CÂU CHUYỆN BÁNH BAO
Trong dòng chảy lịch sử của nền ẩm thực văn hóa Việt Nam, có nhiều món ăn đã đi vào đời sống hàng ngày của con người nơi đây, trở thành một phần không thể thiếu làm phong phú thêm nét ẩm thực dân dã nhưng mang hơi hướng phương đông có phần thần bí.
Từ cổ chí kim nền ẩm thực Việt Nam luôn chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa phương đông, đặc biệt là nền văn hóa Trung Quốc – Nơi được mệnh danh là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại. Vì vậy không có gì lạ khi nhiều món ăn ở Việt Nam được du nhập từ nền ẩm thực lớn xuất phát từ phần phía đông của thế giới này.
Nhắc đến bánh bao không ai không biết đó là cái gì, nhiều thế hệ Việt đã trôi qua từ lúc cha sanh mẹ đẻ thì nó đã xuất hiện tại Việt Nam. Nếu có ai đó hỏi bánh bao là gì? Cõ lẽ bạn sẽ trả lời được đó là một món ăn được làm từ bột mì và bên trong đó có nhân được làm từ thịt và có thêm trứng cúc hoặc trứng muối đi kèm bên trong. Nhưng khi hỏi đến nguồn gốc và sự hình thành của nó có lẽ bạn chỉ biết được rằng nó có nguồn gốc từ người hoa du nhập từ Trung Quốc, mà ít có người biết rằng đằng sau đó là một sự tích liên quan đến một phần lịch sử lẫy lừng và một nhân tiếng tăm thời đó của Trung Quốc.
Bánh bao là một món ăn lâu đời được làm từ bột mì của người Hán, nó có nguồn gốc từ thời Tam Quốc. Tương truyền vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng của nước Thục dẫn binh đánh Nam Man, 7 lần bắt sống tướng của quân Nam Man là Mạnh Hoạch rồi lại thả đi, khiến cho Mạnh Hoạch cuối cùng cũng thần phục. Khi Gia Cát Lượng ban sư hồi triều, dọc đường nhất định phải đi qua con song Lư Thủy, khi quân đội xe ngựa chuẩn bị qua song, đột nhiên gió lớn nổi dậy, song đánh ngàn thước, quỷ khốc sói gào, đại quân không cách nào qua được sông. Lúc này Gia Cát Lượng gọi Mạnh Hoạch đến hỏi rõ nguyên nhân, thì ra hai quân giao chiến, tướng sĩ chết trên chiến trận không cách nào trở về được quê cũ đoàn tụ với người nhà, vì thế lưu lại trên sông làm mưa làm gió, ngăn cản các tướng sĩ trở về. Đại quân nếu muốn qua sông, nhất định phải dùng 49 cái đầu của quân Man để tế sông, mới mong gió yên sóng lặng.
Gia Cát Lượng nghĩ thầm: hai quân giao chiến khó tránh thương vong, có lý nào lại phải giết thêm 49 mạng người? Nghĩ tới đây, chợt nảy ra một kế, liền lệnh cho đầu bếp lấy bột mì làm da, bên trong gói thịt của con bò, con dê, nặn ra 49 cái đầu người. Sau đó bày biện bàn thờ, rải rượu tế sông.
Từ đó trong dân gian mới có tên gọi là “Màn Thầu”, Gia Cát Lượng được tôn làm tổ sư của ngành nặn bột. Lang Anh thời nhà Minh ghi chép trong “Thất Tu Loại Cảo” bút ký của mình: “Màn Thầu vốn có tên là Man Đầu, vùng đất của dân tộc Man thường lấy đầu người để tế thần, Gia Cát thảo phạt Mạnh Hoạch, ra lệnh dùng bột mì gói lấy thịt làm đầu người để tế, gọi đó là ‘Man Đầu’, nay do đọc sai mà thành Màn Thầu.”
Màn Thầu do Gia Cát Lượng sáng tạo ra suy cho cùng bên trong có thêm vào nhân thịt bò, thịt dê, công đoạn phức tạp và tiêu tốn khá nhiều. Do đó, người đời sau bèn lược bỏ đi công đoạn làm nhân, từ đó xuất hiện Màn Thầu Trắng (Không có nhân).
Bánh bao, món ăn được làm từ bột mì này đã xuất hiện khoảng vào thời Ngụy, Tấn. Nhưng tên gốc của Bánh bao được gọi là “Màn Thầu”. Thúc Tích thời nhà Tấn trong “Bính Phú” có nói, “Màn Thầu” thích hợp bày trong các bữa tiệc đầu xuân. “Màn Thầu” được nói đến ở đây chính là Bánh bao. Còn về việc sử dụng cái tên gọi bánh bao này, thì bắt đầu từ đời nhà Tống. Trong sách “Ái Trúc Đạm Đàm Tẩu” có ghi chép: “Triều Tống có một vị Đại phu (bác sĩ) tên là Tôn Lâm, giúp Tống Ninh Tông trị bệnh lậu, chính là dùng bánh Màn Thầu nhân tỏi với chao lạt, mỗi ngày dùng 3 lần, sau 3 ngày sẽ khỏi bệnh, được mọi người xem như là thần y.” Đại thi hào Lục Du nổi tiếng nhà Tống không chỉ viết bài thơ “Lung Bính” ca ngợi, còn tự chú thích cho thơ của mình; Thơ “Lung Bính” của ông viết: “Hôn hôn vụ vũ ám hoành mao, nhi nữ tùy nghi trị tửu hào, tiện giác thử thân như tại Thục, nhất bàn Lung Bính thị uyển sào”, Lục Du chú thích là: “Một loại Màn Thầu ở đất Thục có nhân được làm từ thịt heo, rất ngon, người hán chỉ gọi màn thầu là Lung Bính.” Từ đó cho thấy, Màn Thầu được làm từ thịt heo và bột mì ở Tứ Xuyên đã rất nổi tiếng.
“Thanh Dị Lục” của Đào Cốc đời Bắc Tống có nói đến lúc bấy giờ trong “Thực Tứ”(Những quán ăn) đã có bán “Bánh bao Lục Hà”. Nại Đắc Ong đời Nam Tống trong “Đô Thành Kỷ Thắng” có nói, những quán rượu ở Lâm An phân làm 3 loại, quán cơm trà, quán bánh bao và quán rượu hoa viên, nhưng quán bánh bao thì chuyên bán bánh bao nhân thịt vịt, thịt ngỗng. Có thể thấy vào thời kỳ này bánh bao đã rất phổ biến.
Thuỷ Hử có nhân vật Võ Đại lang bán bánh bao.
Võ Đại Lang được tác phẩm miêu tả là một người lùn, xấu xí nhưng hiền lành tốt bụng, bán bánh bao ở chợ. Cha mẹ mất sớm, Võ Đại Lang nuôi em trai Võ Tòng khôn lớn. Vợ Võ Đại Lang là Phan Kim Liên là một người đàn bà đẹp và lẳng lơ, đã tư thông với Tây Môn Khánh, một nhân vật nổi tiếng hoang dâm vô độ. Dù biết nhưng Võ Đại Lang vẫn im lặng nhịn cho qua nhưng lại bị Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh đã thông đồng hạ độc. Võ Tòng sau khi lo an táng cho anh mình xong, giết chết Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên để tế lễ anh trai mình.
Theo Elite Magazine
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét