Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu: Sự tích kỳ ảo của ngày tết dưới trăng - Ảnh 1

Hôm nay 14, mai là Rằm tháng Tám, chính Tết Trung Thu

Theo sử Trung Quốc, Tết Trung thu có từ giữa Thế kỷ 8, đời Đường. Trong cuộc chiến dẹp loạn An Lộc Sơn, vua Đường Minh Hoàng buộc phải ra lệnh thắt cổ Dương quý phi ở đèo Mã Ngôi. Dẹp loạn xong, vua bần thần nhớ thương cô vợ quá cố, một trong “tứ đại mỹ nhân” của lịch sử nước Tàu. Thế rồi, một đêm rằm tháng 8, ông mơ thấy có vị tiên hì hục bắc cái cầu vồng bảy sắc lấp la lấp lánh, óng a óng ánh từ cung điện lên cung Trăng, rồi dắt ông đi. Lên đến cung Trăng, vua thấy một đoàn tiên nữ xinh đẹp, xiêm áo rực rỡ đang múa hát, trong đó có Dương quý phi. Trở về trần thế, vua càng thương nhớ quý phi, đêm quên ăn ngày quên ngủ, bèn sai chế ra bản nhạc Nghê thường vũ y và đặt ra tết Trung thu, bắt dân chúng treo đèn lồng, làm các loại đồ chơi, ăn bánh dẻo bánh nướng và ngắm trăng. 

Tết Trung Thu: Sự tích kỳ ảo của ngày tết dưới trăng - Ảnh 2

Lại có tích rằng, trước đó, ở triều Tây Hán (206-023TCN), trong lúc khốn quẫn, tướng Lưu Tú lập đàn cầu Trời cứu quân sĩ khỏi chết đói. Quả nhiên, trúng hôm rằm tháng 8, quân sĩ tìm được ruộng khoai môn vừa đến kỳ thu hoạch và vườn bưởi trĩu quả. Sau khi trở thành vua Quang Võ (nhà Hậu Hán), Lưu Tú truyền lệnh cứ đến rằm tháng 8 lại làm lễ tạ ơn trời đất, đồng thời thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi.

Sách Magiet Religion (Paris, 1912) của P.Giran viết: “Từ xa xưa, người Á Đông đã coi Mặt trăng là vợ của Mặt trời, đến rằm tháng 8 thì nàng phát tiết, xinh đẹp lộng lẫy nhất, nên dân gian mở hội ăn Tết mừng trăng”. Sách Thái Bình hoàn vũ ký viết: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng 8 thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Lườm kỹ cái mặt trống đồng Ngọc Lũ, thấy có hình vẽ lễ hội mừng được mùa. 

Như vậy, có lẽ Tết Trung thu xuất phát từ nền văn minh lúa nước của Tàu và vùng châu thổ sông Hồng của Ta. Sau này Lưu Tú, rồi Đường Minh Hoàng bày ra theo cách của các ổng. Từ đó người ta bịa ra những truyền thuyết “ăn theo” như Hằng Nga - Hậu Nghệ, chú Cuội - cây đa và các trò múa rối, múa lân (múa sư tử), đua thuyền, rước đèn, hát trống quân, v.v. 

Ở bán đảo Triều Tiên, rằm tháng 8 là ngày Lễ tạ ơn (Chuseok), người nông dân tạ ơn tổ tiên đã cho mùa màng bội thu. Riêng tại Hàn Quốc, đây là ngày tết lớn thứ 2 trong năm và là ngày nghỉ lễ quốc gia. Người ta ăn một loại bánh ngọt làm bằng bột nếp và đậu xanh, gọi là Songpyon.

Ở Nhật Bản, rằm tháng 8 là ngày hội Hounen Odori (Hounen: hạnh phúc và giàu có, Odori: nhảy múa). Người ta ăn một loại bánh hình cái gối làm bằng bột gạo, gọi là Tsukimi dango. 

Ở Đài Loan, Tết Trung thu cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia. Đặc biệt, những buổi nướng thịt ngoài trời (babykiu), thường tổ chức ở công viên, trở thành dịp để thắt chặt tình cảm gia đình và tình đồng nghiệp.

Ở Hồng Kông và Macau, 16-8 Âm lịch là ngày nghỉ lễ chính thức. Đêm trước, dân chúng chơi xả láng sáng về sớm, mệt đứ đừ, đi làm sao nổi.

Ở ta, Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng Tám hằng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

Nhưng hiện nay, Tết Trung Thu đã mất đi ý nghĩa ấy. Nó thực sự là cái Tết của người lớn. Người lớn có chức có quyền thì chờ Tết Trung Thu đến để nhận quà biếu xén. Người lớn còn phải lệ người cấp trên thì lo sao chạy được bánh ngon, rượu quý và đô la Mỹ để dâng biếu cấp trên. Bởi thế, ở xứ Ta, Tết Trung Thu tốn kém kinh khủng. Ví dụ năm 2006, chỉ riêng các cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh đã tiêu thụ được 6.800 tấn bánh Trung thu, tương đương hơn 800 tỉ đồng. Nhiều hộp bánh đắt như vàng, thậm chí bên tron có nhẫn vàng thật chạy lòng vòng như đèn cù theo kiểu “người mua không được ăn, người ăn không phải mua”.

Nguoi dan cac nuoc chau A lam gi trong Tet Trung thu? hinh anh 11


Trung thu là để ngắm trăng. Nhưng cảnh đời như thế thì ai ngắm trăng cho đặng!?





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...