LAI LỊCH NGÀY 20/11
Có thể nhiều người chưa chắc hiểu rõ lai lịch ngày 20/11?
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.[Wikipedia]
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953. Năm 1957 FISE hợp tại Warszawa (hội nghị có 57 nước tham dự), lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Từ 1958 đến những năm 1970, giáo giới VN vẫn tổ chức Ngày Hiến chương các nhà giáo vào 20/11 một cách vui vẻ, chứ chưa có lệ đi “tết lễ các thầy, cô” rầm rộ.
Đã nhiều năm, Bộ Giáo dục dùng cái Huy hiệu FISE, nhỏ, xinh để tặng cho các giáo viên có nhiều cống hiến vì sự nghiệp giáo dục. Huy hiệu ở phía trên là bó đuốc, dưới có dòng chữ FISE. Nay tìm trên mạng không còn thấy nữa!
Thế rồi nhân dịp kỷ niêm 10 năm ngày “Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục” 15/10/1968 – 1978, không biết ai nghĩ ra và quyết định lấy ngày 15 tháng 10 làm “NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM”. Nhà nước chỉ thị, tổ chức mít tinh, tuyên truyền ầm ĩ, băng rôn, cờ quạt tưng bừng, nhảy múa, ca hát rối rít... Nhưng lạ, đến 20/11, HS, phụ huynh cứ đi thăm thầy cô, tặng hoa, tặng quà túi bụi, át cả ngày Nhà giáo VN 15/10. Chẳng lẽ 2 tháng có 2 ngày Nhà giáo?
Thế là, ngày ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đành ban hành quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam". Hóa ra “phép vua thua lệ làng”. Thế là 20/11 từ ngày “Quốc tế” thành ngày “Quốc gia” của các nhà giáo Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét