Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Chữ quốc ngữ – “hồn trong nước”


Thuyền buôn châu Âu tại cửa Hội An thế kỷ XVII.

Ấy là hai câu thơ của chí sĩ Trần Quý Cáp: “Chữ quốc ngữ là hồn trong nước, phải đem ra tỉnh trước dân ta”.

Từ nhiều năm nay, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng Alexandre de Rhodes không phải là “cha đẻ” của chữ Quốc ngữ và người đặt nền tảng cho chữ Quốc ngữ ra đời là giáo sĩ Francisco de Pina. Họ khẳng định vai trò tiên phong trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ chính là giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha Francisco de Pina.

Trong lời tựa cuốn Từ điển Annam – Bồ – Latin, chính A.de Rhodes, một học trò của Pina đã thừa nhận Francisco de Pina là: “Người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường thứ tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn”.

Francisco de Pina (1585 – 1625),


sinh tại thành Guardan, tại Bồ Đào Nha. Khoảng năm 19 tuổi, ông gia nhập Dòng Tên. Đến năm 1617, ông thụ phong linh mục và được cử đến xứ Đàng Trong, làm việc tại trú sở Hội An.
Vừa đặt chân tới Hội An ông lao vào học tiếng Việt với một tinh thần hăng say và đáng ngưỡng mộ, nhờ thế trong một thời gian ngắn, ông đã có thể trực tiếp đàm thoại với người bản địa, là người đầu tiên và duy nhất giảng đạo trực tiếp cho giáo dân bản địa bằng tiếng mẹ đẻ của họ.
Thật không may, Francisco de Pina qua đời trong một tai nạn lật thuyền, khi sự nghiệp, nhiều ước vọng, dự định vẫn còn dang dở.

Như vậy, cha Pina và một số cha khác đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, còn cha Alexan.

 
có công hệ thống lại và ra sách tự điển đầu tiên của Việt ngữ sau này, từ các cha trước. Vậy ra xứ Quảng là nơi được truyền bá chữ Quốc ngữ đầu tiên. Và cả hai cha đều là những người tận tụy, đem đến cho dân tộc ta chữ viết La tinh văn minh khác hẳn hệ thống chữ viết các nước phương Đông. Thật biết ơn các cha vĩ đại .

Nhà thơ nhà báo Lưu Trọng Văn đang ở Bồ Đào Nha viết trên FB của ông hôm nay:
Bây giờ là 2g10 chiều ngày 5.7. Ít phút nữa, gã bước vào hội thảo chữ quốc ngữ tại Lisbon. Hội thảo sẽ khẳng định cha đẻ của chữ quốc ngữ, tức chữ Việt ngày nay không phải là cha Alexandre de Rhodes mà là cha Francisco de Pina.
Gã vừa vào Thư viện Hoàng gia Bồ Đào Nha, bắt gặp bản chép tay của các giáo sĩ Bồ Đào Nha từ thế kỷ 19, chép nguyên văn bản chép tay của cha Pina từ 1617 tại Quảng Nam gửi về Vatican.
Gã bất ngờ đến bàng hoàng, đến bủn rủn khi đọc bản chép tay cha Pina ghi lại tiếng Việt bằng chữ mà hôm nay chúng ta gọi là chữ Việt.
Các chữ ấy gồm:
Chết bây giờ. Đi ngoài. Bà già. Bà lão. Ăn lờ ăn lãi. Bao cao. Bao sâu. Bao dài. Bao nả. Tôi mắc việc bây giờ...
Và:
Bòi, cặc...
Và:
Bẹn. Lồn.
Đó là ngôn ngữ của người Việt từ đầu thế kỷ 17 cho đến hôm nay vẫn sống động trong vui buồn và hạnh phúc của dân Việt.
Gã cúi đầu trước những dòng chữ nhuộm màu lịch sử của dân tộc ấy cùng lòng biết ơn cha Pina, người đang ẩn xác đâu đó tại vùng đất Thanh Chiêm xứ Quảng, lần đầu tiên đã viết nên những dòng chữ cho tộc Việt chúng ta.

Nghe tin này nhà thơ Trần Mạnh Hảo có mấy câu thơ:
Chỉ mong được đến nước Bồ 
Tôn vinh linh mục Pi-nhô tuyệt vời 
 Không Ngài chắc nước Việt tôi 
 Còn xài chữ Hán kiếp bồi Trung Hoa.

Hãy chờ tin cuối cùng của cuộc Hội thảo



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...