TRUYỆN NGẮN ĐÒ ƠI HAY NGƯỜI ANH HÙNG LẦN THỨ HAI
Bởi: ngườilàngcốm ngày 04.08.2009
lúc 7:39 sáng
52 năm sống lương thiện với 2 đoạn đời:
-Thời chiến tranh là: “Bùi Việt Pháo, người anh hùng trên sông nước”, “Người lái đò kiên cường Bùi Việt Pháo”… Thậm chí có một nhà báo nào đó quá hưng phấn gọi ông là “Người đảng viên trung kiên Bùi Việt Pháo”, dù ông chưa hề có tên trong một tổ chức”.(!)
-Chiến tranh qua đi thì trở lại cái tên nguyên thuỷ: “bác lái đò”. Và chiến tranh càng lùi xa về dĩ vãng thì tên thật của ông càng chìm sâu khuất lấp dưới đáy sông.
Nhưng cả 2 điều đó thực chẳng có ý nghĩa gì hết.
Thế mà chỉ một giờ gây tội ác thì lương tâm lại bị ám ảnh cắn dứt dằn vặt đêm ngày. Hai tiếng “Đồ chó!” rủa nguyền khiến ông sợ hãi nhưng cũng khiến ông bừng tỉnh nhận ra tội lỗi của mình“ Ông cho đó là tội ác ghê tởm nhất mà tổng số những điều thiện ông có không sao bù đắp nổi.” Nhờ đó ông lái đò đã dũng cảm vượt qua rào cản: ““Vị anh hùng trên sông nước” sẽ bị coi là “một thằng khốn nạn”; ông bỏ công bỏ việc, bỏ dòng sông quê hương cất công đi tìm người đàn bà mà ông đã gây ra tội lỗi. Nhưng Trời thật cay nghiệt, người đàn bà không đâu thấy mà lại thấy mình đang đứng trước của nhà ông phó chủ tịch huyện, chồng cũ của chị ta. Ngôi nhà đó có khác gì vành móng ngựa dẫn đường đưa kẻ có tội đến cửa nhà tù. Nhưng ông đã đập cửa. Nghiến răng đập cửa.- Một lần nữa ông lái đò lại trở thành một anh hùng khi đang là một kẻ khốn nạn, trong sáng gấp trăm ngàn lần những kẻ gây bao tội lỗi cho đời nhưng luôn luôn mượn chút hào quang giả dối hoặc bóng ô dù để che phủ đi!
“Đò ơi!”, tiếng gọi đò bên bến sông hay tiếng gọi thức tỉnh người lương thiện chót phạm tội? Năm 1980, bọ mới 24 tuổi mà viết được “Đò ơi!” rất đời và cũng rất nhân bản thế này, đáng để hôm nay mọi người cùng đọc lại!
•
Bác đã chỉ đúng điều bọ thích. Cái hành động anh hùng lần thứ hai của người lái đò mới đáng kể. Đây lại là một cái còm hay, chứng tỏ bác đọc bọ rất thấu đáo Chỉ có điều người ta đánh máy sai, năm 1985 chứ không phải 1980, lúc đó bọ 31. Bọ khởi viết cái này đúng đêm giao thừa và kết thúc vào trưa mồng 1
Em công nhận bác NLC nói quá đúng, bác lái đò quả là anh hùng khi bước chân bản năng đã thôi thúc bác ấy đến nhà người chông của cô Túc, đấy thực sự là bước chân do chất người của bác ấy đưa đẩy mà không hề toan tính, sợ hãi..Người ta nói chiến thắng bản thân là chiến thắng khó khăn nhất, và vì thế chiến thắng đó thật oai hùng…bác lái đò ni có thể im lặng vì đâu ai biết đâu Bọ nhỉ? và nhân vật Túc cũng rất là đáng kính theo cảm nhận của em, chị có thể bất cứ lúc nào tố cáo hành vi bác lái đò nhưng chị đã không làm thế, chị hứng chịu tất cả trong im lặng và cô độc…Rõ ràng chị đã phản ứng rất dữ dội vì thế không thể nỏi là chị đồng lõa với việc của bác, chị có quyền tố cáo để hưởng chút bình yên cho bản thân, nhưng chị đã không bao giờ làm thế cả.
Anh hùng đâu có phải hô khẩu hiệu thật to và làm những điều vĩ đại ai cũng thấy và tung hô Bọ hí. Khi em viết những dòng ni em lại hình dung người đàn ông không ăn ảnh bao giờ, tập tễnh trong căn chung cư giản dị, mặc cái áo không rõ màu gì( hi hi) và viết lên những điều thật nhân ái…
Bởi: Ha Linh ngày 04.08.2009
lúc 10:12 sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét