HĂM BA ÔNG TÁO ÔNG CÔNG
Có bà gào đứt cả hơi
Tiếng chua như mẻ rao ngoài phố đông
Hăm ba ông Táo ông Công
Có ai rước ngựa cho ông về Trời
Ngựa đây chính là con cá chép để ông Công ông Táo cưỡi bay lên chầu Trời. Dạo áy người chư đông, chợ chưa nhiều nên người ta phải quẩy thúng bán rong cá chép trên đường phố. Mà cũng là cá chép trắng thôi chứ không phải cá chép vàng như ngày nay.
Ngày 23 tháng Chạp, theo dân gian là ngày cúng Táo quân, hay còn gọi là Táo công, vua bếp. Đây không phải hủ tục mê tín dị đoan mà là tín ngưỡng giàu ý nghĩa nhân văn của người Việt, hướng mỗi người sống lương thiện, làm việc tốt. Tín ngưỡng này có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành huyền tích 2 ông 1 bà, tức vị thần đất, thần nhà và thần bếp núc.
Ngoài mâm cỗ, mũ mão, vàng mã..., người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép và thường để cúng. Có 2 lý do để người ta chọn cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp.
Thứ nhất, nền văn minh của người Việt là phát triển lúa nước, mà cá chép là sản vật sông nước được coi trọng. Việc người dân dùng sản vật quý để cúng là tôn trọng thần linh. Thứ hai, theo truyền thuyết thì cá chép có khả năng hóa rồng và có thể bay lên trời. Gia chủ cúng cá chép để mong cá hóa rồng đưa Táo quân lên trời.
Bây giờ thấy có một số gia đình còn dùng cá chép giấy để thay thế nên chợt nghĩ, những người làm hàng mã đã sản xuất ra biệt thự, xe hơi, tủ lạnh, máy tính, tivi, máy giặt, tiền , vàng, đô la và cả máy bay bán cho nhiều nhà mua về đốt cho người thânđã chết.Với cách cư xử với người âm như thế, biết đâu nay mai người ta sẽ sáng chế ra tàu bay giấy để cúng ông côn ông Táo về Trời thay cá chép?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét