Thư
đi thư lại: TRAO ĐỔI QUANH MỘT NHẠC PHẨM - Tác giả: Nguyễn Bàng (Sài Gòn)
Thư
đi thư lại:
TRAO ĐỔI QUANH MỘT NHẠC PHẨM
(NGUYỄN BÀNG, PHẠM ĐỨC NHÌ)
*
Sau
nhiều lần đề nghị, được tác gia, nhà giáo Nguyễn Bàng, hiện cư trú tại thành
phố Hồ Chí Minh chia sẻ những trao đổi qua email của Ông với nhà thơ Phạm Đức
Nhì, xoay quanh những quan tâm “chuyện nói nhỏ” về những nhạc sĩ tài danh….
Trộm nghĩ, những “thư đi thư lại” của 2 Ông sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc khi
muốn biết thêm về “cuộc sống đời thường” của các văn - nghệ sĩ …, vì thế, trang
Đặng Xuân Xuyến đã biên tập lại.
Trước
khi đưa bài lên trang, chúng tôi đã gửi bản thảo tới nhà thơ Phạm Đức Nhì, hiện
cư trú tại Hoa Kỳ, được ông hoan hỉ ủng hộ và
đính chính bài viết ông gửi kèm bản nhạc “Gửi người em gái miền Nam” không phải
ông viết .
Trân
trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(Nhà thơ Phạm Đức
Nhì)
|
Nhà thơ PHẠM ĐỨC NHÌ
(Hoa Kỳ: 29.11.2015)
Nhà thơ PHẠM ĐỨC
NHÌ gửi cho Bè bạn clip Youtube: Ca khúc "Gửi người em gái
miền Nam "
của Đoàn Chuẩn kèm theo bài viết:
Những thông tin
thú vị: [XOM_NHA_LA_YAMAHA] Đời Sao Buồn Chi Mấy Cố Nhân Ơi
Một chút
"Hương xưa" ngày cuối tuần
Đời Sao Buồn
Chi Mấy Cố Nhân Ơi (* )
- Huyền Chiêu -
Đoàn Chuẩn, theo
tôi, là nhạc sĩ được người dân miền Nam yêu mến nhất trong số những nhạc sĩ
không di cư vào Nam.
Chỉ không đầy
mười năm, kể từ năm 1948 đến năm 1956 ông đã sáng tác mười hai ca khúc đẹp long
lanh, vẹn toàn như những viên ngọc quý.
Thuở ấy, những
bài hát rất Hà Nội như Tình nghệ Sĩ, Lá Thư, Thu Quyến Rũ, Gửi Gió Cho Mây Ngàn
Bay, Lá Đổ Muôn Chiều….. luôn là khuôn mẫu cho nét lịch lãm trong tình yêu,
trong cảm xúc cho người miền Nam. Vậy mà người nhạc sĩ đáng yêu ấy đã phải tự
nguyện sống 31 năm im tiếng để bảo toàn phẩm chất của mình và trung thành với
những ca khúc tiêu biểu nhất cho dòng nhạc lãng mạn tiểu tư sản.
Đó là một thời
mà con người không có quyền sống với giấc mơ của riêng mình. Và nếu có thì cũng
phải sống giả dối, dấu chặt các cảm xúc riêng tư.
“Đêm mơ Hà Nội
dáng Kiều thơm”
Giấc mơ này đã
trở thành tai họa cho chàng trai Quang Dũng
Tiếng khóc vợ
thảm thiết của Hữu Loan trong “Màu Tím Hoa Sim” đâu ngờ lại trở thành chiếc
thuyền lưu đầy xô đuổi ông ra khỏi tập thể văn nghệ sĩ xã hội chủ nghĩa.
Người nghệ sĩ
khi ấy đứng trước một chọn lựa không dễ dàng: chết ôm trái tim thuần khiết hay
sống phản bội chính mình. Biết bao nhà văn, nhà thơ đã tự treo cổ tác phẩm của
mình để được đứng vào hàng ngũ công thần. Quá nhiều nhạc sĩ tự đào mồ chôn
những tình khúc lãng mạn của mình để chứng minh rằng não của mình đã được tẩy.
Hàng ngàn người trí thức, hàng ngàn văn nghệ sĩ đã dần dà bị hòa tan giống như
viên đường thả vào ly nước. Thương cho Đoàn Chuẩn. Ông kiên cường, rắn rỏi như
viên đá cuội mà nước chỉ làm cho nó sạch sẽ hơn mà thôi.
Trong tình hình
miền Bắc khẩn trương xây dựng xã hội chủ nghĩa, năm 1956, Đoàn Chuẩn viết ca
khúc “Gửi Người Em Gái Miền Nam” để nhớ người yêu đã di cư vào nam, và ông vẫn
gan lì với cảm xúc tràn ngập tình yêu mang màu sắc tiểu tư sản:
“Đêm tân xuân hồ
Gươm sao long lanh
Hoa mai rơi rủ
nhau nơi phương xa
Đường phố vắng
bóng người
“chạnh lòng tôi
nhớ tới người em”
“Người em” ấy
vẫn mang dáng dấp của cô tiểu thư Hà Nội năm nào:
“Đôi mắt
em nói nhiều
Tha thướt như
dáng Kiều
Ôi …tình yêu”
Bài hát được ca
sĩ Ngọc Bảo hát trên đài phát thanh miền Bắc và tất nhiên sau đó nó bị “xét
lại” và không còn được phép phổ biến.
Có lẽ đó cũng là
sáng tác cuối cùng của Đoàn Chuẩn .
Nhạc Đoàn Chuẩn
chỉ nói đến một đề tài duy nhất là tình yêu. Một tình yêu vô cùng đằm thắm và
sang trọng. Công tử Đoàn Chuẩn giàu mà không hư. Đời chàng chỉ bị hai thứ quyến
rũ. Đó là mùa thu và những tà áo thiếu nữ.
Nhạc sĩ là người
lịch lãm nên người nữ của ông luôn là những cô gái ăn mặc đẹp nhưng rất đoan
trang khép nép.
Thật thú vị khi
nghe ông kể về nàng:
“em tôi ngập
ngừng trong tấm áo nhung”
Ngoài chiếc áo
sang trọng nàng còn phải trang điểm và khoác thêm chiếc khăn quàng tha thướt:
“Em tôi đi màu
son lên đôi môi
Khăn san bay lả
lơi trên vai ai”
It có người đàn
ông nào nhỏ nhẹ, ân cần, chu đáo như ông:
“khi nào em đến
với anh
Xin đừng quên
chiếc áo xanh”
Yêu “tà áo xanh
“ nhưng ông lại cưới người vợ thích mặc áo tím. Và thật cảm động khi ông nói về
vợ mình trong những ngày cách xa nhau ở núi rừng Việt Bắc.
“Chiều nay áo
tím nhiều quá
Lòng thấy rộn
ràng nhớ người”
Nhớ người yêu
thì nhiều nhưng nhớ vợ như ông là chuyện xưa nay hiếm:
“qua bao rừng
núi anh về đây
Nhớ nhau từng
phút, yêu từng giây”
Cho nên không
khó hiểu khi bà Đoàn Chuẩn nhiều lần thông cảm và tha thứ cho tội đa tình của chồng.
Và tôi, một
người cũng rất dị ứng với thói đa tình của đàn ông cũng đã phải ước gì tất cả
đàn ông trên đời này đều yêu nhiều, yêu thắm thiết nhưng trong sáng, thánh
thiện như Đoàn Chuẩn.
Trong tình yêu
Đoàn Chuẩn là người đối nghịch với Phạm Duy. Phạm Duy luôn thưởng thức tình yêu
một cách tận tình:
“Yêu người xong
chết được ngày mai”
Yêu chưa được
ông sẳn sàng biến thành ma quỷ:
“yêu như loài ma
quái đi theo ai cuối chân trời
Đi không nguôi
kêu gào…”
(Phượng Yêu)
Ông thưởng thức
tình yêu như người đói chén sạch tô phở:
“Bàn tay đưa anh
ra khỏi cuộc đời
Một mai kêu lên
hơi thở tuyệt vời”
(Một Bàn Tay}
Đoàn Chuẩn thì
khác. Ông yêu rất sáng suốt, yêu mà vẫn tỉnh táo để ngước mắt lên nhìn thấy “trời
đất kia ngã màu xanh lơ”.
Tình yêu của
Đoàn Chuẩn không nồng nàn rực rỡ như vạt nắng mùa hạ, không u buồn, lạnh lẽo
như cơn gió mùa đông, không viên mãn, lộng lẫy như nụ hồng mùa xuân. Tình yêu
của ông là hơi thở dịu dàng của mùa thu:
“nhớ tới mùa thu
năm nao gửi em phong thư ngào ngạt hương”
Chàng công tử Hà
thành tài hoa, lịch lãm, đa tình đáng yêu ấy đã phải sống như thế nào trong
hoàn cảnh nhà cửa bị tịch thu, tài sản khánh kiệt, các ca khúc bị “gửi gió cho
mây ngàn bay”?
Vậy mà ông vẫn
không đầu hàng, không gục ngã, không đánh mất chính mình.
Ông sinh năm
1924 mất 2001.
Cám ơn Ông vì đã
sống quá đẹp.
Nhà giáo NGUYỄN BÀNG
(Sài Gòn: 29.11.2015)
(Tác gia, nhà giáo
Nguyễn Bàng)
|
1/ Tôi rất tán
thành cái ý: “Đoàn Chuẩn, theo tôi, là nhạc sĩ được người dân miền Nam yêu mến
nhất trong số những nhạc sĩ không di cư vào Nam”. Nhưng không chỉ dân
miền Nam đâu, đa phần dân Bắc cũng thế, bác Nhì ạ!
Nhân nhớ về Đoàn
Chuẩn, tôi lại nhớ ra Phạm Tuyên, một nhạc sĩ không nằm trong cái diện những
nhạc sĩ không di cư vào miền Nam. Tôi coi khinh nhân cách Phạm Tuyên ngay từ
lần đầu tiên nghe Đài tiếng nói Việt Nam, sau năm 1954, phát một bài hát do ông
ta sáng tác vì tôi đã biết ông ta là con trai cụ Phạm Quỳnh. Bởi vậy, tôi rất
thích bài thơ sau của Thái Bá Tân đã nói hộ tôi về Phạm Tuyên:
PHẠM QUỲNH, PHẠM
TUYÊN
.
Phạm Quỳnh là
tên bố.
Tên con là Phạm
Tuyên.
Phạm Quỳnh bị
đảng giết.
Phạm Tuyên là
đảng viên.
.
Phạm Quỳnh, trí
thức lớn,
Thượng thư, một
quan to.
Phạm Tuyên là
nhạc sĩ
Viết “Như có Bác
Hồ…”.
.
Mỗi người một
nhân cách.
Quyền của họ -
nhưng tôi,
Nếu có bố bị
giết,
Tôi sẽ thù suốt
đời.
.
Hèn yếu, không
dám chống,
Tôi ở ẩn, lặng
thinh,
Chứ không chịu
hợp tác
Với kẻ giết cha
mình.
.
Lại càng không
viết nhạc
Ca ngợi kiểu bốc
đồng.
Không thèm nhận
giải thưởng.
Thế đấy, dứt
khoát không!
.
Là con dân Đại
Việt,
Tôi tu thân, tề
gia.
Quyết không để
lý tưởng
Xếp cao hơn mẹ
cha.
Thái Bá Tân
2/ Trong
tình yêu Đoàn Chuẩn là người đối nghịch với Phạm Duy. Phạm Duy luôn thưởng thức
tình yêu một cách tận tình:
Ông thưởng thức
tình yêu như người đói chén sạch tô phở:
Bác Nhì từng nói
LÀM THƠ CŨNG GIỐNG ĂN PHỞ,
Vậy bác thưởng
thức tình yêu theo cách Đoàn Chuẩn hay cách Phạm Duy?
Nhà thơ PHẠM ĐỨC NHÌ
(Hoa Kỳ: 29.11.2015)
Chào bác Bàng,
Bác lại hỏi khó
thằng em rồi. Tôi may mắn có cái thời còn trẻ, trong thời gian học Luật (năm
thứ nhất) rảnh rỗi nên đã đi làm thông dịch viên (vì tiếng Anh cũng vào loại
khá). Đi với Mỹ đến đủ các nơi ăn chơi ở Vũng Tàu nên cũng rất thường ăn phở,
rất nhiều loại phở từ đủ mọi miền đất nước.
(Dĩ nhiên chỉ từ
vĩ tuyến 17 trở vào). Rồi bị động viên vào quân đội mấy năm, chỉ bị tác chiến
một thời gian ngắn (trinh sát Dù), lại nhờ có tý tài mọn (sinh hoạt cộng đồng)
nên được tuyển về làm Sĩ Quan Tâm Lý Chiến Lữ Đoàn I Nhảy Dù. Ở cương vị này
tôi đã tháp tùng nhiều đoàn văn nghệ từ Trung Ương (hoặc quân đoàn) đi lưu diễn
và lại có dịp ăn phở "tặng".
Sau 75, bị cải
tạo 8 năm 4 tháng 16 ngày. Được thả ra vì đã liệt 2 chân, đi rất chậm và phải
chống nạng. Một năm sau tôi vượt biên, bị bắt.
Bước chân xuống
thuyền
coi như ngồi vào
chiếu bạc
một còn một mất
tôi đặt cả cuộc
đời mình
.
có thể lát nữa
đây tôi sẽ lênh đênh
trên biển cả
hướng về một bến
bờ xa lạ
tìm lại cuộc đời
.
cũng có thể chỉ
lát nữa đây thôi
tôi sẽ thấy mình
nằm trong ngục tối
chân bị cùm, tay
bị trói
bắt đầu chuỗi
ngày tra tấn tù đày
.
nhưng tôi tin
con người có rủi, có may
tôi cũng tin
người ngay
trời không nỡ phụ
nên nhìn lại lần
cuối
những đường xưa,
phố cũ
tôi bước đi
lòng xao xuyến,
bồi hồi
.
Ôi! Tổ quốc bất
hạnh của tôi
giải đất hình
chữ S
mà trên ấy tôi
yêu tha thiết
từng nắm đất,
ngọn cỏ, con người
đến những dòng
sông lững lờ trôi
bảo sao lúc
thuyền ra khơi
tôi chẳng rơi
nước mắt
................
Chẳng may chuyến
đi thất bại. Tôi bị bắt và lãnh án 3 năm tập trung cải tạo. Bị dầm mưa dãi nắng
ở Long An 2 năm rồi bị Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh giải về trại Phan Đăng
Lưu (Sài Gòn) để trả lời về một bài thơ đăng trong một tờ báo
"chui" trong trại Trừng Giới A20 Xuân Phước. Tôi và một số anh em
khác (chưa được về giống tôi) bị truy hỏi suốt một năm và đã kết cung, chuẩn bị
ra tòa. Do chính sách cởi mở của Nguyễn Văn Linh, tất cả được miễn tố và được
thả 8 tháng sau đó.
Tôi lần mò về
quê Hải Phòng tiếp tục "tìm đường cứu nước" vì giá phải trả để vượt
biên ở miền bắc rẻ hơn nhiều (2 chỉ một người). Tôi và đám bạn bè bị lừa mất
hết tiền bạc. Bạn tôi phải quay lại miền nam; tôi ở lại làm việc cho ông anh họ
ở Hải Phòng. Qua công việc tôi quen bà xã tôi bây giờ, lúc ấy làm kế toán
trưởng cho Ban Quản Lý Công Trình Đường 14, chồng chết, có 1 con gái 2 tuổi.
Tụi tôi ráp lại sống với nhau ở Đồ Sơn. Với tôi, cô ấy là "sự cần
thiết" chứ chưa phải tình yêu. Tôi gầy dựng được một số lớp tiếng Anh ở
khách sạn Bộ Điện Lực, khách sạn Bộ Nội Vụ và mấy lớp ở nhà. Thu nhập rất khá.
Tôi có dịp tiếp xúc với Đại Sứ Úc ở Việt Nam lúc ấy đang nghỉ mát tại Đồ Sơn.
Ông ta thích cách dậy Anh ngữ của tôi nên đã cung cấp, sách vở, băng cát-sét
rất đầy đủ. Ông ta còn hứa sẽ giúp tôi lập một thư viện Anh ngữ với sách báo,
tài liệu do tòa đại sứ Úc cung cấp và một Câu Lạc Bộ Nói Tiếng Anh để
chuẩn bị nhân lực cho các công ty ngoại quốc. Nhưng vì quá khứ sĩ quan ngụy nên
chính quyền Đồ Sơn và Hải Phòng (đặc biệt là ông chú vợ tôi, Phó
CA Đồ Sơn) bắt giải tán tất cả các lớp học.
Cuối cùng, không
còn đường sinh sống tôi qua Hồng Kông tháng 5/1991 rồi qua Mỹ 1993.
Bạn bè bảo tôi
buy one get one free (mua một tặng một). Vợ chồng tôi giờ có 2 con gái. Đứa lớn
là dược sĩ quản lý một cửa hàng thuốc tây của Wal-Mart. Đứa bé (con tôi) đang
học Y tá 4 năm, còn hơn một năm nữa mới ra trường.
Nói đầu đuôi như
vậy để trả lời câu hỏi của bác: Yêu kiểu Đoàn Chuẩn hay Phạm Duy?
Câu trả lời của
tôi là: Tâm tôi ngả về hướng Phạm Duy (tơ tưởng đến người đàn bà khác, chứ
không xơi tất cả con dâu lẫn Khánh Ngọc - không biết là em vợ hay em dâu - như
lão nhạc sĩ luông tuồng này). Nhưng chân vẫn còn bị trói vào Hạnh Phúc Gia Đình.
Để kết thúc gởi
bác bài thơ.
TỰ THÚ CỦA MỘT
NGƯỜI CHỒNG
CHUNG THỦY
.
Nhiều đức
ông chồng
vỗ ngực ta đây
một dạ, một lòng
với vợ
“Tớ chưa hề nghĩ
đến chuyện ăn phở
thay cơm
phở dù có thơm
ngon nóng hổi
dọn lên bàn
tớ vẫn quyết để
bụng chờ cơm
dù là …cơm nguội”
.
Tôi có hai
cô con gái
bênh mẹ mọi bề
“Ba mà trổ mòi
thả dê
tụi con
sẽ tống ba vào nursing home (1)
khi tuổi già
bóng xế”
.
Còn mụ vợ
bạn thân của
Hoạn Thư (2)
“Cái ấy của
em là của riêng tư
cho ai mượn xài
là em ….cắt”
.
Riêng tôi
tự nghĩ
chẳng phải
phường bội bạc
có vợ rồi
đâu muốn rước
bóng hình lạ vào tim
ngoài nỗi sợ con
sợ …vợ
sợ mất mái ấm
gia đình
còn thích sống
sao cho có tình, có nghĩa
.
Nhưng hễ gặp các
cô, các bà
người ta thì để
ý dáng điệu thướt tha
tóc thề
mặt trái soan
mũi dọc dừa
còn tôi mắt chỉ
thao láo
nhìn vào … chỗ
khác
.
Thật tình mà nói
vợ tôi “hàng”
cũng còn khá tốt
nhưng nhìn…. của
lạ vẫn… khoái hơn
ăn cơm mãi
thấy phở cũng…
thèm
chỉ tội kéo cái
rờ-moọc sau lưng
các cô các bà
thường tránh né
.
May thay!
Cũng có những
người phụ nữ
đến với đàn ông
không nhất thiết
để kiếm một tấm
chồng
mà có khi
chỉ tìm vui
trong chốc lát
.
Nên khá nhiều lần
những lời ỡm ờ,
đẩy đưa, ngọt nhạt
lại gặp ánh mắt
thuận tình
.
Ôi thôi!
Lúc ấy mái ấm
gia đình
sự nghiệp công
danh
nhân cách, uy
tín… gì gì nữa
tôi cũng quên,
quên hết
.
Ngày mai có trở
thành homeless (3)
cũng bất cần
cứ cùng nàng lặn
hụp
trong bể ái,
sông ân
lúc hết cơn say
tình
toát mồ hôi
giật mình
hoảng sợ
thấy đang nằm
bên …vợ
mới biết mình …mơ
.
Thỉnh thoảng đọc
tin
thấy những ông
tai to mặt lớn
tan nát gia đình
mất hết thanh
danh
sự nghiệp
chỉ vì cái lỗ
“xâu xâu mấy cũng vừa” (4)
.
Tôi không dám a
dua
phẩm bình lên án
bởi tôi biết
Trư Bát Giới
khôn lắm (5)
chờ Tề Thiên đi
vắng (6)
mới ra tay
.
Hắn cứ mật ngọt
rỉ tai
nào phải thánh
nhân
nên ít ai cưỡng
nổi lời cám dỗ
phúc đức cho tôi
lỗi lầm ngày xưa
(nếu có)
vợ bỏ qua
tuổi tuy chưa già
nhưng đã có vẻ
như
“dưới không nghe
lời trên bảo”
.
Bởi vậy
có thể dõng dạc
giơ tay tuyên
hứa:
“Từ nay
sẽ là người chồng
nhất dạ
thủy chung.”
--------
CHÚ THÍCH:
1.Viện dưỡng lão
1. Nhân vật trong Truyện Kiều, ghen khủng khiếp
2. Không nhà, vô gia cư
3. Thơ Hồ Xuân Hương
4. Nhân vật trong Tây Du Ký, bản năng của con người
5. Nhân vật trong Tây Du Ký, lý trí của con người
*
Viết xong đầu tháng
11 năm 2011
Phạm Đức Nhì
Nhà giáo NGUYỄN BÀNG
(Sài Gòn: 29.11.2015)
1/ Bác
nhận rằng “Tâm tôi ngả về hướng Phạm Duy... Nhưng chân vẫn còn bị
trói vào Hạnh Phúc Gia Đình”
Nhân nói về nhạc
sĩ Pham Duy đã quá cố, tôi cũng nói thật là tôi rất thích nhạc Phạm Duy. Tôi
hát nhạc Phạm Duy từ những năm 1945, 1946, khi tôi mới 8, 9
tuổi. Những năm đầu thập kỷ 50, tôi cũng đã nhiều lần xem ban
hợp ca Thăng Long biểu diễn nhạc Phạm Duy ở Hà Nội.
Sau năm 1954,
không được nghe nhạc Phạm Duy công khai, tôi và mấy người bạn vẫn cùng
nhau lén nghe lại những chiếc đĩa than nhạc của ông qua chiếc máy
hát loa kèn La Voix de son maitre trong một căn gác xép đóng kín cửa. Hồi đó
không mua được kim hát nên bọn tôi phải mài đi mài lại những chiếc kim đã mòn
để dùng được nhiều lần.
Năm 1960, vẫn
nghe lén đài phát thanh Sài Gòn qua chiếc Radio Philips Hà Lan vỏ gỗ
cũ kỹ ở nhà người bạn ở Hải Phòng thì được biết vụ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm
Duy với ca sĩ Khánh Ngọc, lập tức thần tượng âm nhạc Phạm Duy bị sụp
nát trong lòng chúng tôi, dù rằng họ chỉ là dâu rể trong cùng một
nhà.
Có một mẩu
chuyện tiếu lâm hình như chưa đưa vào sách:
Một lão già đi
cùng một cô gái, khi qua một vũng lội, thấy cô gái vén quần lên cao cho khỏi
ướt, lão già cứ chăm chăm nhìn vào hai bắp đùi của cô rồi buông lời tán tỉnh và
kích dục. Thấy thế cô gái nói:
- Này, cháu nói
để ông biết. Ông với cháu có họ hàng với nhau đấy!
Lão già thản
nhiên đáp lại:
- Thì tao với
mày có họ hàng chứ hai cái ấy của tao và mày chúng nó có họ hàng gì với nhau
đâu.
Tôi nghĩ, nhạc
sĩ Phạm Duy phần nào có trong mình cái xác phàm của lão già trong chuyện.
Vì vậy, nghe
Phạm Duy nói: “Yêu người tình, tôi không giấu vợ”, tôi không tin. Và tôi
cho rằng, Phạm Duy không phải là người như đã được nhận định: “Ông thưởng thức
tình yêu như người đói chén sạch tô phở”. Không, Phạm Duy không biết ăn phở mà
chỉ biết húp cháo thịt, bất kể là cháo thịt gì.
Người tài lắm
tật, nhưng cái tật ăn tạp “cháo thịt” thì tôi, một mặt rất trọng tài năng âm
nhạc của Phạm Duy, một mặt vẫn thấy gai gai trong lòng khi nghĩ về cái tật ấy
của cụ.
Sau này, nhiều
người gọi Phạm Duy là Người Tình Già. Lưu Trọng Văn, một người tài hoa và nghệ
sĩ nhất trong đàn con của nhà thơ Lưu Trọng Lư có viết tặng Phạm Duy bài thơ
sau:
Về thôi, người
tình già ơi
Thôn nữ chị
đã qua cầu thóc
lép
Thôn nữ em
trăng đầy tuột
khỏi chồi tay
Thôn nữ út
lơ đễnh lên đòng
nào biết
Khúc tình xưa
Xưa ấy
Xưa rồi
Về thôi
Làm gì có trăm
năm mà đợi
Làm gì có kiếp
sau mà chờ
Đất Mẹ - Đất Nàng
Con sáo sang sông
tha cọng rơm
vàng lót ổ
Mười chín năm
tình cũ
Người tình già ơi
Nhớ không?
Và theo lời đồn
thổi thì sau bài này cụ Duy về nước và vẫn sống với một tâm hồn “ga lăng” không
bao giờ phai nhạt.
Giờ cụ đã về
Suối Vàng với bà vợ hiền Thái Hằng và người con trai cả, ca sĩ Duy Quang tài
danh nhưng lận đận đường vợ con. Xin cụ thứ lỗi cho kẻ hậu sinh này đã có những
lời ý không mấy đẹp về cái tật của cụ!
Mời
thư giãn với nhạc phẩm GỬI NGƯỜI EM GÁI MIỀN NAM
của
Đoàn CHuẩn - Từ Linh, qua tiếng hát của tài tử Ngọc Bảo:
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét