Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018


LAN MẠN CHUYỆN VẶT 
BÊN BÁT NƯỚC CHÈ LÁ VỐI

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Ông bạn từ dưới Phú Xuân Nhà Bè lên chơi. Vừa tay bắt mặt mừng xong thì ông bảo:

-Từ nhà tôi lên nhà ông chừng 7km, phải lên chơi với ông vào buổi sáng vì mùa này thường mưa về chiều, may có xe buýt nên đỡ khối tiền xe ôm hay tắc xi ông ạ.

Nghe ông nói thật cảm động. Uống xong bát nước lá vối, ông ấy bất chợt hỏi:

- Trước đây có bao giờ ông nghĩ sẽ vô Nam ở không?

- Chưa bao giờ có ý nghĩ thế, ông ạ-Tôi đáp. Vào năm 1976, cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Hai miền Nam-Bắc đã được thông thương đi lại. Tôi vào Sài Gòn thăm ông cậu ruột. Vừa đặt chân lên đất Sài Gòn, tôi đã bị choáng ngộp bởi cuộc sống của thành phố nầy. Sau đó các em con cậu tôi đã kể lại cho tôi nghe không biết bao nhiêu chuyện về cuộc sống sung sướng và hạnh phúc của người dân Sài Gòn. Sau đó nhiều ngày tôi đã đi chơi nhiều con phố, ngắm nhiều toà nhà đẹp, lá cà quanh các chợ giời tràn ngập hàng hoá…Tôi thấy Sài Gòn giàu đẹp như một thành phố Tây. Nhưng quả thật trong lòng chưa bao giờ nghĩ tới việc sẽ tìm đườn vào sống ở Sài Gòn.

- Thế thì kể cũng lạ. Ông ở Tân Quy, tuy bây giờ là phường nhưng cũng là đất Nhà Bè. Tôi cũng như ông chưa bao giờ nghĩ sẽ sống ở miền Nam thế mà chúng mình đang ở thành phố Cảng tận ngoài Bắc, giờ vì con vì cháu bỗng cùng kéo nhau vào Nam, vào tận miền đất Nhà Bè này. 

Tôi rót thêm nước cho bạn. Ông cầm bát nước lên nhưng chưa uống mà hỏi:

- Mà này, ông có biết vì sao người ta lại goi vùng đất chúng ta đang ở này là Nhà Bè không?
Tôi có nghe câu ca dao: Nhà Bè nước chảy chia hai/ Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về nhưng tôi thật không biết vì sao lại có cái tên nhà Bè?

Tôi cười và đáp lời:

- Tôi không thông thái gì hơn ông nhưng tôi biết chỉ vì tôi dùng máy tính còn ông thì không. Hỏi bác Gúc trên máy tính về cái tên Nhà Bè thì bác ấy cho biết:
Thuở xưa ở ngã ba sông nơi Nhà Bè bây giờ không có nhà cửa, đến đó mà không có gạo, nước ngọt, củi phải đi vào sông Sài Gòn, đến Bến Nghé (Gia Định) mới mua củi, gạo xin nước ngọt được. Thấy sự bất tiện, cực nhọc cho những người nghèo, chèo ghe đi lại khó khăn, một người tên là Thủ Huồng muốn tu nhân tích đức, đã làm một cái bè ở giữa ngã ba sông, trên ấy cất một cái nhà để sẵn gạo, củi, muối, nước ngọt cho những ai qua lại cần cứ lấy mà dùng, thứ nào hết ông cho người tiếp tế thêm. Nơi có cái nhà trên bè ấy, dần dần nó trở thành địa danh Nhà Bè cho đến ngày nay.

- Hay thật! Ước gì đời bây giờ có nhiều ông Thủ Huồng thì dân nghèo đỡ khổ biết bao nhiêu.

Rồi cứ thế, hai chúng tôi lan man sang những địa danh khác như Gia Định, Đồng Nai, Bà Rịa rồi sang chuyện Nam tiến  mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam mà thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt mới chỉ bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.

Xong mấy chuyện trà dư tửu hậu, ông bạn tôi bảo:

- Một quá trình 700 năm mở mang bờ cõi trải qua từ các thời Lý-Trần- Hồ rồi Hậu Lê. Nhưng có lẽ công lao to lớn nhất là từ thời các chú Nguyễn rồi Nhà Nguyên sau này.

Tôi bảo:

- Ấy vậy nhưng Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một trong những thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có lúc gần như đảo ngược lại. Một thời nói đến nhà Nguyenx người ta có  khuynh hướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn và đặc biệt là vương triều Nguyễn thế kỷ XIX. Người ta phê phán các chúa Nguyễn (cũng như các chúa Trịnh) đã chia cắt đất nước, vương triều Nguyễn mở đầu bằng hành động cần viện tư bản Pháp, phong kiến Xiêm để tiến hành cuộc chiến tranh chống Tây Sơn và kết thúc bằng sự đầu hàng quân xâm lược Pháp. Thời kỳ nhà Nguyễn bị kết án là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông. Tôi làm nghề GODAUTRE cũng đã nhai đi nhai lại những ý đó hết năm này qua năm khác để nhồi vào đầu óc lũ trẻ.

- Vừa rồi có tin ông GS sử học Phan Huy Lê qua đời. Nghe nói ông ấy rất khách quan, trung thực, công bằng về triều Nguyễn?

- Đúng thế, ông ấy đã từng nói Vương triều Nguyễn đã có nhiều cống hiến tích cực trên nhiều phương diện. Các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã đi vào lịch sử, nhưng di sản văn hóa mà thời kỳ lịch sử đó đã tạo dựng nên, kết tinh những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, thì mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước

Hầu hết mọi người đều nhìn nhận gs Phan Huy Lê là một nhân cách lớn, nhà đổi mới sử học, Nhà giáo tài danh, nhà Sử học hàng đầu đất nước, một người thầy của những người thầy,

Nhưng cũng chính vì khách quan trung trực, công bằng về triều Nguyễn, GS Phan Huy Lê đã bị cả một lực lượng Dư luận viên ăn lương 3 củ mỗi tháng trong đó có cả một vị tướng đầy oai quyền là ông trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn xúm vào ném đá và chửi bới. 

Trước hết bọn họ dẫn thơ Hồ Chí Minh coi như là lời của thánh làm kim chỉ nam:

“Trong bài diễn ca “Lịch sử nước ta”, do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản, tháng 2-1942, Nguyễn Ái Quốc đã viết về vua Gia Long như sau:

“Gia Long lại dấy can qua
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài 
Tự mình đã chẳng có tài 
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây 
Nay ta mất nước thế này 
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà
Khác gì cõng rắn cắn gà 
Rước voi giày mả, thiệt là ngu si”.

Rồi họ xúm vào hạ nhục GS Phan Huy Lê: Nào là, một kẻ xét lại, một kẻ đốt đền lịch sử, có mưu đồ muốn “giết sử”. Nào là “một tên phản động ăn cơm thối, nhận đồng tiền bẩn từ nước ngoài bơm cho.

Phanhuyle.jpg

Ông Phan Huy Lê, em trai ông Phan Huy Quát

Chưa đủ, họ còn dẫn chuyện: Gs, Viện sỹ Phan Huy Lê, nguyên Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam có người anh cả cùng cha khác mẹ  từng giữ đến cương vị Thủ tướng trong Chính quyền ngụy quân Việt Nam Cộng hòa thời đệ nhị không ai là không biết – Ông Phan Huy Quát. Trước khi trở thành thủ tướng của chế độ Ngụy tại Việt Nam, ông Quát (Sinh năm 1908) từng là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, từng đảm nhiệm các chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965.
Sau ngày 30/4/1975, dù có nhiểu nợ máu với cách mạng và người dân, song ông Quát không ra trình diện để tham gia cải tạo cùng như chịu sự giám sát, quản lý của chính quyền cách mạng. Ông ta trốn tránh những mong sự việc sẽ rơi vào quên lãng và không bị xử lý. Nhưng thật không may cho ông ta khi bị bắt vào ngày 16/8/1975 ông bị bắt trên đường vượt biên sang nước ngoài định cư. Và do có tiền sử bị bệnh trước đó, nên chưa đầy bốn năm sau ông chết trong nhà tù Chí Hòa – 27/4/1979.




Ông Phan Huy Quát (trái), từng là thủ tướng VNCH

Rồi chụp cho GS Phan Huy Lê cái mũ: Vì danh dự dòng họ mà đã trở cờ.

Nghe vậy, ông bạn tôi khẽ lắc đầu mà nói:

-Thế mới biết Làm người là khó, đúng như cổ nhân đã dạy

Tôi nói thêm:

- Ông Đoàn Duy Thành một Trung ương uỷ viên, một Phó Thủ tướng, trong đề từ cuốn hồi ký của mình còn nói rõ hơn: Làm người là khó. Làm người Xã hội chủ nghĩa còn khó hơn nhiều.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...