Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

CHIỀU MƯA BUỒN, 
ĐỌC DI CẢO THƠ CHẾ LAN VIÊN

Kết quả hình ảnh cho chế lan viên

Hôm nay mưa suốt chiều không đi đâu được, ngồi nhà buồn tìm đọc thơ di cảo của Chế Lan VIên.

Năm 1952, lần đầu tôi đọc chương viết về Chế Lan Viên trong cuốn Nhà Văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan thấy thích và đã thuộc ngay một số câu thơ của Chế Lan Viên như những câu như:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

Sau đó tôi lên thư viện tìm đọc tập thơ Điêu Tàn của ông, một tập thơ khổ nhỏ, mỏng mảnh gồm 36 bài và lại thêm yêu thích  giọng thơ buồn ảo nảo pha màu sắc huyền bí kỳ lạ


IMG-3383-1536-1437737902.jpg

Năm 1954, sau tiếp quản Thủ đô Hà Nội, năm 1960 Ánh sáng và phù s của Chế Lan Viên ra đời trong đó những bài chủ yếu trong tập, cũng chỉ được làm cách đó ít lâu, 1958, 59 gì đó cho ta  thấy rõ quá trình chuyển hướng thơ của ông hoàn toàn không dễ dàng, đơn giản.
      
      Xưa phù du mà nay đã phù sa
      Xưa bay đi mà nay không trôi mất
      Cho đến được lúa vàng đất mật
      Phải trên lòng bao trận gió mưa qua.

 Nhưng thật lòng tôi không thích lắm Ánh sáng và phù sa.

 Về sau Chế Lan Viên còn viết nhiều bài thơ được gọi là Thơ tranh đấu và buồn thay cho một nhà thơ thời trẻ  “một cánh chim thu lạc cuối ngàn” với những câu thơ “bất hủ” bây giờ:

“Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời”,

“Thôi vui lên! Hạnh phúc đến đây rồi /
Dẫu sống lại, cô Kiều không khổ nữa”,

Khi chế Lan Viên qua đời, Trong thơ Di cảo Chế Lan Viên có 3 bài thơ rất hay. Đó là các bài :“Ai ? Tôi!”  –  “B ánh vẽ”  và “Trừ đi”… Có người bảo đây là  những sự trở trăn, lật trái lại mặt sau của cuộc đời. Nói đúng hơn đây là ba bài thơ sám hối của một nhà thơ đã ngộ ra sớm hơn nhà văn Nguyễn Khải ”đi tìm lại cái tôi đã mất”,đến mười năm. Tại sao nhà thơ cách mạng nổi tiếng họ Chế phải “nhìn lại”, “sám hối?” Xin bạn đọc, nhất là các nhà quản lý v hãy đọc ba bài thơ và tự bình luận, tự trả lời câu hỏi!

AI? TÔI?

Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
1987

                                          BÁNH VẼ
                    
                      Chưa cần cầm lên nếm,  anh đã biết là bánh vẽ
                      Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
                      Cầm lên nhấm nháp.
                      Chả là nếu anh từ chối
                      Chúng sẽ bảo anh phá rối
                      Đêm vui
                      Bảo anh không còn có khả năng nhai
                      Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
                      Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
                      Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
                      Như không có gì xảy ra hết
                      Và những người khác thấy anh ngồi,
                      Họ cũng ngồi thôi
                      Nhai ngồm ngoàm…


                                         TRỪ ĐI
                      
                      Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
                      Có phải tôi viết đâu? Một nửa
                      Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
                      Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
                      Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ,
                      Tôi giết cái cánh sắp bay… trước khi tôi viết
                      Tôi giết bão táp ngoài khơi
                                               cho được yên ổn trên bờ
                      Và giết luôn mặt trời trên biển,
                      Giết mưa và giết luôn cả cỏ mọc trong mưa luôn thể
                      Cho nên câu thơ tôi gày còm như thế
                      Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình.
                      Và thơ này rơi đến tay anh
                      Anh bảo đấy là tôi?
                      Không phải!
                      Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!
                      Đã giết đi bao nhiêu cái
                      Có khi không có tội như mình!



Có một số nhà phê bình văn học nói,  có nên đặt ra câu hỏi về sự phân chia, phân loại xin tạm gọi là thơ “lãng mạn”, thơ “tranh đấu”, thơ “sám hối” của Chế Lan Viên thành ba thời kỳ, ba giai đoạn khác biệt hẳn nhau để đánh giá, và cho rằng chỉ có thơ “lãng mạn” và thơ “sám hối” là thành thực và đáng kể?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...