm dương giao hòa, nhưng tiến triển khí hơi nhanh, phụt phát đã đẻ làm tụt mẹ hứng. Đẻ xong thì chết thật, chết dẹp lép như con mắm tép: Đất nước giờ đây hóa thành gánh nặng, một thứ thập giá mà ta bắt buộc phải è vai lưng ra gánh vác, trả nợ suốt đời không được phép kêu ca, vì đó là món nợ thiêng liêng trước vong linh ông bà ông vãi.
Kết thúc đoạn thơ, tác giả lại giở mánh vay mượn ca dao:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Đây là mượn từ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”
Giang sơn vậy là quy về một mối gọn hơ, trăm triệu đồng bào ta đều khởi nguồn từ đền Hùng - Phú Thọ mà ra.

KẾT LUẬN:
Bằng tình yêu đất nước sâu đậm đến mông lung, hòa quyện một chút sắc dục “em tắm” của tuổi biết nứng, thêm vào đó là thủ pháp sáng tạo sửa đổi vài chữ của ca dao, Nguyễn Khoa Điềm đã trút trọn vào đó tình yêu đất nước của mình. Cả một quá khứ nặng nề hờn tủi đè lên vai dân tộc, chẳng thấy chút gì tươi sáng - dẫu chỉ le lói - ở tương lai. Đất nước chúng ta còn phải gánh nợ dài dài.
Cái tài tình của nhà thơ ở chỗ tuy hầu như toàn bộ là vay mượn từ ca dao, nhưng tác giả đã khéo léo bày trí chúng thành âm vang như khẩu hiệu, tuy có đôi chút xộc xệch (em tắm mà không chịu cởi quần, chỉ đánh rớt chiếc khăn). Người ta mượn tứ thì nâng tứ thơ lên, ở đây Nguyễn Khoa Điềm vay ý lại dìm thơ xuống cõi khác. Nhưng biết nói sao, được vậy đã là thành tựu lắm luôn cho một đời thơ tận tụy phục vụ cách mạng rồi!
Em rất mong đoạn thơ này sẽ được phổ nhạc, để mỗi năm, đến ngày giỗ chung và cũng là kỷ công chiến thắng Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, nó sẽ được cất lên trầm bổng thiết tha ngân nga giáo dục xí lắt léo cái tình yêu đất nước cho tuổi trẻ Thừa Thiên Huế!
Hoan hô giáo dục thiệt tình
Ẩn trong đất nước là hình hài em
Phượng hoàng nhắc gợi món nem
Cá ông chấm với mắm nêm ta bà
Từ trong bọc trứng chui ra
Còn non văn hiến đã già lưu manh
Tuồng chi chữ nghĩa hôi tanh
Nhập nhèm tình tự cũng thành đề thi.

Kính thưa Bộ Giáo dục, Bộ khôn chi khôn dữ khôn liền, chẳng chừa ai nha nha!

 Tranh biếm họa giá sách giáo khoa (SGK)

 

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...