NHÀ HÀNG
THANH LỊCH
Biết ông không thích ăn uống ở các nhà hàng, từ hàng vỉa hè đến các nhà hàng có biển hiệu. Không phải vì ông có tính keo cú như lão Grandet làm nghề đóng thùng ở thị trấn Xomuya trong tiểu thuyết Eugénie Grandet lừng danh của văn hào Honoré de Balzac mà vì ông rất sợ bát đũa cốc chén,..không được sạch và sợ nhất là các thực phẩm không rõ nguồn gốc trong thời đại bỏ ngỏ quản lý và kiểm soát hiện nay.
Vây mà sáng nay, vừa đi tập thể dục về, ông vui vẻ bảo bà lát nữa đi ăn nhà hàng khiến bà tròn xoe mắt, hỏi ông có bị sao không đấy? Sao là thế nào, đi ăn nhà hàng là đi ăn nhà hàng chứ bị sao. Rồi ông giải thích, chả là hơn một tháng nay, đi bộ qua khu cao ốc Ven Sông thấy người ta khẩn trương tôn tạo, thiết kế, trình bày một ô tầng trệt thành một nhà hàng có tên là Thanh Lịch, biển hiệu bằng cả chữ Việt và chữ Ăng lê trông rất bắt mắt. Chủ nhân là một cô gái rất trẻ trung xinh đẹp, người Hà Nội gốc. Một lần thấy ông dừng chân xem thợ làm, lại biết ông cũng dân ven đô Hà Nội cũ, cô chủ nhỏ chuyện trò khá cởi mở: Bố mẹ cháu thấy cháu thích mở nhà hàng ở đất Sài Gòn để giới thiệu một vài món ngon Hà Nội cho người Hòn Ngọc Viễn Đông cũ nên đã cho ít lưng vốn để làm ăn. Hôm nào cửa hàng cháu mở, mời bác đến thưởng thức ạ! Họ đã khai trương được mấy ngày rồi, hôm nay ta đến ăn để đáp lời mời thân thiện đó và cũng là để xem người Hà Nội đem những món ngon của đất Tràng An vào đây ra sao.
Khi hai ông bà đến, nhà hàng đã có gần chục khách đang ăn. Cô chủ nhỏ Áo dài xanh màu thiên thanh với mái tóc đen dài buông trên lưng rất thanh lịch đứng bên quầy tiếp tân nhận ra ông, nhẹ nhàng tiến lại gần bàn chào mời rất nhã nhặn rồi giới thiệu: Vì nhà hàng mới mở nên hôm nay chỉ có 3 món điểm tâm: phở, bún mọc và hủ tiếu, hai bác dùng gì xin gọi nhân viên ạ. Sau lời ảm ơn cô chủ, hai bác gọi món bún mọc để nhớ lại hương vị món ăn xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính giáp gianh với làng quê của ông..
Khi hai bác vừa xong bữa, cô chủ nhỏ lại đến gần hỏi han hai bác ăn có ngon miệng không, giá nhà hàng có đắt không ạ? Hai bác đáp lại là rất ngon, giá có cao hơn bên ngoài nhưng không đắt vì phòng lạnh, bàn ăn sạch đẹp và thái độ phục vụ chu đáo của nhà hàng.
&
Hơn một tháng sau mới lại đi bộ dưỡng sinh qua khu cao ốc Ven Sông. Nhìn lên nhà hàng Thanh Lịch thì thấy cô chủ nhỏ đang chỉ tay ra hiệu cho một cậu nhân viên dán một tờ giấy gì đó vào cái cửa cuốn mầu xanh ngọc vẫn còn buông kín im ỉm. Tò mò lại gần nhìn, thì ra là cái thông báo: Nhà hàng tạm đóng cửa để nâng cấp nội thất. Hẹn gặp lại quý khách trong thời gian gần nhất!
Nhận
ra ông già gốc ven đô Hà Nội đã một lần ăn bún mọc ở đây, cô chủ
nhỏ gật đầu chào rồi không dấu diếm nói: Ế lắm bác ạ. Tháng vừa
rồi thua lỗ đến trên hai chục triệu nên cháu tạm phải đóng cửa lại.
Ông
già an ủi hỏi, phải chăng khu này chưa đông người ở lại thêm người dân
đang phải thắt chặt túi tiền trong thời kinh tế chưa phục hồi?
Không
phải đâu bác ạ, ở Hà Nội "bún quát, phở đuổi, cháo chửi" mà
vẫn hấp dẫn người đến ăn như đến xem một màn biểu diễn làm cho đồ ăn
thêm hương vị. Sài Gòn chưa đến nỗi thế, nhưng hàng ngàn người Sài
Gòn sẵn sàng đội nắng ban trưa chờ được ăn miễn phí. Người ta sẵn
sàng chen lấn giành giật nhau để mong có phần ăn. Dân ta là thế mà!
Ông
già chưa biết nói gì trước cái câu cảm thán đau lòng như thế thì cô
chủ nhỏ đã tiếp luôn những lời trống không: Vì vậy, nhà hàng này
sẽ không bỏ cuộc đâu. Cháu sẽ nghiên cứu kỹ khách hang và làm câc món ăn
theo khẩu vị của họ và sẽ mở một vài bữa ăn miễn phí để cầm tay
khách hàng dẫn dắt họ đến với hành vi thích ăn ở đây, dù sớm hay
muộn!
Ô
hay, cô chủ nhỏ Tràng An xinh đẹp! Mới hôm nào thanh nhã như một đóa
hoa nhài thơm ngát dịu dàng mà sao hôm nay lại kiên quyết là thế ???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét