NHƯ
THIẾU NỮ ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ??? - Tác giả: Nguyễn Bàng (Sài Gòn)
NHƯ THIẾU NỮ
ĐÃ VÀO CHÙA XUỐNG TÓC ???
*(Gửi nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)
Lọc ra chừng 8
bài thơ viết về biển của Nguyễn Thanh Lâm để bình riêng BIỂN CỦA NGUYỄN THANH LÂM trong RỪNG XANH MƯA (xem:l tại đây l) là một việc làm khéo léo. Và bài bình đã làm
bật lên cái ý “Thơ ông viết về biển, bài
nào cũng tươi rói cảm xúc, cũng được cảm nhận bằng một tình yêu trong sáng,
thánh thiện của cõi Thiền”
Nhưng có lẽ vì
bị ám ảnh bởi sự thánh thiện của cõi Thiền nên Đặng Xuân Xuyến đã không dưới 2
lần khen Nguyễn Thanh Lâm:
1/
“với Nguyễn Thanh Lâm thì biển không chỉ dịu dàng
như thiếu nữ tuổi dậy thì mà còn đẹp hơn thế, khi ông phát hiện: biển trong mưa
thật đẹp, đẹp trắng trong, tinh khiết “Như thiếu nữ đã vào chùa xuống tóc”, chỉ
nên chiêm ngưỡng bằng tâm thể thánh thiện của cõi Thiền. Vẻ đẹp ấy đã khiến nhà
thơ và cõi phàm trần “trở bệnh tương tư”, “ngẩn ngơ” tiếc nuối:
Biển lại mưa
Như thiếu nữ đã vào chùa xuống tóc
2/
Khi mưa tạnh, biển trở lại hiền hòa, êm
dịu, thì dưới lăng kính lãng mạn của nhà thơ, biển đẹp như “cô gái mới vào chùa
chưa xuống tóc”, còn nguyên nét ngây thơ, trong sáng của tuổi mới lớn. Nét đẹp
ấy mơn mởn những phồn thực mà hồn nhiên, sáng trong, lặng thầm của hương trinh
nữ, làm xuyến xao nhà thơ với miền cảm mến thanh tao, không vẩn nét phàm trần,
khiến những trăn trở, nghĩ suy của nhà thơ về trách nhiệm với cuộc đời trở nên
an nhiên, tự tại:
Lòng tôi rỗng không ngắm biển
Tóc trắng trên đầu lặng sóng
Mắt khép hờ lỏng then quá khứ - tương lai
Hồn nhiên nhịp thở
Hương hạnh phúc dâng đầy”
Liệu các thiếu
nữ đã vào chùa xuống tóc có “đẹp trắng
trong, tinh khiết, có còn nguyên nét ngây thơ, trong sáng của tuổi mới lớn...”
không?
Không xét đến,
những người đi tu, nếu là nam thì theo dân gian, đa phần đều là “trốn việc quan
đi ở chùa”, mang danh tu hành hoặc nương nhờ, lánh vào cửa Phật để “trốn việc
quan” (như phu phen, tạp dịch, thuế má, lính tráng, thậm chí trốn trọng tội đã
vi phạm ngoài đời... nói chung). Chính vì thế một số triều đại phong kiến đã
phải ra chính sách hạn chế người đi tu. Tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh đã
nói rõ điều này: Sãi nói mình là người đi tu bất đắc dĩ, đầu Phật cốt để
"khỏi xâu, miễn thuế", nay thấy Vãi "thanh tân, đẹp đẽ" nên
muốn rủ Vãi "tu hoài, tu hủy". Bị trách mắng, bị cự tuyệt, Sãi chẳng
cần dấu diếm, bày tỏ hết cái chân tướng "hổ mang" của mình ra...
Còn các thiếu nữ
đã xuống tóc đi tu như trong thơ Nguyễn Thanh Lâm và trong lời bình của Đặng
Xuân Xuyến thì văn học nước nhà cũng đã có không dưới ba nàng nổi danh:
Truyện Quan
Âm Thị Kính cốt tả đức tính nhẫn nhục và lòng từ bi của bà Thị Kính, vì
đó mà sau này bà trở thành Phật Quan Âm. Nhưng người con gái nết na, xinh đẹp
ấy cũng vì bị nghi oan âm mưu giết chồng, bị nhà chồng mắng chửi và đuổi
về nhà bố mẹ đẻ nên quá buồn tủi, bèn giả trai đến tu ở chùa Vân (Vân Tự), được
đặt pháp danh là Kính Tâm.
Hàng loạt ca
khúc nổi tiếng "Chuyện tình Lan và Điệp" viết
về đôi trẻ yêu nhau nhưng bị số phận đớn đau chia uyên rẽ thúy, được nhiều
người ví như Romeo và Juliet hay Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài của Việt Nam, lấy
nguồn từ tiểu thuyết "Tắt lửa lòng" của nhà văn
Nguyễn Công Hoan. Cô thiếu nữ Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt
tóc đi tu và rồi kết cục:
‘’ Đời Lan khác chi,
Như một cành hoa xuân hương sắc sớm phai mau
Một đêm gió mưa bên ngọn đèn quạnh hiu
Lan đã cướp linh hồn
Ngoài xa từng tiếng cú kêu sương nghe thê
lương
Gió than não nề trong màn đêm nghe đau
thương
Từng hồi chuông ngao ngán ngân dài như khóc
than,
Tiễn một linh hồn’’
Một chú tiểu
cũng tên là Lan trong “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng là một
cô gái vì lý do đặc biệt mà phải cải nam để tu hành. Giả trai rồi mà chú tiểu
Lan vẫn còn xinh đẹp đến nỗi chàng sinh viên Ngọc, lần đầu lên chùa gặp mặt đã
phải thắc mắc: "Quái lạ! Sao ở vùng
nhà quê lại có người đẹp trai đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng
trong trẻo như tiếng con gái”. Và rồi Ngọc đã nhanh chóng phải lòng
Lan. Và sự có mặt của Ngọc đã đánh thức trong Lan cái gọi là tình yêu, gieo vào
tim nàng những tiếng yêu êm ả.
Vì vậy ví von:
“Biển lại mưa
Như thiếu nữ đã vào chùa xuống tóc”
Không hẳn là
trắng trong tinh khiết như nhà thơ và cả người bình đã cảm hứng.
Về Mưa
biển, tôi nhớ nhà thơ, nhà giáo Thúc Hà (Hà Thúc Chỉ), dạy học ở Hải
Phòng cùng thời với tôi có viết:
“Bỗng đâu mây kéo tối sầm
Con thuyền xa cũng khuất dần dặm khơi”
Trong âm nhạc
cũng có bài hát nổi tiếng Mưa trên biển vắng, vốn là một ca
khúc tiếng Pháp được dịch lời sang tiếng Việt:
“Mưa buồn mãi rơi trên biển xưa âm thầm
Ôi biển vắng đêm nao tình trao êm đềm
Cơn sóng nào, gợi lên nỗi đau trong em
Bao nhiêu chiều lang thang …. một mình”
Xem ra thơ và
nhạc về biển trong mưa không thật đẹp, đẹp trắng trong, tinh khiết mà buồn
buồn, ấy là biển trong mưa không phải vào những hôm chớp bể mưa nguồn.
Thích bài bình
của Đặng Xuân Xuyến thì viết thế thôi.
Mời
thư giãn với ca cổ MƯA BIỂN do
Minh
Thùy soạn lời, qua giọng ca Hồ Minh Đương:
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét