Ngày này năm Xưa 29/3/1974:
ĐỘI QUÂN ĐẤT NUNG ĐƯỢC PHÁT HIÊN
Ở LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG
Năm 1974, khi những người nông dân đào giếng ở gần một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), họ tình cờ phát hiện một hang rộng lớn dưới lòng đất bao quanh lăng mộ hoàng đế chứa hơn 8.000 tượng đất nung có kích thước như người thật.
Bao quanh mộ phần là dòng thủy ngân mô phỏng hình ảnh 2 con sông Trường Giang – Hoàng Hà chảy ra biến lớn. Dòng thủy ngân ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn và gây độc chết người cho những ai muốn tiến sâu vào lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Những khai quật gần đây cho thấy có một lượng thủy ngân cao trong đất của núi Lệ Sơn xác nhận sự trùng hợp với sách cổ.
Cho đến thời điểm này lăng mộ vẫn chưa được khai quật bởi Công nghệ hiện nay chưa thể xử lý toàn bộ khu tổ hợp lăng mộ dưới lòng đất, cũng như bảo quản hiện vật. Những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai kế hoạch xây tường bao và mái bảo vệ khu lăng mộ tránh bị xâm thực của thiên nhiên.
Đội quân đất nung, phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tính đến thời điểm này ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng, được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ cho Hoàng đế sau khi ông qua đời. Kể từ khi được phát hiện ra năm 1974, việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành mỗi ngày. Dù vậy quá trình khai quật kéo dài do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn (bị phong hóa, bị vi khuẩn phá hoại...).
Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Ngoài tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã.
Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, hầm mộ thứ 4 là hầm trống. Ghi chép khảo cổ cho thấy, hầm mộ thứ nhất có pho tượng 6000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ nhất nằm mặt Tây của Lăng mộ. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã trên diện tích 1524 m² có 68 pho tượng.
Điểm đặc biệt của "đội quân đất nung" này nằm ở chỗ, mặc dù số lượng cực lớn, nhưng không một bức tượng nào khuôn mặt giống nhau. Cũng chính bởi sự thần kỳ ấy, nên không ít người hoài nghi rằng, liệu tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng có phải được làm từ người thật hay không?
Xung quanh vấn đề này, xuất hiện kiến giải đáng chú ý nhất sau đây: tượng đất nung của Tần Thủy Hoàng là từ người thật bởi hình thức tuẫn táng người sống thực ra đã khởi đi từ thời nhà Thương (1766 TCN-1122 TCN) trước triều đại Tần Thủy Hoàng cả nghìn năm. Theo 1 số văn bản cổ, thời Tần Thủy Hoàng 1 trong những hình thức tra tấn tàn khốc nhất cho các phạm nhân chính là đúc tượng người sống.
Không được tiếp cận với hiện vật, các chuyên gia hàng đầu của Đại học Tổng hợp London (UCL) đã sử dụng ảnh chụp 30 binh lính trong đội quân đất nung của Tần Thủ Hoàng và thông qua một siêu máy tính với công nghệ phân tích 3D hiện đại nhất để tiến hành công việc phân tích khảo cổ.
Điểm quan trọng nhất trong dự án đặc biệt này chính là tập trung phân tích đôi tai của các chiến binh đất nung. Theo chuyên gia khảo cổ học của Đại học Tổng hợp London – ông Andrew Bevan thì đôi tai, cũng giống như bàn tay, mỗi người sẽ có có hình dáng và cấu tạo vân hoàn toàn khác biệt.
Kết quả đầu tiên của cuộc phân tích kéo dài gần 1 năm qua từ Đại học tổng hợp London cho thấy, 30 đôi tai của các chiến binh đất nung không ai giống ai. Ông Marcos Martinon-Torres của UCL nói, “Dựa trên kết quả ban đầu này, đội quân đất nung trông giống như một loạt chân dung của những chiến binh thực sự”.
Và đây là bằng chứng cho thấy tính “cá nhân hóa” mạnh mẽ trong việc tạo hình mỗi bức tượng. Quan trọng hơn, nó mở ra hướng khảo cổ quan trọng rằng, đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được tạo ra từ những binh sĩ thực sự có thật.
Dĩ nhiên, nhóm chuyên gia của Đại Học London mới chỉ tiến hành phân tích 30 đôi tai. Công việc phía trước của họ chắc chắn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức, bởi vẫn còn hơn 15.000 đôi tai chiến binh đất nung đang chờ họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét