Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

 

MÁI TÓC




Các cụ ta xưa rât coi trọng mái tóc, nhất là tóc phụ nữ “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Theo quan niệm xưa, mái tóc đẹp của người phụ nữ được nhận diện cùng với má lúm đồng tiền, răng đen nhánh hạt huyền, con mắt có tình, cùng với nón thượng quai tua, cổ yếm tròn xinh, cùng với lời ăn, tiếng nói mặn mà...

 

“Mái tóc đuôi gà”, một hình ảnh từ lâu đã đi vào kho tàng ca dao Việt Nam:

“Chị kia bới tóc đuôi gà

Nắm đuôi giật lại hỏi nhà chị đâu.

Nhà tôi ở trước đám dâu,

Ở sau đám bắp, đầu cầu ngó qua.”

Có nhiều lời ca dao thể hiện quan niệm của người xưa về mái tóc đẹp. Chẳng hạn như:

“Tóc em dài em cài hoa lí

Miệng em cười có ý anh thương.”

“Chân mày vòng nguyệt có duyên

Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng.”

“Tóc thề” cũng được ca tụng trong ca dao giữa một khung cảnh linh thiêng của một nơi thờ tự:

“Cái miễu linh thiêng

Có bốn cây cột kiền kiền

Rui tre mè trắc

Đôi đứa ta trúc trắc

Cắt tóc thề nguyền

Lời thề nước biếc non xanh

Nhện giăng sóng dợn sao đành bỏ nhau.”

 

Lại có những câu “sỗ sàng” hơn với một cách so sánh rất trần tục nhưng lại… quá đúng:

“Ba cô anh lạ cả ba

Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai?

Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài

Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.”

 

Mái tóc cũng là một đề tài trong các cuộc hát đối đáp nam nữ có tính chất đùa vui. Người phụ nữ ca tụng mái tóc của mình:

“Đàn bà tốt tóc thời sang

Đàn ông tốt tóc những mang nặng đầu.”

Nam giới đáp lại bằng một câu thơ không kém phần… tự tin:

“Đàn ông tốt tóc là Tiên

Đàn bà tốt tóc nằm liền với ma.”

 

Riêng về tục ngữ, rất ít khi nói về vẻ đẹp của mái tóc của người phụ nữ, nhưng đã truyền lại kinh nghiệm chăm sóc tóc:

“Tốt tóc gội cỏ mần trầu, sạch đầu thì gội lá sả”. Mần trầu là thứ cỏ có hoa mọc thành bông gồm năm, bảy nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung; sả là thứ cây cùng họ với lúa, mọc thành bụi, lá dài, hẹp và thơm. Muốn tóc tốt thì gội bằng nước đun với cỏ mần trầu, muốn đầu thơm sạch thì dùng nước đun với lá sả.

 

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã vẽ cảnh người thiếu nữ ngủ ngày một cách sắc sảo, táo bạo, khiến người quân tử dùng dằng đi chẳng dứt:

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,

Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.

Lược trúc chải cài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long.”

 

Ca dao dân gian lại có cách thể hiện khác. Hình ảnh người thôn nữ tuy thắm tươi, giàu sức sống nhưng vẫn hồn hậu và kín đáo:

“Em đi khắp bốn phương trời

Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đây

Gặp người má đỏ hây hây

Răng đen rưng rức tóc mây rườm rà.”

 

Tục ngữ cho rằng, tóc rễ tre, tóc quăn là tóc không đẹp: “Tóc lăn quăn việc làm bối rối” hay “Tóc quăn chải lược đồi mồi, chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn”. Nhận xét của cánh đàn ông dưới đây đúng hay sai, thưa các bà, các cô:

“Tôi đà biết vợ anh rồi

Quăn quăn tóc trước là người hay ghen.”

 

Nói chung, mái tóc đẹp thường gắn với tuổi trẻ còn khi tuổi già thì “tóc bạc da mồi”, “tóc bạc mình gày”, “tóc bạc lưng gù”, “tóc bạc răng long”… nhưng người phụ nữ vẫn một lòng chung thủy:

“Ai vong thiếp cũng không vong

Ôm lòng chờ đợi dầu tóc bạc răng long cũng đành

 

Có người vợ nọ, biết chồng ở xa đã nhạt tình, bèn gửi một bài thơ tự họa, nhắc chồng nhớ đến tình xưa nghĩa cũ, có mấy câu họa dung nhan vàng võ hao gầy cùng mái tóc pha sương vì chờ đợi: “Môi son kinh nhạt nét. Tóc óng thảm pha sương” (Dĩ kinh nhan tác mịch. Tạm giác mấn điêu tàn - Theo “Vân Khê hữu nghị”). Người chồng là Sở Tài cảm động quay về, vợ chồng đoàn tụ.

 

Ngày nay người ta có cả những nhà tạo mẫu tóc.Khi nhà tạo mẫu lên sân khấu, cả quá trình cắt tóc trở thành một điệu múa. Khi cắt tóc, nhà tạo mẫu sử dụng nhiều động tác giống như trong ba-lê,

Những mẫu tóc retro được biến hóa linh hoạt, mầu tóc sống động lấy cảm hứng từ những gam mầu tuyệt đẹp của thiên nhiên: Mầu đỏ rực của hoa gạo, mầu trắng tinh khôi của tuyết, mầu xanh ngắt của lá cây hay xanh đậm của nước biển...

Thời phong kiến, cách phân biệt nhanh nhất đấy là quý bà (đã có chồng) hay quý cô (chưa chồng) là nhìn vào mái tóc: Bới cao hay buông xõa. Thậm chí bới tóc trở thành nét đẹp trong tập quán văn hóa, làm nên nghĩa tình sâu nặng

 

Tác phẩm “Tóc chị Hoài” nổi tiếng cua“Nguyễn Tuân ca ngợi: “Chị Hoài có một lối nằm nghiêng mặc cả áo dài mà tôi tin rằng không thiếu phụ nào ở cái thời này bắt chước được. Nằm rất nũng nịu mà không hớ hênh, cũng như đã nhiều lần, chị làm dáng, làm đỏm mà vẫn không ra ngoài nét đoan trang, buồn mà không tẻ, vui mà không ồn, và lúc phải thô thì không tục. Có cái tài nhất là Chị Hoài mỗi lúc vừa nằm xuống rất nhẹ nhàng thì cả một mớ tóc trần quấn rất chắc ấy đổ tung xuôi xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mớ tóc mây dài như một sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai. Cái người nào trong suốt một đời người mà không được ngắm một mớ tóc cho tử tế, thì cái thẩm mỹ quan của người ấy còn lung lay lắm, chưa lấy gì làm định”

. Rồi thì tóc được ướp hoa bưởi, được cài hoa lý… nhờ gió đưa thơm, làm xao xuyến bao đấng tu mi: “Tóc em dài, (em) cài hoa lý. Miệng em cười anh để ý anh thương” (Ca dao).

 

Dài cũng đẹp mà ngắn cũng lạ. Ung dung buông thả rồi nghiêm cẩn bới cao, dùng kẹp (cặp) gọn sau gáy, dùng trâm (thoa) cài lược giắt. Này là tóc uốn: xoăn nhẹ (gợn sóng) hoặc xoăn tít từng lọn, bồng xù kiểu sư tử, phi-dê (frises/cheveux frises), đờ-mi-gạc-xông (demi – gaçon). Kia là tóc lá, tóc tém, tóc ngang vai, tóc đứt lại nối; tóc tết thành bím đôi bím lẻ, tóc đuôi gà (của cô bé đáng yêu trong bài thơ “Chùa Hương” - Nguyễn Nhược Pháp):

Nho nhỏ, đuôi gà cao

Em đeo giải yếm đào

 

Nhạc sĩ Pham Duy ca ngơi "Mái tóc chị Hoài" trong t ác phẩm cùng tên:

Một làn tóc mướt buông dài dài tựa một dòng sông

Một làn mây trên vai người là dòng tơ tóc

Một làn gió mát cuốn bay quanh lưng đồi hồng là mái tóc

Mái tóc tơ mái tóc tên Hoài chị Hoài ôi mến thương.

 

“Tóc gió thôi bay” của Trần Tiến, bỗng dưng ngậm ngùi nghĩ đến những mái tóc thề thơm hương sả, hương chanh, hương bồ kết của các mẹ, các chị ngày xưa:

xa nhau những đóa hoa vẫn cài trên mái tóc

gió thôi bay chiều mưa

Rồi thì tóc được ướp hoa bưởi, được cài hoa lý… nhờ gió đưa thơm, làm xao xuyến bao đấng tu mi: “Tóc em dài, (em) cài hoa lý. Miệng em cười anh để ý anh thương” (Ca dao).

 

Dài cũng đẹp mà ngắn cũng lạ. Ung dung buông thả rồi nghiêm cẩn bới cao, dùng kẹp (cặp) gọn sau gáy, dùng trâm (thoa) cài lược giắt. Này là tóc uốn: xoăn nhẹ (gợn sóng) hoặc xoăn tít từng lọn, bồng xù kiểu sư tử, phi-dê (frises/cheveux frises), đờ-mi-gạc-xông (demi – gaçon). Kia là tóc lá, tóc tém, tóc ngang vai, tóc đứt lại nối; tóc tết thành bím đôi bím lẻ, tóc đuôi gà (của cô bé đáng yêu trong bài thơ “Chùa Hương” - Nguyễn NhN uược Pháp):

Nho nhỏ, đuôi gà cao

Em đeo giải yếm đào

 

Bởi tóc là một trong những món lãng mạn hiếm hoi còn sót lại. Hãy để tóc hát với gió.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...