Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018


ĐÁM MA BÁC GIUN
Kết quả hình ảnh cho dám ma bác giun


Đã xong hai ngày Quốc tang, tưởng sẽ được trở lại bầu không khí yên lành của đời thường, ai hay cư dân mạng bỗng ồn ào nhới lại bài thơ của thần đồng Trần Đăng Khoa: ĐÁM MA BÁC GIUN.

Bài thơ này năm 1968 (năm Trần Đăng Khoa 10 tuổi), mình mới được một bạn giáo viên ở Vĩnh Bảo đi họp ở nội thành Hải Phòng về chép tay đưa cho đọc. Mình cũng chép tay lại rồi lên lớp ở trường Cấp 2 Nhân Hoà đọc cho học sinh nghe và bảo các em chép lại. 

Hồi ấy, người ta thường bình bài thơ đại để là: Đám ma bác Giun mang bóng dáng của lối sống nghĩa tình giữa con người với con người ở nông thôn: Chuyện “nghĩa tử là nghĩa tận” – một suy nghĩ truyền thống, tốt đẹp không chỉ của người nhà quê mà của cả dân tộc Việt


Bây giờ tuyệt đại đa số lại bình là: Trong bài thơ, thân xác bác giun rồi sẽ được táng trong bụng kiến và tan thành đất, nhưng linh hồn bác sẽ an vui cực lạc khi biết trước khi làm thịt mình, bọn kiến đã tổ chức cho mình một tang lễ linh đình. Người đời sẽ bình: "Bác giun ra đi trong lòng yêu thương vô hạn của đàn kiến"!. 

Đó là quyền của người đọc. Giờ nhớ lại bài thơ thế nào thì chép lại lên Blog lần nữa thôi:

ĐÁM MA BÁC GIUN

Bác Giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang
Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà
Kiến Đen uống rượu la đà
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...


1967



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...