VÀI LỜI VỚI ÔNG PHẠM ĐỨC NHÌ
TRONG ĐỐI THOẠI CỦA ÔNG VỀ HAI ĐIỂM
Ở NGOẠI
BIÊN BÀI VIẾT CỦA TÔI
*
Tôi nhận được bài “XIN HÒA
NHÃ TRONG TRANH LUẬN THƠ CA” của ông Phạm Đức Nhì không trực tiếp từ
gmail của ông mà được chuyển tiếp từ Phú Đoàn phudoan223@yahoo.com.vn
Trong thư (bài), ông
Phạm Đức Nhì viết:
“Nhận thấy cuộc đối thoại
này đề cập đến một số điểm khá quan
trọng của
việc Bình Thơ tôi đã muốn góp vài lời bàn luận nhưng thú thật còn phân vân chưa
biết “tiếp cận vấn đề” thế nào cho hợp lý và hiệu quả nhất”, tôi đã toan không nói gì. Nhưng đọc kỹ thì thấy
ông Phạm Đức Nhì bảo: “Cuối cùng không biết trời xui đất khiến thế nào
tôi lại chọn đối thoại với bác Nguyễn Bàng về hai điểm ở ngoại biên”, tôi
cũng thấy mình như “trời xui đất khiến” cần phải đáp lại lời đối
thoại với ông Phạm Đức Nhì về hai điểm mà ông gọi là “ở ngoại
biên ấy.”
Về cái điểm ngoại biên
thứ nhất, ông Phạm Đức Nhì viết:
“Để mở
đầu thư của mình bác Nguyễn Bàng viết:
“Tôi không
có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến cả cái bằng Tiến sĩ
Ngữ văn như ông Nguyễn Ngọc Kiên mặc dầu tôi biết ở xứ mình hiện nay
sản xuất tiến sĩ như gà đẻ: Mỗi ngày một ‘tiến sĩ’”.
ông nói xéo luôn: “Trước
hết, bác Nguyễn Bàng không nên “xách mé” cái bằng Tiến Sĩ Ngữ Văn của ông
Nguyễn Ngọc Kiên như thế.”
Thế nào
là xách mé, thưa ông Phạm Đức Nhì?
Theo từ điển Tiếng Việt
thì: xách mé: Tính từ
- (cách nói năng) xấc xược,
thiếu lịch sự, thiếu lễ phép.
Theo cách hiểu của đa số
người Việt thì cách nói năng xách mé thường là cách nói năng xấc
xược ở người dưới với người trên, người ít tuổi nói với người trên
tuổi, em nhỏ nói với anh chị lớn, con cái nói với cha mẹ ông bà…hay xách
mé với những vấn đề trọng đại chung của nhiều người, như một số
người Việt ở trong nước gọi cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng
Hòa xưa là cờ ba que hay cờ ba que xỏ lá, ngược lại một số người
Việt ở Hải ngoại gọi cờ đỏ sao vàng hiện nay là cờ máu.
|
Vậy ông Phạm Đức Nhì bảo tôi là đã xấc xược , thiếu lịch sự thiếu lễ phép với ai? Với ông Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kiên hay với ông nhà thơ Phạm Đức Nhì ở Hoa Kỳ?
Với cái nhan đề “XIN HÒA
NHÃ TRONG TRANH LUẬN THƠ CA”, thoạt nghe có cảm giác đây là một lời
trang nhã của một bậc chính nhân quân tử. Mà người quân tử thường quan
niệm "tri hành hợp nhất", lời nói phải đi đôi với việc làm và
phải tôn trọng lời nói “quân tử nhất ngôn”. Nhưng ngay khi vào cuộc
trao đổi, ta thấy bậc chính nhân quân tử ấy đã hiện nguyên hình là
một kẻ ăn nói hàm hồ. Chửi xéo người khác là đồ xách mé nhưng
chính mình lại ăn nói mách qué hơn. Thật đúng là:
Chân mình
thì lấm lê mê,
Lại cầm bó
đuốc đi rê chân người.
Còn về cái bằng tiến sĩ
ngữ văn của ông Nguyễn Ngọc Kiên thì tôi đâu dám xấc xược. Tôi chỉ
nói: “Tôi không có một mẩu bằng Đại học nào chứ nói gì đến
cả cái bằng Tiến sĩ.”
Ông Phạm Đức Nhì nhấn
mạnh: “Hơn nữa, đề tài chính của cuộc tranh luận này là nội dung bài
viết Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn Khôi chứ không phải mảnh bằng Tiến Sĩ
Ngữ Văn của ông Nguyễn Ngọc Kiên.”
Thưa ông, không liên quan đến
cái mảnh bằng tiến sĩ ấy thì ông Nguyễn Ngọc Kiên cần gì phải danh
xưng trong bài viết là Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kiên mà chỉ cần đề
Nguyễn Ngọc Kiên hay tác giả Nguyễn Ngọc Kiên là đủ.
Khi tên người kèm theo danh
hiệu Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS), Tiến sĩ (TS), và nhất là khi những danh
hiệu này đi kèm nhau: GS.TS, PGS.TS, BS.TST như vậy trên một bài viết hay
trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thử hỏi có liên hệ gì đến học
thuật, đến cuộc trao đổi không? Trong khi, thực tế thì bằng tiến sĩ chỉ
là một tấm vé để bước chân vào ngưỡng cửa của cộng đồng trong nghề nghiệp,
nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học. Một bài viết hay một người có thực tài,
ai nhìn cũng thấy ngay, thì không cần bằng cấp đi theo tên người viết.
“Nhưng
tại sao sao phải bắt thi ca dính chùm lấm lem với những mảnh bằng TIÊN SĨ MADE
IN VIETNAM nhỉ?!
Mảnh bằng
chỉ là chút phương tiện câu cơm trong một số hoàn cảnh nào đó; thơ mới là tiếng
vọng của tâm và cảm dạt dào, mênh mông không biên giới.
Thật tội
tình cho thơ khi bị dính chùm với chữ nghĩa quan trường hay hè phố!”
Điểm ngoại biên thứ hai
“trời xui đất khiến” ông Phạm Đức Nhì chọn để đối thoại là đoạn ông
trích lời viết sau của tôi:
“Rồi bác
Nguyễn Bàng kết thúc thư của mình bằng đoạn “… xin ông (Nguyễn Ngọc Kiên) hãy
nhớ cho, ông còn trẻ hơn nhà thơ Nguyễn Khôi rất nhiều và ông đã là
Tiến sĩ Ngữ Văn chắc ông thừa biết câu “Hãy kính trọng người già khi bạn
còn trẻ”. Nếu còn thì thầm với nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi, xin ông Nên hãy
(thì) thầm những lời đúng và đẹp như hoa Xuân thì hay hơn, ông Tiến sĩ
Ngữ Văn à!”
Và ông đối thoại như sau:
“Bước vào
sân chơi Bình Luận Thơ Ca dĩ nhiên phải có thái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau,
xưng hô cho phải phép. Nhưng những người trẻ, như ông Nguyễn Ngọc Kiên, vẫn có
quyền bày tỏ ý kiến của mình, trao đổi thẳng thắn và bình đẳng với các bậc lão
thành về các vấn đề Thơ Ca đang tranh luận. Trong bài Đầu Xuân Thì Thầm Với
Nhà Thơ Nguyễn Khôi ông Nguyễn Ngọc Kiên đã có cách xưng hô đúng mực,
ngôn ngữ hòa nhã, theo tôi, không thể chê trách. Nếu trong bài viết ấy ông
Nguyễn Ngọc Kiên có chỗ nào không đúng thì cứ thoải mái vạch ra phê bình, chỉ
trích. Xin đừng bắt ông ta vì câu “Hãy kính trọng người già khi bạn còn trẻ” mà
phải thì thầm vào tai nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi những lời “đẹp như hoa
xuân” khi tâm ý của ông không muốn như vậy. Thi sĩ nếu muốn được nghe những lời
“đẹp như hoa xuân” của người phê bình thì phải thai nghén, phải ủ tứ thơ cho
chín, cho lên men, rồi chờ lúc cao hứng dùng kỹ thuật thơ điêu luyện của mình
viết lên những vần thơ dạt dào cảm xúc. Xin đừng mang tuổi già ra hù dọa lớp trẻ
để làm thui chột tính công bằng của việc phê bình. Rất mong bác Nguyễn Bàng và
những bậc lão thành khác cởi mở hơn một tý nữa để không phải hai, mà nhiều thế
hệ người Việt yêu thơ có thể quây quần quanh một Thi Đàn để cùng trao đổi, luận
bàn một cách thoải mái về cái hay, cái đẹp của thơ ca.”
Phải thừa nhận ngay là ông
Phạm Đức Nhì nói nhiều lời rất đúng nhưng có lời này:
“Xin đừng
bắt ông ta vì câu “Hãy kính trọng người già khi bạn còn trẻ” mà phải thì thầm
vào tai nhà thơ lão thành Nguyễn Khôi những lời “đẹp như hoa xuân” khi tâm ý
của ông không muốn như vậy.”
Thì tôi xin thưa lại cùng
ông:
Bài viết của ông Tiến sĩ
Nguyễn Ngọc Kiên với cái tên: "Đầu Xuân Thì Thầm Với Nhà Thơ Nguyễn
Khôi”
Ai cũng hiểu thì thầm
là nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy. Nhưng ông Nguyễn
Ngọc Kiên đâu có thì thầm riêng với nhà thơ Nguyễn Khôi mà ông đã nói
cho cả bàn dân thiên hạ được nghe thấy. Trong cuộc sống hàng ngày, thường
là bà hay mẹ thì thầm với con hay cháu còn nhỏ hay cháu bé thì
thầm với bà với mẹ; đôi tình nhân thì thầm bên nhau, đôi bạn thân thì
thầm bên nhau. Mà tất cả những gì tốt đẹp nhất cũng đều bắt đầu
từ nhỏ bé. Vậy thì những lời thì thầm suy ra thường là những lời
tốt đẹp. Nhưng khi thì thầm với nhà thơ Nguyễn Khôi, ông Nguyễn Ngọc
Kiên đã bảo nhà thơ rằng:
“Gần đây thơ Nguyễn Khôi
xuất hiện khá nhiều và đều đặn trên các trang báo mạng. Phần lớn thơ anh là
những bài thế sự, thời sự, chính trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn
ra quanh ta”
Và :
“Nhà thơ Lê Mai thẳng thắn
cho rằng: Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng! Nhưng thơ
Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc.Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô,
sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học
vị cao ở trường ĐH Quốc Gia. Có người kín đáo thư từ cho Nguyễn Khôi, có người
thì công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ nhà thơ trên facebook. Nó có sức ma mị.”
Thì thầm mà như thế thì
nghe xem có tốt đẹp gì không?
Tôi chợt nhớ trong Phê Bình
Văn Học Thế Hệ 1932 của tác giả Thanh Lãng đã nêu một sự việc. Ấy là
khi cụ Phan Khôi (sinh năm 1887) trình làng bài thơ Tình già thì liền
bị một tác giả tên là Vân Bằng trẻ hơn cụ Phan, trong bài "Tôi
thất vọng vì Phan Khôi", nhân trách Phan Khôi thất lễ với Nguyễn Tiến
Lãng, đã mô tả Phan Khôi như là con người ưa lập dị, việc gì cũng muốn làm khác
người. Vân Bằng đã có những mỉa mai sau đây về Phan Khôi tác giả một lối thơ
mới. "Vừa đây, ông lại ra công "sáng chế" ra một lối thơ "tân thời"
tự do, đặc biệt, không cần niêm luật, tự ý vắn dài làm cho nhiều người
"hoài cổ" phải ngậm ngùi thương tiếc. Tám vế "luật đường"
có lẽ vì sự phát minh lối thơ mới này mà phải mai một đi chăng?”
Vân Bằng là người đầu tiên
chống lại nhà thơ mới Phan Khôi. Có điều là những điều nói mỉa mai của Vân Bằng
về Phan Khôi chẳng dè lại hoá thành lời tiên tri. Quả thực là tám vế luật Đường
sẽ vì sự phát minh của Phan Khôi mà bị mai một, và quả thực Phan Khôi đã
làm một công trình vĩ đại.
Từ chuyện trên, tôi nghĩ,
ngày nay, nếu thơ Nguyễn Khôi phần lớn là những bài thế sự, thời sự, chính
trị mang tính ứng tác về cuộc sống diễn ra quanh ta thì biết đâu ông là
người có tư tưởng rất mới. Ông muốn với những bài thơ thế sự thời sự ấy
sẽ góp phần làm cho xã hội Việt Nam không còn như thế nữa mà sẽ phải
đổi mới.
“Bác đã nhìn
thấy bao hiểm nguy trước mắt cũng như bao người khác đang thấy. Nhưng bác còn
mạnh dạn, dám nói lên sự thật hầu mọi người sửa sai được phần nào thì sửa. Chủ
yếu cho cuộc sống càng ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Còn bao người khác có
thể họ mặc xác hay không dám nói đó là một chuyện khác.”
Vì những lẽ đó, lại thêm,
văn hóa kính trọng người lớn tuổi luôn là nét đẹp của dân tộc Việt Nam, tôi
mới mong ông Nguyễn Ngọc Kiên nếu còn thì thầm với nhà thơ Nguyễn
Khôi thì sẽ là những lời thì thầm đẹp như hoa xuân chứ tôi đâu dám
bắt ông ấy, hay “mang
tuổi già ra hù dọa lớp trẻ để làm thui chột tính công bằng của việc phê bình.”
Rất mong ông Phạm Đức Nhì
hiểu cho tôi về cái điểm ngoại biên thứ hai này!
*
Sài Gòn, ngày 08/02/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét