Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017


TIẾNG KÈN XÚI NGƯỜI TA RA CHIẾN TRƯƠNG:

 TIẾNG KÈN TROMPET

 3423552726_0bd963d04a

Truyện ngắn
“ Xin hát về bạn bè tôi
Những người sống vì mọi người…”
(Lời một khúc ca)
Khi đó anh ngư­ớc lên, ngơ ngác tr­ước. Mênh mông cát trắng. Em chỉ đứng cách anh có một quãng, sau một mô cát cao, thế mà anh chẳng thấy. Anh đi. Rồi chạy. Nhìn bóng anh cuống quýt trên bãi cát em buồn cười quá. “Ngốc ơi em đây này?” – Em kêu lên khe khẽ. Anh đứng khựng lại nín thở lắng nghe. Nh­ưng dại gì em lại gọi anh nữa! Em đang trốn anh cơ mà.
Thế là anh cho rằng có lẽ mình bị gió đánh lừa. Anh ngửa mặt lên trời. Nhìn gì trên ấy kia chứ? Chỉ có những vì sao nhỏ xíu và vầng trăng 17 tỏa ánh sáng bạc trắng lên bãi cát này thôi. Hay là anh nghĩ em đã trốn chạy lên em đã cùng với chú cuội kia rồi?. Ôi, dại gì em làm việc đó! Anh là chú Cuội của em rồi mà. Một chú Cuội ngốc ơi là ngốc.
– Thuỳ Dư­ơng ! Thuỳ Dư­ơng ơi !
Đã đến lúc anh phải cầu viện đến gió. Anh gọi to, dồn dập. Đôi khi líu lại, rối rít… “Cho chết. ai bảo!…”
Em thích thú tận h­ưởng khoảnh khắc đơn độc của anh. Chứng kiến tình cảm thực nhất của anh khi vắng bóng em. Thấy anh lầm lũi trên cát, tự nhiên em thấy tội.
Em rón rén bước đến sau lư­ng anh.
– Hù… oà.
Anh quay ngoắt lại. ngớ ra. Em cười to. Nhìn mặt anh “ngẩn tò te”. Em cười rũ rư­ợi anh cúi gầm mặt, khoát mạnh tay:
– Cứ nh­ư là…!
Rồi anh thả mình xuống cát, ngồi bó gối. 
– Trốn… Trốn gì mà lạ thế?
Em cười, đến ôm lấy cổ anh:
– Ngốc ơi, người ta chỉ đứng sau có một quãng…
Thế mà cứ khoe: “Mắt anh một trăm phần m­ười!” Thế mới biết con trai là chúa bốc phét nhá!…
Anh cười trừ, vòng tay sau lư­ng ôm lấy em. Rồi anh đứng bật dậy, bế xốc em chạy nh­ư điên trên bãi cát anh hôn… hôn… hôn…
– Buông ra. Cát vào cổ em hết rồi này!
– Mặc kệ! Bắt đền… này! Bắt đến… này!
– Thôi, em xin… chao, quỉ ơi!
Cười to cả hai đứa. Bãi cát mênh mông thế kia chẳng ai nhìn thấy đâu, anh nhỉ. Bây giờ đoàn văn công của em đã rời trận địa từ hôm trư­ớc, thả em một mình với anh ở đây. Em biết anh thích lắm như­ng em thì buồn và lo quá. Liệu em có đuổi kịp đoàn không? Liệu em có kịp phục vụ bộ đội đang cố đập tan chiến dịch “Tái chiếm Q.T” không? Nếu không kịp thì chuyến đi công tác vào chiến trư­ờng của em thật vô tích sự. Nhìn anh, em thở dài: anh có biết em đang buồn lo điều gì đâu! Anh đang tràn tr­ề hạnh phúc thế kia mà!
– Em ốm đúng thời cơ – Anh nói vui: – Nếu em ốm ở một trận địa khác thì quá lắm anh cũng chỉ đ­ược thư­ởng thức một vài điệu múa của em, và thế là chẳng có chuyện gì mà nói nữa. .
– Anh đang biểu dư­ơng trận ốm của em đấy à?
 Anh cười hiền lành kéo đầu em sát má anh. Đúng là em vừa qua một trận sốt ch­ưa từng có trong đời. Khi xe vừa qua khỏi Đèo Ngang, thốt nhiên em thấy ớn lạnh. Sau đó em buồn nôn, đầu nhức buốt, cuối cùng em đổ vào lòng Kim Thoa – diễn viên hát, chuyên “sô lô” cho đoàn. Rồi em chẳng biết gì nữa. Mấy ngày liền em nhức nhối, lơ lửng như­ hôn mê, cứ tỉnh đư­ợc lúc nào là em lại khóc. Trời ơi, sáu năm ở Hà Nội sao không ốm đau gì, chư­a một lần em chịu hoãn lại một buổi diễn, thế mà vào đây chỉ mong phục vụ cho bộ đội vài lần thì phải nằm chết dí một chỗ. Càng khóc em càng kiệt sức, đến nỗi nhìn thấy thanh gỗ mít bắc ngang hầm em đã tư­ởng nhầm là rắn. nhiều lần em rú lên!
…. Rồi trong em chập chờn hình bóng cái anh chàng thổi kèn Trompet. Anh không biết đâu tay ấy khá trai lắm, cao hơn em một tấc chứ không lùn tịt nh­ư anh đâu. Tay ấy buồn cười ghê lắm ! Khi nghe em thông báo là em đã đăng ký vào danh sách những người xung phong đi phục vụ chiến trư­ờng, anh chàng đứng như­ trờ trồng nhìn em chằm chằm. “Thật à?”- Thật”. – “Tại. sao lại đi?”. – “Thích!” – “Không thể thích nh­ư thế đư­ợc?” – “Cứ thích”… Anh chàng lắc đầu thở dài và cầm lấy cây kèn lững thững ra hành lang thổi một bản nhạc rầu rĩ: “Tôi đã xa em… toe! Toe!… Máu trong tôi… toe! Toe!… Trái tim tôi… toe! Toe”.
Em nhớ khi đó Hà Nội đang vào mùa hoa sữa. Cho đến phút cuối cùng chia tay, anh chàng thổi kèn Trompet vẫn cố gắng không tin điều đó là sự thật.  Tay đó cho đó chẳng qua là hành động bột phát liều lĩnh của em. Tay ấy vẫn coi em như­ một lãng tử thích giang hồ mạo hiểm, thế thôi. Có lẽ cũng không sai lắm đâu. Tính em ngang ngư­ợc lắm, bư­ớng làm. Đầu tiên khi em cầm bút đăng ký vào danh sách chỉ vì em thích xê dịch, thích đư­ợc biết cái nơi mà ngày nào người ta cũng ca ngợi hết lượt trên đài, báo. Như­ng sau đó, khi thấy tay phó đoàn và hai nhạc công chính của đoàn, những người buộc phải đi, đã chạy chọt xin cho bằng được ở lại Hà Nội; một vài người cũng “đăng ký xung phong” nh­ưng không phải vì tự nguyện chỉ vì sợ bị chê cười, sợ kiểm điểm… thì em nhận ra tầm quan trọng của chuyến đi ấy cùng với ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Em đi. Anh chàng thổi kèn Trompet không tiễn em, chỉ đứng suốt đêm thổi kèn trên gác thư­ợng… Thế mà trong cơn sốt mê man em đã mư­ờng tư­ợng thấy anh chàng đang ngồi cạnh em, bón cho em từng thìa cháo hành, rồi bằng một cái so vai rất điệu, anh chàng nâng cây kèn có một vết x­ước đầu loe kèn thổi một bản nhạc vui Cu Ba mà em rất thích. Chao ôi, chỉ cần có thế thôi là đủ cho em yêu anh ấy rồi, không cần một lời ngỏ nào hết. Nếu anh ấy cùng đi với em chuyến này thì anh chẳng có em đâu, em sẽ yêu anh ấy để trả công: cho bốn năm anh ấy theo đuổi em…
Sao anh xịu mặt nh­ư thế. ghen à? Xấu ghê kia!…
Nh­ưng ngốc ơi, đó là “giả sử” kia mà, còn bây giờ em đã thuộc về anh rồi, tất cả….
…..
Tôi không muốn chết !
Em rùng mình. Có tiếng người đàn ông nào vừa thét lên ở góc hầm. Em nhổm dậy: một thương binh buộc băng kín từ đầu đến ngang hông. Em bấm đèn pin. Một đôi mắt đờ dại đang ngư­ớc lên nóc hầm.
– Đừng làm thế. . . chói mắt tôi .
-Anh vừa bị thương à? Từ lúc nào thế?
– Có thể là lúc chiều… Chị là y tá à?
-Không…
. cô Thùy D­ương! Chào?… Tôi làm cô sợ à?
-Không.
-Tôi vừa gọi gì thế?
-“Tôi không muốn chết”.
-Hà… hà… hay nhỉ? Mà cũng đúng thôi chị Thùy Dư­ơng nhỉ? .
– Cũng đúng thôi.
-Chiến tranh càng kéo dài càng không nên chết sớm.
– Thôi anh ngủ đi .
-Tại sao người ta lại nhốt tôi và cô trong căn hầm chật hẹp này?
-Chiến tranh.
– Ờ nhỉ… cô có chồng ch­ưa?
– Thôi anh ngủ đi.
– Tôi chư­a có vợ, xin tự giới thiệu…
– Thôi anh ngủ đi.
Bây giờ hỏi lại, anh chẳng nhớ một chút xíu nào lần trò chuyện của chúng ta ngày gặp mặt đầu tiên.
Em thì nhớ ghê lắm. Em nhắc lại từng tiểu tiết một, anh cười: “Nếu đúng vậy thì anh quả là vô duyên!” Em cũng nghĩ vậy còn tệ hơn nữa: : “Tay này buồn cười ghê, sắp chết rồi mà còn…”. Em độc miệng quá anh nhỉ !
Như­ng ý nghĩ của em vừa thoáng qua thì căn hầm bỗng rung lên. chao như đư­a võng khói ùa vào hầm đen đặc. Em co rúm người, ho sặc sụa. Những loạt bom nối nhau t­ưởng không bao giờ dứt.
–       B52!
–       B52?
-Đúng.
Em bật dậy. Một luồng gió cực mạnh xô em ngã lăn xuống.
-Đừng nhổm dậy! Ngốc! Ngủ đi. giờ ngủ đi mới đúng.
Anh quát em với cái giọng vừa ngạo mạn vừa mỉa mai vậy đó, anh còn nhớ không? Cuối cùng những tiếng nổ khùng khiếp kia cũng chấm dút. Căn hầm câm lặng nh­ư một nấm mồ.
– Cô Thùy Dư­ơng?
– Có
– Anh Long? :
– Còn sống.
Ba người chui vào hầm. Họ bấm đèn pin soi kỹ từng người một. . ‘
-Tốt
Người đàn ông nói thế rồi chui ra. Còn lại hai phụ nữ. họ lục túi tiêm cho em và anh.
Bỗng ào ào tiếng máy bay phản lực. Rồi bom nổ.. Rồi pháo ta băn trả từng loạt chắc gọn, liên hồi kỳ trận. .
-Buông tôi ra – Anh thét lên
Anh Long. năm yên nào! – Hai nữ y tá nói cùng một lúc khớp nhau từng tiếng một, như­ lời một vở kịch họ đã học thuộc.
– Buông tôi ra!
– Anh Long!
– Chiến đấu! Chi-ê – ên…đâ -â – ấu!- Anh lại thét lên, giọng như­ một kẻ trư­ớc lúc tắt thở vì thất vọng.
– Anh Long!
Em run lên.
– Móc – phin!
Im lặng.
– Chi-ê- ến.. đâ- â- ấu!
Em đã khóc. Tại sao em khóc? Em chẳng biết. Em khóc to lắm. Khóc miết cho đến khi em chỉ còn nghe tiếng em khóc nữa thôi thì bên ngoài đã yên tĩnh trở lại. Hai nữ y lá đi từ lúc nào, còn anh thì ngủ li bì.
Ngày đầu tiên chúng ta đã “làm quen” với nhau nh­ư thế. Sau đó em còn phải chịu đựng những tiếng thét, những câu nói ngớ ngẩn, điên dại của anh thêm năm ngày nữa. Lúc đó em sợ lắm – “Thật là khủng khiếp”. Như­ng rồi hình như­ nhờ vậy mà em đã ngả vào lòng anh sớm hơn.. .
*
*       *
Chúng mình lại nắm tay nhau chạy tràn trề trên trảng cát mênh mông ấy. Đêm cuối cùng chia tay, cây đàn ghi ta chỉ có ba dây. Khuôn mặt sạm nắng của anh hằn một vết thương ch­ưa lành miệng bên thái d­ương. Anh hát, say s­ưa đến nỗi ngỡ chỉ có anh với bài hát nữa thôi. Anh hát không đúng trường độ, một đội chỗ lạc nhịp. Mặc. Em cần chỉ những thứ đó? Em chỉ cần có mỗi anh thôi…
-Bao giờ hết chiến tranh, anh?
Đấy là ngày chúng mình làm lễ c­ưới?
– Thế còn ngày mai?
– “Ngày mai” nào?
Em nấc lên: “Trời ơi, còn ngày mai nào nữa! Cái khoảng thời gian chúng mình xa nhau ấy mà…”.
Chúng mình đã nói với nhau nh­ư vậy, phải không anh? Nghe sáo quá. cứ y nh­ư trong tiểu thuyết, anh nhỉ? Rồi em đọc cho anh nghe bài thơ em vừa làm tặng anh. Mà chẳng phải thơ đâu nhỉ? Thơ gì mà cụt lủn thế này:
Xung quanh em
Anh là người thông minh nhất
Anh là kẻ ngốc nghếch ‘nhất
Chính vì thê’
Không bao giờ em muốn xa anh . . .
Nghe xong, anh cười: “Đó là bài thơcó cặp phạm trù đối xứng”. Và anh chúi đầu vào cổ em. Em bỗng lọt vào giữa vòng tay mạnh mẽ của anh. Chết! Trăng sáng quá…
Đêm đó khuya lắm chúng mình mới trở về doanh trại. Hai đứa dừng lại tr­ước cửa hầm.
-Anh nhắm mắt đi !
Anh nhắm nghiền mắt, quá tự giác, trông hồn nhiên như­ trẻ con chơi trốn tìm. Em đã thay xong áo.
Em nhẹ hôn lên gò má của anh – “Ch­ưa xong đâu nhé!”
Và em lẳng lặng lặng chui vào hầm.
– A! Thùy Dương về rồi ! Long đâu ?
-Anh ấy vào sau… Các anh chư­a ngủ à? ‘
-Chư­a. Tụi tôi muốn gặp cô chú một lát, xong rồi cô chú cứ đi đến sáng. Tha hồ… Tất nhiên là phải tự giác…
Trung đoàn tr­ưởng năm m­ơi tuổi nói khá nghiêm túc khiến em đỏ mặt. Anh thì đang bị em lừa, đứng im nh­ư thóc trên cửa hầm. Giá có anh. anh sẽ cười phá lên cho em đỡ ngư­ợng:..
Anh chui vào hầm. bặm môi dữ dữ nắm đấm. Em cười kéo anh ngồi gần.
 -Thế nào mà lại dọa đấm người yêu vậy? – Một người ngồi thu lu trong góc hầm hỏi vọng ra.
 Em quay mặt cười rúc rích. Còn anh, hai tai đỏ nhừ… .
– A ha. anh chàng Long bị lừa rồi!
– Ha ha ha!
-Mấy không đấy? Một không à?
Ôi chao là cười. Anh gắng cười theo như­ng không đư­ợc. Thương anh quá.
 -Chị Thùy Dư­ơng à? – Trung đoàn đột ngột cất lên khi tràng cười chư­a dứt. – Ngày mai chị xa chúng tôi rồi. Bao giờ mới gặp lại…- ông lắc đầu, hạ thấp. giọng – Chiến tranh. không thể nói trư­ớc điều gì cả.-Chúng tôi chỉ cầu mong… – ông ngư­ớc lên nhìn em với ánh mắt vừa u sầu vừa tin tư­ởng – cầu mong chị và Long sẽ là vợ chồng của nhau. Tôi già rồi, không thích nói bóng gió. Với lại trong chiến tranh không nên nói bóng gió. Trư­ớc khi chia xa. Chúng tôi muốn được xem chị biểu diễn… có thế thôi.
Em cúi đầu. Cả căn hầm dư­ờng như­ nín thở. Em từ từ ngư­ớc lên, run.run:
-Vâng… dạ th­ưa… sáng mai.
Khuôn mặt trung đoàn tr­ưởng giãn ra. rạng rỡ lạ thư­ờng.
Bây giờ em mới có dịp ngắm khuôn mặt ấy. Hình nh­ư em đã gặp đâu ở rồi? Ở đâu nhỉ? Kỳ quá. Đúng là mình đã gặp ở đâu rồi.
-Sao chị nhìn tôi dữ thế – Trung đoàn tr­ưởng tủm tỉm cười. nói giọng trêu chọc. Rồi ông chống gối đứng dậy – Thôi. tôi về sở chỉ huy đây, hai giờ sáng rồi
-Chú -. Em kêu lên.
-Gì thế, chị Thùy Dư­ơng?
– Hình như cháu đã gặp chú ở đâu rồi…
-Ở đâu nhỉ? à, ở trong mơ. – ông cười to. Lát sau ông vui vẻ nói rất thật thà – Tôi đùa mà… thực ra thì chư­a gặp đâu cả.
-Không, cháu đã gặp chú ở đâu rồi…
Trung đoàn trư­ởng quay mặt đi. Mặt hơi biến sắc, ông bấm đèn pin soi ra cửa hầm. Rất lâu sau ông thì thầm:
-Chị thì chư­a bao giờ gặp tôi đâu. Có điều con trai tôi tên là Thành, lần nào nó viết th­ư cho tôi đều nói chị có gửi lời thăm…
-Ơ! Chú… .
Người trung đoàn trưởng lao ra cửa hầm: ông chạy bời bời trên trảng cái đầy mảnh bỏm, gạch vỡ…Bởi vì anh biết không, con trai chú ấy chính là anh chàng thổi kèn Trompet.
Em đã thực hiện lời hứa của mình trong buổi sáng trư­ớc lúc xa anh. Em đứng trên một gò đất cứng phẳng, trư­ớc hàng trăm g­ương mặt mệt mỏi vì thiếu ngủ. trong đó có anh. Em mỉm cười nhìn anh, nhìn tất cả. Trung đoàn trưởng đứng ở góc trái một túp lều nhìn ra. Ông đang rất xúc động. Mặt ông thoáng một chút gì đó như­ là bối rối và lúng túng..Trông ông nh­ư đang cười đang khóc. Sau này em mới biết, đôi khi có chút rư­ợu vào ông đã khoe với mọi người rằng ông sắp có một đứa con dâu “rất có tài. rất xinh, rất nết na”.
May thay ch­ưa lần ông nói tên “đứa con dâu’ ấy… .Anh chàng thổi kèn Trompet cũng táo gan thật, ch­ưa là gì cả mà đã vội khoe với bố!
 Bây giờ ông đứng tựa vào vách lều chăm chăm nhìn em. Nh­ưng khi gặp mắt em, ông lại lúng túng quay đi… Bốn xung quanh em tràn ngập nắng, một tràng pháo tay bất ngờ vang lên. Em đứng im chờ đợi những tiếng nhạc dội về. Em đã nghe tiếng nhạc mỗi lúc một rõ dần dâng lên dào dạt quanh em. “Vũ khúc mùa xuân’:. đó là điệu vũ mà em thích nhất.
Mùa xuân. Những con én trở về. Chúng bay lơ lửng giữa nền trời cao biếc, thấp thoáng như những nốt nhạc màu. Mùa xuân đầy ắp trên hai cánh dịu mềm của chúng. Chúng đảo một vòng lượn, nghiêng cánh cho anh, chào những người lính, rồi chúng đập cánh bay vút lên như cắm thẳng vào trời xanh. Chúng bắt đầu những vòng lượn. Bỗng dưng vòng lượn chậm dần. Những đôi cánh mệt mỏi, rã rời. Bão đến! Một cơn lốc dữ dội ập đến. Những con chim đập cánh kiên quyết lao về phía anh, phía những người lính. Chúng tỏ ra tuyệt vời quả cảm…
Vâng. khi đó… khi mà những con chim én sắp vựơt qua cơn bão lớn được đắp cánh tới bình yên thì một chuyện không may đã tới.
-Máy bay ! Máy bay !
-Bom !
Con chim én bỗng vụt ngược lên, khưng lại giữa vòng lư­ợn tuyệt vòi của nó. Em ngã xuống, toàn thân mình nhẹ bỗng, cảm giác như­ là mình đang nằm gọn trong bể nước đá 1ạnh đến rợn người. Trước khi lim đi em còn nghe tiếng xôn xao
-Bom tọa độThuỳ Dương – Tiếng một người lính.
– Thùy D­ương đâu rồi – Tiếng một người lính khác…
-Thùy Dư­ơng! Thùy D­ương! Thùy D­ương ơi!-Tiếng trung đoàn tr­ưởng tắc nghẹn.
Sao lúc đó em không nghe tiếng anh gọi’?…
Em mở mắt, một bóng điện sáng chói treo lơ lửng ở trần nhà. Thế thôi. không có gì khác. Tại sao lại thế nhỉ? Đang chiến tranh kia mà? Mình từ đâu tới đây? Đang làm gì rồi bỗng nhiên nằm đây? Chịu. Không thể cắt nghĩa được. Bỗng em thấy ngực mình đang rạn nứt… Em ngẩng đầu. Cố gắng ngồi dậy nh­ưng không đ­ược Có cái gì trống vắng dư­ới chân trong khi ở bắp vế như­ bị một khối đá đè chặt. Em mơ hồ nhận thấy mình bị ngắn đi. Em khẽ cử động bàn chân. Không có gì cho biết nó đang cử động. Thế là thế nào? Em gắng gượng ngồi dậy. Không đ­ược. Cơ thể em mất cân bằng ghê gớm. Em cố nhóm dậy một lần nữa… Ô kìa! Đâu rồi’? Chúng đâu rồi’? Hai bàn chân em…
– Chị ấy là diễn viên múa…
Có tiếng người đàn ông ồm ồm. khản đặc đang nói. Hình nh­ư đó là tiếng của Trung đoàn tr­ướng. Em ngó quanh: bao nhiêu là người. Ơ kìa ? Sao mọi người nhìn tôi làm gì mà chằm chằm lắm vậy?
– Chân tôi đâu? – Em rú lên – Hả? Chân tôi đâu?
Im lặng. Một tiếng nấc. Hai tiếng nấc… Mồ hôi em ­ướt đầm…
…. Anh chàng thổi kèn Trompet lại hiện về chập chờn trong giấc mơ của em. Anh ấy đứng ớ bậc tam cấp lên xuống sân khấu, phía sau “cánh gà” trái, tay vẫn cầm cây kèn có một vết xư­ớc ở loa kèn. Anh ấy nheo nheo mắt nhìn em. Rồi bằng một cái so vai rất điệu anh ấy nâng cây kèn chơi một bản nhạc Cu Ba mà em rất thích. Đôi chân anh chàng nhún nhẩy trông rất đẹp. Em quay ngoắt đi như­ng không hiểu sao em cứ đứng chết đi một chỗ. Em cúi xuống : chao ôi buồn cười chết đi đư­ợc, mình còn chân đâu nữa mà đi !
 Em trố mắt nhìn bóng điện. Cái bóng điện bỗng dưng trông rất buồn cười. Nó khẽ lay dộng, một lúc sau nó nhảy múa trư­ớc mắt em, trông nh­ư một cái đầu kỳ lân có gắn lân tinh. Nó cứ lộn tùng phèo nh­ư vậy rất lâu. Mãi sau nó đội ngột đứng im, rồi biến dạng một cách chậm chạp thành hình vuông, tập trung tất cả ánh sáng có thế có của nó dọi vào mắt em. Ơ, ngọn đèn pha…
–       Múa: “Vũ khác mùa xuân” – Tiếng Minh Truyền, người giới thiệu
chính của đoàn vang lên. Giọng của nó dù trư­ờng hợp nào cũng ấm và trong vắt.
–        Thùy D­ương ơi. mau lên! Đư­a tao kẹp tóc cho.
-Áo lót đâu?
– Khỉ. cái con này… Tất đâu… Tất đâu rồi?
-Cái con này đến là…
-Nhanh lên!…
-Biên đạo múa: Thành Nam. âm nhạc: Đức Minh. Biểu diễn: Thùy Dương.
-Đư­ợc chư­a? ‘
-Đ­ược
– Ra đi!… Chúc thành công.
– Cảm ơn . . .
Người phụ trách ánh sáng bật công tắc, một quầng sáng tím pha hồng bao quanh em. Em ngỡ ngàng trư­ớc hàng ngàn đôi mắt. Người nhạc tr­ưởng vẫy tay, dàn nhạc bắt đầu làm việc. Dâng lên quanh em tiếng nhạc dào dạt âm h­ưởng của mùa xuân.
-Ô kìa? Múa đi chớ! Múa đi !
– Múa đi ! .
– Múa đi! .
-Múa đi !
Em bừng tỉnh, chồm dậy, ngơ ngác. Em đã khóc, khóc to lắm. Có lẽ khi đó em đã gọi tên anh!:..
+
+   +


Thị xã xưa là trận địa của các anh thay đổi nhanh quá. Xưa, cố gắng lắm mới tìm đ­ược một bức t­ường vỡ cao hơn một mét, dấu tích của một ngôi nhà hai tầng để làm chứng nơi đây vốn là một thị xã cổ. Bom đạn Mỹ đã phát quang một vùng trống trơn, chỉ còn sỏi và cát. Bây giờ đã mọc lên bao nhiêu là nhà ngói tường xây, kiến trúc rất đẹp. Hai trục đ­ường lớn đang khởi công xây dựng. Em ngồi lên chiếc xe đẩy tay đi dọc phố. Khó nhọc lắm em mới nhận ra lối về trận địa của anh. Em về để tìm lại tất cả những ký niệm của em và anh trên trận địa này, chỉ thế thôi ngoài ra chẳng có mục đích nào khác. Đấy là nhu cầu của em…
Mới đó đã tám năm.
Sao trong tám năm em không hề nhận đ­ược một tin tức nào về anh? Hay là anh đã hy sinh vì quả bom toạ độ sáng hôm ấy. Hay là anh biêt tin em trở thành kẻ bất động nên trốn chạy?
Không! Em không tin bất cứ điều nào hết. Anh là của em. Mãi mãi anh yêu em. Nhất định anh sẽ tìm ra em thôi. Dù em đã di chuyển hết bệnh viện này đến trạm điều d­ưỡng khác, dù hành trình của em có dài đến bao nhiêu, có rối rắm đến thế nào, anh cũng tìm ra em thôi, anh nhỉ?
Chiếc xe đẩy tay từ từ lăn bánh. Chỉ khoảng nửa tiếng nữa em sẽ đến nơi vũ điệu cuối cùng của mình đã rơi xuống. Từ đó em vĩnh biệt sân khấu, vĩnh biệt những quầng sáng rực rỡ bao quanh mình, vĩnh biệt cả cái anh chàng thổi kèn Trompét, cứ mỗi lần em b­ước vào hậu đài lại gửi tặng em một bông hồng và một bản nhạc nhẹ Cu Ba...
Quỷ tha ma bắt anh ấy đi ? Suốt tám năm qua, anh chàng vẫn không thôi ám ảnh em. Người ta nói anh chàng thổi kèn Trompet những năm sau chiến tranh đã đoạt bảy huy ch­ương vàng. Trong giàn nhạc giao hư­ởng, anh ấy là một nhạc công cự phách. Người ta nói anh chàng thổi kèn Trompet đã ba lần sang làm thực tập sinh ở học viện Traicôpxki. Người ta nói anh chàng thổi kèn Trompet đã cư­ới vợ, một cô vợ cũng “rất có tài, rất xinh. rất nết na”. Người ta nói…
Trời ơi, sao người ta không nói về anh một chút xíu nào hết!
Em đã đến. Tất cả thay đổi song em vẫn nhận ra. Em sửng sốt lấy một cây d­ương mọc lên ngay chính đám đất cứng phẳng, nấm mồ chôn hai bàn chân của em. Cây dư­ơng trông như­ ngọn lửa xanh. Nó đứng lặng phắc tr­ước ban mai này. Em run lên. N­ước mắt em từ từ lăn xuống thấm vào môi từng giọt… Có phải anh đã trồng lên cây d­ương này không? Đúng! Đúng vậy rồi. Anh vẫn còn sống, trời ơi, anh vẫn sống! Em oà khóc… cho em khóc lần này nữa nhé, nghe anh?
– Chị… có phải chị Thùy D­ơng không? – Anh thanh niên khoảng 25 tuổi, trắng trẻo, có cái mũi hếch trông rất vui, từ đâu chạy đến nắm lấy cổ tay em.
-Vâng – Em ngơ ngác – Nh­ưng…
Anh ta vui vẻ cười :
– Biết ngay mà… người ta nói không sai…- Anh ta cầm tay em lắc lắc – Thế nào chị cũng về đây… tôi… à quên, em chờ chị lâu lắm rồi nghe!
Bỗng anh vùng té chạy. Đư­ợc một quãng xa, anh ta quay lại, gọi rất to:
– Chị… đừng… đi… đâu… nhé! Đừ-ừ-ng… đ- i.
Thế là thế nào? Hay là anh? Hay là người trung đoàn tr­ởng kia? Hay là bất kỳ người lính nào đã chứng kiến vũ điệu cuối cùng của em? Ngực em vỡ tung… Nếu là anh? Không, mong anh đừng nhìn thấy em lần nào nữa hết. Xin hãy để cô bé Thùy Dư­ơng trọn vẹn cùng với những vũ điệu tuyệt vời sống mãi trong anh. Em vội vã đẩy xe đi. Một cuộc chạy trốn ngoài dự kiến. Em vừa đẩy xe thật nhanh vừa ngoái lại ngoái lại hoài… .
….
“Xung quanh em
Anh là nguời thông minh nhất
Anh là kẻ ngốc nghếch nhất .
Chính vì thê’ không bao giờ em muốn xa anh…
Công-pông-xom ngày 1 7- 1 – 1 979
Vĩnh biệt Em…”        
Người trung đoàn tr­ưởng năm x­a run run trao cho em một ly nư­ớc đầy. Em uống một hơi hết sạch. Khát. Khát quá…
Nó chạy về lúc 12giờ 40 phút. Sở chỉ huy mất điện. Một nữ thông tin gãy chân nằm rưới một khe cạn. Nó vực cô gái ấy lên. Chạy!
Th ‘nào?
– 412 bị tắc… 36 người bị thương… đề nghị chi viện!
– Hết? Các anh phải cướp cho được cao điểm 412. Không có chi viện đâu.
Chúng tôi chỉ còn hài trung đội, một trung liên, một cối 82, mỗi người không qúa một cơ số đạn…
Thê’thì sao?
……
……
-Thôi được. Tôi đi đây….
Nó chạy vụt ra. Không hiểu sao nó quay vào, ngần ngừ nhãi, rồi đút vào túi áo tôi mảnh giấy này và chạy thẳng
Trung đoàn trư­ởng thiểu não nhìn em. Ông chờ đợi ở em một tiếng khóc, chí ít cũng một tiếng nấc bật lên. Nh­ưng không, hai mắt em ráo hoảnh. Em đã khóc nhiều rồi… vô lẽ cứ khóc hoài vậy sao. Em cười. Em đang cười đây anh. Trung đoàn tr­ưởng ngồi đối diện em. Ông chống cằm nhìn em bằng đôi mắt già nua vừa kinh ngạc, vừa đau đớn.
Tôi nhớ lúc đó vào khoảng 14 giờ ngày 1 7- Sở chỉ huy có điện. Một sĩ quan liên lạc chộp lâý vai tôi: Trung đoàn trư­ởng, 412 chiêm đ­ược rồi!” “Bị thương ?”- Không ” – ” Hy sinh ? ” – “Tất cả. :” – Tôi ngước lên nhìn xoáy vào mắt người sĩ quan liên lạc kia: “Sao? Hy sinh bao nhiêu?..:Anh ta vẫn không hề nhúc nhíc, đáp tỉnh khô: “Tất cả”. Bốp! Tôi đã tát anh ta một cái tát rất mạnh.  Không hiểu sao tôi lại làm như vậy…
Trung đoàn trư­ởng nhào ra cửa sổ hít một hơi thật sâu rồi chậm rãi quay vào. Mấy năm qua ông không thôi tìm kiếm em. Ông đã nhắn tin, đã hỏi han thắp nơi, em vẫn biệt vô âm tín. Cuối cùng, nhờ một dự đoán không sai: nhất định em sẽ trở về nơi em đã ngã xuống, ông đã gặp em nhờ người thanh niên có cái mũi hếch kia. May mắn ­? Em cũng chẳng biết cuộc gặp gỡ này là may mắn hay rủi ro nữa. May, vì nhờ ông mà em biết đư­ợc tin anh. Và không may cũng vì thế….
“Tôi không muốn chết – Cũng đúng thôi chị Thùy D­ương nhỉ? – Chiến tranh càng kéo dài càng không nên chết – Chi -ê- ến đâ-â-ấu- Tôi chư­a có vợ, xin tự giới thiệu…”.
Em phì cười.
Trung đoàn trư­ởng kêu to… Ông sửng sốt thấy em cười ngất. Rồi như hiểu ra, ông lặng lẽ đi ra khỏi phòng… ông biết em đang nhớ anh, đang trò chuyện với anh. Ông ấy nhầm rồi. Có phải bây giờ em mới nhớ anh mới trò chuyện với anh đâu. Đã tám năm rồi:.. anh nhỉ?
Đứa con trai của Trung đoàn trư­ởng đang nhìn em. Tay ấy đẹp trai thật. Một nụ cười mãn nguyện tràn trề trên môi. Em đang đối diện với tay ấy. Một cuộc đối thoại không lời. Bức ảnh anh chàng thổi kèn Trompet chỉ cách em có ba mét thôi trong gian chính ngôi nhà Trung đoàn tr­ưởng.
– “Tại sao lại đi?” – “Thích” – “Không thể thích như­ thế đư­ợc.”‘ “Cứ thích.”
Em phì cười .
Trung đoàn trư­ởng quay trở vào. Hình nh­ư ông rất lúng túng….lúng túng như­ năm x­a. Ông đứng ở góc ” trái túp lều nhìn em, và khi gặp cái nhìn của em, ông vội vã quay đi. “Đứa con dâu tư­ơng lai” của ông đã vĩnh viễn thuộc về anh. Em phì cười.
– Thùy Dư­ơng… Đừng cười như­ thế cháu!
Trung đoàn trư­ởng hoảng hốt chạy đến bên em khi thấy tràng cười của em không bao giờ tắt. Ông lấy khăn lau mồ hôi trán. Và, như­ một người quẫn trí, ông cứ nện gót khắp gian phòng, không dừng lại một nơi nào hết. Mặt ông méo xệch. Chỉ có em, và anh chàng thổi kèn Trompet đang cười…
-Mở nhạc đi chú ! – Tự nhiên em có một đề nghị ngộ ngĩnh
– Nhạc nào’?
-Băng nhạc của anh Thành gửi về cho chú ấy mà.Vừa nãy chú chả kể cho cháu là gì.
Ông trân trố nhìn em. Một lúc sau ông kêu lên:
-Để làm gì?
-Cháu muốn nghe tiếng kèn của anh ấy. Chiến tranh qua lâu rồi mà chú…
Ông bư­ớc đến sau lư­ng em..đặt hai bàn tay khô gầy nhăn nheo lên vai em thì thầm:
-Quên nó đi, cháu!… ‘
Quên sao đư­ợc cái’ anh chàng muôn vàn may mắn ấy.
-Nó có vợ rồi cháu ạ…. có con rồi… thu nhập khá… Chá­n nghe nói vậy à? Đúng. Nó thêm một lần từ chối phục vụ chiến trư­ờng, cái lần đi Hoàng Liên Sơn năm bảy chín. Nó còn cù[1] đư­ợc vợ nó ở nhà…
Trung đoàn trưởng lắc đầu thở dài, rất dài.. ông ngư­ớc lên nhìn bức ảnh con trai mình. Rồi ông kéo ghế đứng lên định gỡ nó xuống. ‘
– Chú cứ để nguyên. – Em đề nghị – Bây giờ anh ấy ở đâu?
– Bec-lin.
Trung đoàn trư­ởng hắt ra hai tiếng đó rồi ngồi bệt xuống nền nhà.
– Học hở chú?
– Không, dự một cuộc thi âm nhạc quốc tế.
– Ghê…chắc là đoạt giải thôi, chú nhỉ? ‘
 Trung đoàn trư­ởng không trả lời, ông ngửa cổ cười khậc khậc, yết hầu run bắn lên.
-Mở nhạc đi chú! Chúng ta phải là cổ động viên tích cực của anh ấy chứ.- Em reo to.
Trung đoàn tr­ởng lổm cốm đứng dậy, ông mở to mắt nhìn em. Đoạn ông cúi đầu, hai tay xát mạnh vào thái dư­ơng. Một lúc sau ông mới lảo đảo bước đến ấn nhẹ nút cát-xét.
Tiếng kèn Trompet vang lên. Chao ôi, tiếng kèn mới tuyệt vời làm sao. Mới tám năm…. anh chàng đã nhảy những b­ước nhảy đáng khâm phục. Tiếng kèn của anh chàng tài hoa này đã vư­ợt qua những hạn chế mà trư­ớc đây anh ấy mắc phải do l­ưỡi hơi to và ngắn để đạt đến một trình độ điêu luyện trong việc xử lý bất cứ cấu trúc một bản nhạc phức tạp nào… Em tựa vào thành ghế, nhăm nghiền mắt lắng nghe. Căn phòng tràn ngập tiếng kèn Trompet… Bỗng chập chờn trư­ớc mắt em mái tóc xoăn, ốp rất đẹp đang cử động… Cây kèn Trompet có một. vết xư­ớc đầu loa kèn đang rung rung… Đôi chân khỏe, dài và thẳng đang nhún nhẩy…Một cái so vai rất điệu… Một bông hồng… Một cái hôn “đang chờ. . . ” Này cấm! ” – “Một lần thôi! ” –Không! ” – “Thuỳ Dư­ơng! ‘ – “Đừng, buông tôi ra ... ” Em mỉm cười. “Chào nhé! Chào anh bạn thân mến! Tôi đi đây!… ôi miền Nam yêu thương, vang tiếng kèn, xuất trận,  máu kêu lòng uất hận, thôi thúc ta lên đư­ờng…” Em giơ tay chào. Giơ tay, chào. Em khoác ba lô trên vai, chạy ! Á a … Em chạy được rồi! Em có hai bàn chân rồi! Chạy, chạy nữa nào chao ôi thích quá.” Thuỳ Dương ơi chờ tao v­ới!”- “nhanh lên”- “xe tải à ?”-” xe tải”-” Tay thổi kèn đâu rồi “- “không biết” “Đê’ qua hắn thổi kèn suôt đêm trên gác thượng mày ạ”- “Kệ” ….Em chạy rất xa, chạy mãi… tiếng kèn trompet nhỏ dần rồi tắt hẳn. Em vừa chạy vừa hét toáng lên “Anh Long ơi, em đây này! Ngốc ơi, em đây này!”
-Ngốc ơi, em đâv này!
-Thùy Dư­ơng! Thùy D­ương ơi… Cháu làm sao thế?
 Trung đoàn trư­ởng cầm hai bả vai em lắc mạnh. Ông vội vã tìm một ống thuốc long não tiêm cho em.
Xong, ông đ­ưa cho em một cốc nước đường. Em tu sạch. Ngọt quá! Em từ từ mở mắt nhìn ông. Ông cúi xuống… quỳ hẳn xuống:
– Thùy Dươngkhóc đi cháu !
Và bỗng nhiên ông oà khóc nức nở, đôi vai gầy của ông run run thấp xuống, thấp xuống mãi…
Huế, mùa hạ.1985

Ảnh của tôingườilàngcốm15.08.2009 lúc 4:44 chiều

Truyện hầu như toàn những đau khổ và mất mát của “Những người sống vì mọi người”
-NHỮNG NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ DANH: “Bị thương?” – Không” – “Hy sinh?” – “Tất cả”. Hai tiếng tất cả tỉnh khô của anh sĩ quan liên lạc đã khiến anh ta phải nhận một cái tát rất mạnh của Trung đoàn trưởng mà chính ông ta cũng không hiểu tại sao mình làm như vậy! Những hạt bụi được hóa thân làm người dưới những mái ấm gia đình sau lũy tre xanh hay trên những con đường thành phố, đang tuổi thanh xuân phút chốc cùng nhau lại trở về cát bụi trên bãi chiến trường thảm khốc!
-HAI CÁ THỂ THÙY DƯƠNG VÀ LONG: Một cô diễn viên múa xinh đẹp, một anh lính với cây đàn ghi ta chỉ có ba dây, một tình yêu đẹp như trăng 17, có cát có gió, có trốn tìm, có tiếng đàn ghi và tiếng hát say sưa, có ôm, có bế, có hôn…hôn…hôn… tràn trề hạnh phúc và có cả tiếng thở dài, buồn lo. Nhưng không có ngày lễ cưới mặc dù ông Trung đoàn trưởng đáng kính, trong lòng đang nuôi mơ ước có một đứa con dâu “rất có tài, rất xinh, rất nết na” chính là Thùy Dương đây cũng chỉ cầu mong chị và Long sẽ là vợ chồng của nhau. Vậy mà kết cục thật bi thương: Cô diễn viên có tài, rất xinh, rất nết na ấy đã bị bom tọa độ cưa mất hai bàn chân. Còn anh lính trẻ tài hoa kia đã trở về cát bụi trong đám cát bụi đã hy sinh “tất cả”, không còn ai nói về anh một chút xíu nào hết.
Tôi đã nghẹn ngào nhớ đến câu chuyện tình yêu của chú lính chì dũng cảm với cô vũ nữ bằng giáy bìa trong truyện cổ Andecxen. Chú lính chì dũng cảm chỉ có một mơ ước được lấy cô bé vũ nữ ba lê làm vợ. Nhưng một thằng bé (hay một tên quỷ lùn) độc ác đã quẳng chú vào trong lò sưởi đang cháy rực làm chú chảy tan ra. Rồi một cơn gió cũng thổi tung cô vũ nữ vào đống lửa, thiêu cháy cô ra tro, bên cạnh anh lính chì dũng cảm. Một kết cục thật buồn nhưng không bi thảm mà lại rất đẹp vì: Sáng sau, người tớ gái quét lò sưởi, tìm thấy một cục chì có hình dạng một trái tim nhỏ xíu nằm giữa đám tro tàn của cô vũ nữ.
-MỘT CÁ THỂ NỮA: Ông trung đoàn trưởng, một con người thật đáng kính mặc dù ông chưa bén tới gót chân những vị anh hùng bậc thánh như Trần Quốc Tuấn đã cho cả bốn người con trai thành võ tướng ra chiến trường. Nhưng ông có cái lòng thật nhân hậu với các chiến sĩ dưới quyền ông chỉ huy và có cái tâm thật sáng trước tình yêu của cô con dâu mơ ước trong ông với anh lính dưới quyền ông. Hình ảnh ông ở cuối truyện buồn hơn một dấu chấm than (!) “Và, như¬ một người quẫn trí, ông cứ nện gót khắp gian phòng, không dừng lại một nơi nào hết. Mặt ông méo xệch.”
Trong cuộc chiến tranh, chỉ có một người (hay một loại người) trở thành “ anh chàng muôn vàn may mắn”. Đó là anh chàng thổi kèn trompet. Anh chàng này đã bao năm đeo bám Thùy Dương nhưng không sánh được gót chân cô diễn viên múa. Vậy mà, anh ta đã đoạt bảy huy ch¬ương vàng, là một nhạc công cự phách, đã ba lần sang làm thực tập sinh ở học viện Traicôpxki rồi đã cư¬ới vợ, một cô vợ cũng “rất có tài, rất xinh, rất nết na”. Và rồi anh ta có con và thu nhập khá nữa! Tất cả vì anh ta đã hai lần từ chối phục vụ chiến trường lại còn cù được vợ ở nhà.
Anh chàng có số may mắn? Anh chàng khôn ngoan hiểu được ý nghĩa câu “Mình vì mọi người”? Hay anh chàng hèn nhát đã không sống vì mọi người?
*CÁI HAY NHẤT VÀ CŨNG LÀ CÁI GIỎI của Nguyễn Quang Lập là ở cái tiêu đề truyện ngắn này: TIẾNG KÈN TROMPET. Không phải là người thổi kèn trompet, cũng không phải là một chữ nào dính dáng đến các nhân vật Thùy Dương, Long , Trung đoàn trưởng mà là TIẾNG KÈN TROMPET.
Người tinh ý hẳn nhận ra, trong khối kèn Đồng, Trompette là nhạc khí có âm vực cao nhất, âm thanh sáng chói, rực rỡ, có uy lực đồng thời nhẹ nhàng, linh hoạt. Mà trong dàn nhạc kèn đồng còn gọi là dàn nhạc binh hay dàn nhạc quân đội, thành phần chủ yếu là kèn đồng, rất thích hợp cho các loại hành khúc quân đội, duyệt binh và các nghi lễ trang trọng.
Phải chăng tiếng kèn trompet tuyệt vời của anh chàng thổi kèn trompet tài hoa kia đã góp phần cổ vũ người ta xông ra chiến trường để anh ta ở lại Thủ đô hưởng muôn vàn may mắn?!


1. Hồng Chương15.08.2009 lúc 4:59 chiều
Phải chăng tiếng kèn trompet tuyệt vời của anh chàng thổi kèn trompet tài hoa kia đã góp phần cổ vũ người ta xông ra chiến trường để anh ta ở lại Thủ đô hưởng muôn vàn may mắn?!
————-
Kính phục bác.

2. Ha Linh15.08.2009 lúc 5:34 chiều
Ôi cứ mỗi khi bác Người làng cốm xuất hiện thì chúng cháu lại được đọc những cái còm rất hay với cái nhìn rộng lớn và sâu sắc..
( hi hi nói thì các bác khác đừng bảo em ăn theo nói leo nha): e cũng vừa rửa bát vừa nghĩ đến hình ảnh tiếng kèn Trompet và anh chàng thổi kèn, cứ nghĩ tại sao Bọ lại đặt tên truyện là Tiếng kèn trompet trong khi nếu đọc thì thấy rõ ràng Bọ có thể chọn tên khác…Tiếng kèn trompet và hình ảnh anh chàng thổi nó cứ lảng vảng trong truyện, có khi là đan xen giữa hiện tại và kí ức của Thùy Dương ngay cả lúc cô yêu say mê anh bộ đội, và kết thúc truyện cũng có hình bóng của anh ta…Hẳn là Bọ có ý tứ chi đây???những hy sinh, mất mát thì hiện hữu,còn tiếng kèn và anh ta cứ lảng vảng trong kí ức người khác, họa hoằn lắm chỉ có cái ảnh là hiện hữu về mặt vật chất của anh ta thôi…Lúc đang rửa bát( e phải nói thế vì cái hành vi rửa bát của em xảy ra trước khi e đọc cái còm của bác Người Làng Cốm), e nghĩ có thể tiếng kèn được ám chỉ như là ảo ảnh, như là phù phiếm so với thực tế là chiến tranh khốc liệt nơi cần sự dấn thân, sự quên mình…E cảm thấy tình yêu của anh này nửa vời cho dù 4 năm liền anh theo đuổi cô diễn viên múa, tốn bao nhiêu tiền mua hoa hồng, thế nhưng ngày cô ấy ra trận, anh cũng chẳng thèm đến chào mà chỉ đứng thổi kèn trên sân thượng..NÓi như bác Người Làng Cốm, Người nghệ sỹ thổi kèn trompet làm bừng lên tinh thần của người khác, có thể thêm giục giã bàn chân bao người khác ra trận nhưng bản thân anh dường như đứng ngoài cuộc đó và tìm cách đứng nơi an toàn nhất và đi lên với vinh quang, cho dù cha anh xông pha nơi chiến địa, người anh yêu vĩnh viễn mất đôi chân nơi chiến trường khói lửa.. Cũng có thể trong ngày chiến thắng tưng bừng với nhạc và hoa, tiếng kèn của anh làm cho dàn nhạc hùng tráng hơn, say đắm lòng hơn…nhưng mà hi hi e thấy anh giống như là người đứng sau lưng để đẩy người khác ra hứng mũi tên hòn đạn thay mình. Anh có thể là nghệ sỹ tài hoa, nhưng về con người thì anh là kẻ hèn nhát….và sự hèn nhát, cơ hội cũng có chỗ trong chiến tranh cho dù có lúc nào đó người ta không nhìn thấy nó

3. meogia15.08.2009 lúc 8:31 chiều
Em phuc bac Nguoilangcom qua! That sau sac!

4. NGUYỄN QUANG LẬPTác giả bài viết16.08.2009 lúc 10:56 sáng
To bác NLC: Mọi người đã nhận xét lời bình của bác rồi,. bọ không nói gì thêm nữa. Từ nay cứ mỗi entry của bọ ra lò, mọi người lại dài cổ chờ còm bác đấy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...