Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

LỜI NÓI


Chẳng hiểu sao Người Việt thường hay gắn hai hành động “ăn” và “nói” vào trong một thành ngữ. Xin dẫn vài câu:
“Ăn sóng nói gió”
“Ăn to nói lớn” ,
“Ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói leo”  
“Ăn không nên đọi, nói không nên lời”  .
Ăn và nói là hai hành động sơ khai nhất của một đứa trẻ khi ra đời được nhận những bài học đầu tiên làm người. Càng trưởng thành, con người càng phải “học ăn, học nói”
Tuy nhiên, cái ăn và cách ăn gần như là chuyện cá nhân mỗi người. Dẫu ăn phàm ăn tục hay ăn lịch sự tinh tế tao nhã thì cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến người khác. Nhưng nói là chuyện ngược lại. Không ai mình nói cho mình nghe. Nói một mình chỉ có những người rối loạn thần kinh mà thôi. Bởi thế,  “Nói phải có người nghe” cũng là thành ngữ cổ xưa để chỉ quan hệ nghe nói diễn ra không thể khác
Người xưa quan niêm lời nói hay là:
Lời lời nói ngọt ngào, dịu dàng bao giờ cũng mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho người được tiếp xúc:
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"
Là lời nói đẹp, hay và sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn:
"Lời nói chẳng mất tiền mua"
Nhưng dù là lờ nói hay đẹp thì khi nói, cần biết dừng lại khi cần; đừng nói dông dài “con cà, con kê”ắt sẽ làm cho người nghe nhàm chán, mất hứng thú:
"Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
Và đặc biệt là đừng bao giờ “Ăn không nói có”.Thành ngữ này cũng đồng nghĩa với dối trá, vu khống.
Viết đến đây chợt nghĩ tới Sự việc diễn ra ở Bình Thuận tuần trước. Trước sự việc này hiện có nhiều tiếng nói khác nhau người ta gọi là nhận định đa chiều khiến nhiều người nghe không biết đâu là đúng đâu là sai, đâu là thật đâu là giả.
Lê Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM thì viết: “Lẽ nào, tiếng vọng lại chỉ là bấy nhiêu tiếng la hét, bầy hùa mà không là một thái độ, một hành vi bày tỏ đủ tỉnh táo và kiểm soát, đủ văn minh và công bằng?”
Nhưng nhà báo Bach Hoàn ở Hà Nội thì lại bảo:
“Làm báo mà nghĩ như vậy được à? Nhà báo sao lại có đầu óc ngang với nhóm 423 vậy nhỉ? Ơn nghĩa và đáp lại ơn nghĩa không phải là sợi dây gắn kết nhân dân với chính quyền. Thứ gắn kết duy nhất phải là trách nhiệm và đòi hỏi trách nhiệm. Chị có hiểu được điều này không?
Trong số hàng ngàn người tham gia xuống đường những hôm ấy, tôi không phủ nhận có người quá khích, có người thiếu kiềm chế và cá nhân tôi không ủng hộ điều đó.
Nhưng, dù có như thế thì họ vẫn là con người, vẫn là người dân với đầy đủ ý nghĩa của từ “dân”. Dân chưa đúng thì chỉ cho dân con đường đúng bằng thái độ yêu thương và lo lắng. Thế nhưng, ai? Là ai cho phép chị nói về người dân bằng cái từ “bầy hùa”, hệt như nói về súc vật vậy hả?
Lẽ ra, chị phải đặt tâm thế của mình vào vị trí của người dân để tự hỏi vì sao họ như vậy? Vì sao họ nổi cơn thịnh nộ? Và là một nhà báo, chị phải đi tìm câu trả lời, phải tìm kiếm căn nguyên của vấn đề, từ đó phơi bày lên mặt báo, đặt nó trước mặt các cơ quan chức năng, các nhà lãnh đạo, yêu cầu họ phải giải trình, phải thay đổi.
Chị dùng từ “la hét” ư? Ở đoạn viết khác chị còn nói người ta “nhảy múa”, “quay cuồng” ư?
Chị đã sống cuộc sống của những người khốn khổ ấy chưa? Chị có lắng nghe họ nói không? Trái tim chị có đập cùng nhịp với người dân không? Có lo nỗi lo với người dân, thương niềm thương đất nước này cùng dân hay không mà dám thở ta những chữ bốc mùi đến thế?"
Cùng một việc CA kết tội kẻ phạm tội, các báo lề phải thì nói:
"Cơ quan công an vừa khởi tố bị can kẻ đã dùng một hòn đá nặng hàng chục ký, để ném vào nhóm cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ". (báo Tuổi Trẻ)
"Đáng nói, Trụ dùng 1 hòn đá có khối lượng hơn 30kg ném vào vùng đầu của một chiến sĩ CSCĐ trong đội hình khiến chiến sĩ này choáng, té xuống nhưng may mắn không bị thương tích". (Báo Vietnamnet)
Nhưng nhà báo Nguyễn Thông đã nghỉ hưu thì phản bác lại:
Chống lại nhân viên công lực, ở nước nào cũng vậy, sai đúng đâu chưa cần biết, cứ phải tội cái đã. Đó là luật bất thành văn
Tuy nhiên, khi công an và báo chí kết tội kẻ phạm tội thì cũng cần nói sao cho thuận nhĩ, đừng nói lấy được.
Trích:
"Cơ quan công an vừa khởi tố bị can kẻ đã dùng một hòn đá nặng hàng chục ký, để ném vào nhóm cảnh sát cơ động đang làm nhiệm vụ". (báo Tuổi Trẻ)
"Đáng nói, Trụ dùng 1 hòn đá có khối lượng hơn 30kg ném vào vùng đầu của một chiến sĩ CSCĐ trong đội hình khiến chiến sĩ này choáng, té xuống nhưng may mắn không bị thương tích". (Báo Vietnamnet)
Nếu "tên" Trụ làm được việc ấy, thì lực sĩ như Lý Đức cũng phải gọi bằng cụ. 
Không thể hiểu nổi, hòn đá nặng "hàng chục ký", "hơn 30kg" mà ném được thì đúng là thánh. Khệ nệ dạng chân chèo bê nhấc lên có khi còn chả nổi, thế mà ném như chơi, ném trúng đầu, không bị thương.
Tôi tất nhiên không khỏe bằng "tên" Trụ hoặc Lý Đức, mỗi lần bà xã nhờ qua tiệm tạp hóa mua 15 ký gạo cũng phải ôm khệnh khạng từng bước mới đem được về nhà, nếu nặng gấp đôi thì chịu, ở đó mà ném."
Kinh thánh có câu: Lòng ứ đầy miệng mới nói ra. 
Nhưng biết nghe lời nói nào đây? Và tự nghĩ, dù nói sao thì sự kiện Bình Thuận Chủ nhật trước cũng nói lên sự thất bại toàn diện và thảm hại về chiến lược xây dựng “Con Người Mới - XHCN”.
Nhớ lời cổ nhân dạy: Lưỡi sắc hơn gươm
Đành tự nhủ riêng mình:
Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.


THÊM LỜI NÓI NỮA:

Facebook Đinh Bá Truyền

Cái đệm thịt trần bình minh nhún nhảy
Chồng của em đội chiếc nón xanh rì
Về ký ức em lừa ai cũng hãi
Như em từng bịa mấy cuộc chia ly



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...