KHIÊM LĂNG
Ngày thứ hai Quốc tang, ngồi buồn xem lại sử sách nước nhà:
Vạn niên là Vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.
Trong cuộc khởi nghĩa này, họ Đoàn tôn Đinh Đạo (con của Hồng Bảo - cải họ Đinh, sau khi Hồng Bảo bị tội, tự thắt cổ chết) làm minh chủ. Vụ này cũng không thành công.
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Tuy nhiên, do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa rồi mới qua đời. (Wikipedia)
Ông vua thi sĩ đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ:
“Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.
Tiếng thế, vua Tự Đức, một ông vua phong kiến mà thấy được cái sai của mình nên viết biểu để tạ tội, điều đó cũng thể hiện cái hay của người xưa. Tiếc thay, ngày nay người ta vẫn muốn là vua sau khi chết, vẫn muốn lăng tẩm nguy nga, mồ mả bạt ngàn mấy chục ngàn thước đất trong khi người cày không có ruộng, người dân vẫn còn nghèo, có người chết phải bó chiếu để chôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét