Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018


NHỮNG NHÀ VĂN ĐÃ TỪNG SỐNG 
VÀ LÀM VIỆC TẠI HẢI PHÒNG
Trong hình ảnh có thể có: 11 người, văn bản

1- Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935 ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.
2- Nguyên Hồng Khi rời Nam Định ra Hải Phòng, lúc đầu sống và dạy học ở xóm Cấm. Ông đã viết về tình hình nơi này những năm 1936 trong cuốn Những ngày thơ ấu: "Xóm tôi là cái xóm mà người lạ lớ rớ đi vào thì không thể nào tránh được nạn bớp mũ, giật khăn ở những con đường chật hẹp, ngoằn ngoèo, hai bên ngập ngụa rác rưởi...". Ngày nay ngõ Cấm sạch đẹp phong quang hơn và là một trong những phố ngõ đặc trưng ở đất Cảng.

 Hồi xưa ông cụ đạp cái xe tòng tọc về trường Hồng Bàng nói chuyện, đặc biệt xe đạp lúc nào cũng đầy dây co để cài bản thảo

2- Nguyễn Đình Thi, trong bài thơ Nhớ Hải Phòng  coi như những nét Hải Phòng chấm phá trong thơ là từ cái chân dung tỉ mỉ trong văn xuôi. Hải Phòng khốn khổ ngày xưa được một đứa con nghệ sĩ luôn yêu thương, vẽ đi vẽ lại đầy xúc động :

Hải Phòng ơi đêm nay bỗng nhớ

Tiếng còi tàu sông Cấm chiều hôm
Ánh mây trên váng dầu tím đỏ
Ðàn hải âu đùa với cánh buồm

Ơi những phố đen sì than bụi
Những cây bàng ngập khói xi-măng
Bóng anh thợ chiều về mệt mỏi
Trời sau lưng đèn điện úa vàng

Nhớ tiếng guốc trên cầu những sáng
Những trưa lộc cộc bánh xe bò
Mồ hôi vã trên đường nhựa bỏng
Nhớ dãy người quang gánh đợi phà

Ta nhớ lò vôi bên bãi sú
Giọt máu tươi rỏ xuống bùn loang
Nhớ mảnh đất đêm ngày lam lũ
Những chị phu mặt kín khăn vuông

Quán bà Mau, ngã ba Chìa, bến Ðá
Chợ Cột Ðèn, chợ Sắt, chợ Ðưa Người
Những tên gọi sao mà vất vả
Chẳng khác lênh đênh những cuộc đời

Hải Phòng của những ai trôi giạt
Giữa ồn ào vẫn thiếu quê hương
Nhớ nỗi buồn xa trên nét mặt
Chú khách già ngồi bán lạc rang

Ta vẫn nhớ Hải Phòng năm đói
Thây người phơi ngập bụi trên hè
Ngã ba vắng ngọn đèn nhợt tái
Ai ném truyền đơn giữa phố khuya

Hải Phòng đất quen nhiều sóng dữ
Ðứng trước ngàn khơi mỏi mắt nhìn
Ôi lại nhớ những tuần mưa bão
Gió tràn nước cuộn dưới trời đen

Nơi ấy đã nuôi ta mơ ước
Nuôi ta suy nghĩ buổi ban đầu
Nơi ấy bao lần ta đã khóc
Ta đã khinh đã giận làm sao

Hải Phòng hỡi đêm nay xao xuyến
Bao nỗi vui buồn tuổi nhỏ ta
Ðêm dài nhớ ào ào động biển
Sao trời thao thức gọi đi xa

Từ ngày ấy đã nhiều mưa nắng
Ta đã đi nhiều ngả núi sông
Trên đường cách mạng quên năm tháng
Lòng vẫn thương yêu nhớ Hải Phòng

Trung dũng đất Hải Phòng ta đó
Hôm nay đang đốt bỏng quân thù
Cầm chắc súng những bàn tay thợ
Giữ đến cùng trời biển tự do

Cha bộ đội rồi con bộ đội
Mỗi gia đình ở cả hai miền
Lên đường đánh giặc anh em hỡi
Trên vai em Nam Bắc nối liền

Ta biết đã bao nhiêu máu chảy
Bao hy sinh thầm lặng không nhòa
Ta đã thấy trên nền nhà cháy
Người mẹ tìm con bỗng khóc òa

Những mũ sắt nhấp nhô trong tối
“Bê Năm Hai” rít xé tơi bời
Ta đã thấy Hải Phòng dữ dội
Ðạn bay làn chớp đỏ vòm mây

Giữa nghìn tiếng nổ rung đêm lửa
Băng mình qua gạch đá sắt bùn
Như con thoi bay trong ngõ phố
Cô gái lăn vào cứu bà con

Hải Phòng như vậy - trong bom đạn
Mỗi sáng hoa tươi vẫn nở đầy
Chiều tối bên ven đường nát vụn
Bếp hồng trận địa dưới hàng cây

Ơi Hải Phòng ta ơi có phải
Trong đêm sương nghe vẳng tiếng loa
Tin chiến trường làm ta thức mãi
Nhớ còi tàu trên sông Cấm xa
4- Nhà văn Kim Lân có mẹ đẻ là người Kiến An - Hải Phòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...