Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

 


KÍNH   BÁO

Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!

                                                          Ngày 26/9/2022

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

 

 

NGÔI SAO

                                 Truyện ngắn của NgườiLàngCốm




Dạo ấy vào mùa thu, giữa những ngày tựu trường sôi mổi, bà giáo Dương nhân được phép về hưu trí. Tuy đã đến tuổi sáu mươi nhưng bà giáo Dương chưa bao giờ nghĩ  đến cái ngày nghỉ việc của đời mình. Bởi vậy lòng bà xốn xang khi cầm tờ giấy phép. bà đã nói với Ban giam hiệu nhà trường: “Ước gì tôi được dạy học cho đến khi không cầm nổi viên phấn trắng nữa mới thôi.” Nhưng thầy hiệu trưởng trẻ, cái anh chàng học trò cũ của bà thì cứ vui vẻ bảo:

-            - Không được đâu , mẹ ạ. Tuổi già của mẹ nó sẽ “ Kiên “ đấy!

   Thế là bà giáo Dương đành phải giã từ mái trường thân yêu và cái thành phố Cảng suốt ngày ồn ào tiếng xe, tiếng máy và rộn rã tiếng còi tàu, cái thành phố mà bà đã say sưa làm việc trong  hai chục năm ròng rã để đưa tuổi già của mình về cái thị trấn quê hương nhỏ bé này. Trước hôm ra đi, bà giáo Dương thức một đêm trắng dạo quanh thành phố. Bà tần ngần mãi bên cổng ngôi trường cũ vào lúc nửa đêm, nhìn mãi các khung cửa sổ sơn xanh của các lớp học và hít thật sâu vào lồng ngực của mình cái làn hơi dịu dàng đầm ấm kỳ lạ mà chỉ riêng bà mới cảm thấy, Sau dó, lúc còn mờ hơi sương, bà bước chân lên tàu với một thoáng buồn man mác :” Bây giờ mình đã thành một thứ đồ cổ rồi !”

   Và rồi ngày ngày trôi qua, bà giáo Dương cứ nén lòng mình trong nỗi buồn thầm ấy. Sáng sáng, bà dậy sớm, mở tung cửa sổ cho không khí  và ánh ban mai tràn vào buồng, tưới tắm cho mấy chậu hoa, chăm chút đứa cháu ngoại duy nhất của mình trước khi mẹ nó bế nó đi nhà trẻ, rồi bà chống cây gậy trúc dạo gót tới ngôi trường nhỏ ở cuối thị trấn, ngắm  lũ trẻ ríu rít đi học xong  lại trở về ngồi trầm tư trước những những cột báo dài đầy tin tức mới.. Đôi khi tuổi thanh xuân sôi nổi lại trào dâng trong lòng bà như một đơt sòng ngầm, đó là lúc bà nhận được tin ngành giáo dục của ình vừa có một thành tựu mới. Nhưng những giây phút ấy như những tia nắng chiều hôm, chỉ bừng lên đôi chút rồi lại tắt ngay cho cái ráng chiều mờ nhạt. Và lòng buồn, bà  nghĩ :”Người ta sẽ quên dần mình đi....”

   Một buổi chiều, người đưa thư đem đến cho bà giáo Dương một tờ giấy mời đi dự biểu diễn ca nhạc. Từ độ về thị trấn ở, thi thoảng lại có một tấm giấy mời như vây do công đoàn giáo dục thị trấn gửi tới. Mặc dù chưa dạy học ở thị trấn một ngày nào nhưng bà giáo Dương vẫn được ngành giáo dục ở đây coi như người nhà. Người ta trọng bà vì cái tuổi già va vì cái gánh thời gian trên 40 năm đẹp đẽ bà đã hiến đâng cho nghề dạy trẻ. Nhưng hôm nay, khi mở tờ giấy mời ra, bà  giáo Dương rất ngạc nhiên thấy cái dấu đỏ ở phía dưới không mang tên Công đoàn giáo dục thị trấn mà lại là “Đoàn ca nhạc Trẻ”. Một sự nhầm lẫn chăng? Bà chau mày tự hỏi và xem lại tên người được mời. Không thể có sự nhầm lẫn  được. Trước mắt ông nổi bật một dòng chữ viết tay trang trong :” Cụ giáo Hòang Dương”. Lạ nhỉ! Nhưng người đưa thư đã đi xa rồi, chẳng thể hỏi thêm bác ta một điều gì được nữa.

   Buổi tối, bà giáo Dương là người đến đúng giờ nhất. Bà vừa ngồi vào ghế của mình thì buổi hòa nhạc bắt đầu. Người ta đơn ca,  song ca, hợp ca và hòa tấu rất nhiều bản nhạc. Tất cả các tiết  mục đều ca ngợi tuổi trẻ và cuộc sống mới thu hut niềm say mê của mọi người. Bà giáo Dương cũng rất thich nhưng vẫn cảm thấy như còn thiếu một cái gì đó. Mãi khi người ta giới thiệu tiết mục cuối cùng :” Độc tấu vi ô lông bản nhạc Bầy chim non” thì bà bông bật nhích dậy như đón lấy một cái gì đã từng chờ đợi lâu lắm. Đôi mắt bà thoáng ánh lên sau làn kính trắng. Phải, từ xa xưa lắm, bà đã từng mơ có được một cây đàn vĩ cầm nhưng rồi chẳng bao giờ sắm nổi....

   Người biểu diễn đã ra sân khấu. Bà giáo Dương ngắm nhìn  cây đàn trong tay người đó, chờ đợi. Tiếng đàn cất lên. Dòng nhạc thì thầm, nhẹ nhàng và trong sáng dần như màn trời đang về sáng, rồi thánh thót ngân lên như những giọt sương mai trong vắt đang long lanh rơi trên các ngọn cỏ nom xanh mượt mà và nghe đâu đó có tiếng một bầy chim non vừa thức dậy, chiêm chiếp rồi riu rít ùa bay lên. Bà giáo Dương mỉm cười và thả hồn mình bay theo tiếng chim. Bà tưởng như thấy mình đang đi giữa một bầy trẻ thơ đang hớn hở trên con đường đến trường trong khi tiếng nhac mỗi lúc một vui hơn, ròn hơn và rồi ngừng lại.

   Đem biểu diễn đã tan. Mọi người vỗ tay ran lên và kéo nhau ra về. Chỉ riêng bà giáo Dương vẫn còn đắm hồn mình trong hàng ghế. Bà thấy bản nhạc như còn ngắn quá. Và có lẽ không ai hiểu nổi tâm hồn ông lúc này...

-            -  Chào cô ạ!

    Có tiếng ai chào ở phía sau khiến bà giáo Dương bât đứng lên và quay lại. Trước mặt bà là người biểu diễn bản nhạc ‘Bầy chim non”. Đó là một thanh niên chừng ngoài ba mươi tuổi, dáng người mảnh khảnh với khuôn mặt thanh tú và đôi mắt ánh lên những tia nông hậu. Bà giáo Dương cúi đầu đáp lễ :

-      - À , đồng chí nhạc sĩ! Đồng chí vừa chơi bản nhac “ Bầy chim non “ hay lắm. Chỉ tiếc nó hơi ngắn một chút !

   Người thanh niên cất chiếc mũ vải xuống bàn tay và nói :

-      Thưa cô, con là học trò cũ của cô đây, Nhưng chắc cô không còn nhận ra con là ai?

  Bà giáo Dương dồn hết cả trí nhớ về người đó nhưng quả thật bà không phát hiện ra một dấu hiệu quen thuộc nào cả. Ông nói :

-        - Vinh hạnh cho tôi quá ! Nhưng xin lỗi đồng chí, trí nhớ tôi mụ mị quá mất rồi !

-      Con là Sơn Minh thầy ạ !- Người thanh niên nói.

-      A, Sơn Minh ! – Bà giáo Dương thầm kêu lên và nhìn thẳng vào gương mặt trẻ trung của người nghệ sĩ một giây lâu rồi gật gù nói tiếp - Nói đến tên thì tôi nhớ ra ngay . Hơn hai mươi năm rồi còn gì nữa....Quí hóa quá !

-       Vâng, thưa cô hồi ấy là năm...

-       Phải, ngày ấy em chưa đầy 10 tuổi – Bà giáo Dương không gọi người học trò cũ là “ đồng chí “ nữa mà thay bằng từ  “em “ rất thân thương – Em học rất chăm chỉ và có giọng hát rất hay. Bây giờ em đã thành nghệ sĩ giỏi rồi. Cô mừng cho em.

Nghe giọng nói nhe và trầm ấm của cô giáo cũ, đôi mắt Sơn Minh lấp lánh biết bao niềm cảm xúc :

-         - Con vần hằng nhớ về cô. Kỉ niệm đẹp nhất đối với tuổi học sinh của con là cái năm con được học cô. Nhờ cô mà con biết chữ, biết yêu âm nhạc và biết mơ ước trở thành nhạc sĩ. Con còn nhớ những mẩu chuyện co kể về cuộc đời và tài năng của các danh nhân thế giới, trong đó đậm nét nhất đối với con là cuộc đời của các nhạc sĩ thiên tài. Và cho đến nay, con vẫn còn nhớ cả giọng hát trầm, rất ấm của cô trong những giờ vui chơi sinh hoạt lớp !

Sơn Minh nói một hơi dài trong dòng hồi tưởng khiến bà giáo Dương lặng đi vì xúc động. Bà chớp mắt nhìn anh và thấy anh nhỏ lại như một cậu bé lên chín lên mười thuở nào. Trong cùng lúc, cả hai thầy trò cùng đưa kí ức trở về với quãng thời gian xưa cũ...

Hồi ấy, cả nước vừa mới qua cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. Bà giáo Dương từ miền núi được điều về thành phố Cảng. Người ta cử bà về dạy ở một khu phố thợ. Ở đấy, trước kia có một ngôi trường nhỏ đã bị bom đạn của giặc phá trụi, nay đang được dọn dẹp để xây dựng lại. Bởi vậy, thầy trò phải học tạm trong dãy nhà vách tre nứa, mái lợp giấy dầu nhỏ thấp lè tè, bốn mùa thiếu ánh sáng. Sơn minh, một cậu bé gần 10 tuổi mới bắt đầu đọc cuốn sách lớp Một, chữ to nhưng  tỏ ra rất ham học và thường hay hát trước tập thể . Vốn có chút kiến thức âm nhạc và đã qua một tuổi thơ yêu ca nhạc, bà giáo Dương rất quý cậu học trò có giọng hát hồn nhiên trong sáng đó. Sơn Minh thường lấy ống bơ sữa bò và cái cần que tre lám giả một cây đàn rồi lấy giây điện nhỏ buộc vào mang ra gẩy trông rát ngộ nghĩnh. Giờ học, cậu cất đàn trong ngăn bàn để nghe thầy dạy. giờ chơi, cậu mới đem đàn ra vừa gẩy vừa hát. Cả lớp xúm lại cùng hát theo làm cho bầu không khí quanh ngôi trường nhỏ vui tươi, náo nức hẳn lên. Cô giáo Dương nhìn lũ học trò nghèo của mình, vừa cảm động vùa thấy tâm hồn mình trẻ lai. Cô ngắm Sơn Minh gảy đàn và không khỏi nghĩ tới chiêc vĩ cầm mơ ước của mình. Nhưng cái thời của thầy là trọn một thời gian khổ. Còn lũ trẻ và Sơn Minh thì sao? Thì chúng đang bắt đầu một cuộc sống đầy hi vọng đấy thôi! Nghĩ thế, cô lại thêm nỗ lực dạy lũ trẻ. Riêng với Sơn Minh, cô luôn tìm cách thắp sáng ước mơ trở thành nhạc sĩ trong tâm hồn cậu.

 

   Năm sau, Sơn Minh theo gia đình vào khu Kinh tế mới ở miền Nam. Cô giáo Dương cùng các đồng nghiệp bị cuốn hút miệt mài vào việc xây dựng ngôi trường mới ở khu phố chợ trở thành trường tiên tiến. Rồi trường cô được chuyển  thành trường cáp 1, 2 và cô cũng được lên dạy cấp hai ở ngôi trường đó cho đến ngày cô  về hưu. Hình ảnh cậu học trò đó mỗi năm mỗi dần xa trong cô.

-      - Ngần ấy nawmem sống ra sao? – Bà giáo Dương chợt khẽ hỏi khiến Sơn Minh cũng bừng tỉnh lại. Anh trả lời cô có phần bẽn lẽn của con trẻ:

-     -  Học xong cấp Một, con dược tuyển vào một trường nhạc. Sau đó con theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi rồi được cử đi học thêm ở nước ngoài. Con có lỗi là đã không thư từ liên lạc gì với thầy.

-     giáo Dương bỗng nhớ tới tấm giấy mời đi dự buổi ca nhạc hôm nay.bà hỏi người học trò cũ trong nụ cười đôn hậu:

-      - Có phải chính em đã  mời tôi dự buổi ca nhạc nay không?

-      - Thưa cô, vâng ạ! – Sơn Minh nhỏ nhẹ trả lời

-      - Sao em lại biết tôi đã về đây nhỉ?

-      Thưa cô, tuần trước đoàn con ra thành phố Cảng biểu diễn. Con tìm đến nơi học cũ và được biết cô đã về nghỉ hưu ở thị trấn quê hương. May mắn sao, thị trấn này cũng mời đoàn con về biểu diễn. Hôm qua, chúng con mới về tới phòng văn hóa, con có hỏi thăm tin về cô và được một người ở bên phòng giáo dục cho biết. Lẽ ra con phải tìm gặp cô nhưng việc tổ chức biểu diễn bận rộn quá nên con đành phải xin một tấm giáy mời và nhờ gửi đi với đầy lòng hi vọng sẽ gặp cô. Trong buổi biểu diễn con có chú ý tiim cô và con vô cùng sung sướng khi nhận ra cô có mặt ở hàng ghế đầu.

Đêm ấy, cô trò họ ngồi mãi bên nhau trong ngôi nhà nhỏ ở cuối thị trấn. Khi chia tay, sơn Minh vừa buồn vừa thắm thiết nắm chặt tay cô và nói:

-      - Sớm mai, con lại lên đường. Kinh chúc cô ở lại mạnh khỏe. Con không có gì để tặng cô ngoài tấm lòng kính yêu và biết ơn  của con. Con mong sẽ có nhiều dịp nữa được biểu diễn âm nhạc ở đây...

-      Người học trò cũ không nói hết lời, Và bà giáo già nhớ mãi câu nói ấy...

Nhưng rồi một tháng trôi qua, hai tháng, rồi ba tháng...Cái thị trấn nhỏ bé vẫn thu mình lại, sông yên tĩnh trên khúc sông nguyên sơ của con sông rừng vắng lặng mà ông giáo Dương vẫn không hề có một chút tăm hơi nào về người học trò cũ ấy. Nỗi buồn của một bà giáo già về hưu lại thầm trỗi lên xao xác dày vò bà...

 

Thế rồi mùa xuân đưa bà giáo Dương lên cái tuổi “ Xưa nay hiếm “ cũng đã qua. Bây giờ người ta đã gọi bà là  “Cụ giao Dương “. Sau những ngày mưa phùn ẩm ươt, cái thị trấn bé nhỏ vừa bắt đầu được sưởi những tia nắng hồng chớm hạ thì cụ giáo Dương nhân được thư mời về trường cũ dự lễ đón nhận Huân chương lao đông hạng Ba do Nhà nước trao tặng, Cụ đọc bức thư đến mấy lần, lòng nao nao vui buồn lẫn lộn lần nhớ lại hình ảnh ngôi trường đã in dấu vết về đời dạy học của mình trong suốt hơn hai mươi năm về cuối. Từ trong đổ nát của chiến tranh, từ trong sình lầy và than bụi của xóm thợ nghèo khổ đã từng ngày từng năm vươn lên trở thành một đóa sen hồng hôm nay, mà ít nhiều cụ cũng đã có đôi chút công lao, và nó cũng còn nhớ đến cụ. Cụ bồi hồi gấp bức thư lại cẩn thân và cất vào túi áo ngực.

Vì trễ tàu, cụ giáo Dương về tói trường cũ lúc trời vừa sập tối. Không kịp dự lễ hội buổi chiều, cụ vô cùng đau khổ cảm thấy như mất đi một phần thưởng tinh thần cao quý thiêng liêng. Nhưng bù lại, cụ được ban tổ chức đón tiếp rất chân tình và thông cảm. Người ta mời cụ ăn cơm ngay để kịp dự buổi liên hoan văn nghệ của nhà trường.

  Cụ giáo Dương được mời ngồi ở hàng ghế danh dự trong hội trường. Xem các thầy cô giáo trẻ và các cháu học sinh nhỏ múa hát, cụ chợt nhớ tới bản nhac “ Bầy chim non “ đã nghe năm nọ. Bất giác cụ nhớ tới Son Minh rồi tới bao cánh chim non đã bay qua trong đời cụ. Và cứ thế, cụ để tâm hồn chơi vơi theo tiếng đàn, tiếng hát rộn rã trên sân khấu như đuổi theo những cánh chim bay...

   Buổi biểu diễn liên hoan sắp hết. Một em học sinh lên giới thiêu tiết mục cuối cùng mới làm cụ giáo Dương bừng tỉnh lại. Bấy giờ tấm màn sân khấu đã mở trong ánh đèn sáng rực làm nổi bật một dàn hợp xướng trẻ thơ. Các em tai đều mặc quần xanh áo trắng; các em gái dều bận váy liền áo màu hồng. Tất cả đều đeo khăn quàng đỏ và trên ngục đều đính một ngôi sao vàng lấp lánh. Phía trước dàn hợp ca là một dàn nhạc tí hon, các nhạc công đều khoảng trên dưới mười tuổi với những khuôn mặt rạng rỡ như những tiên đồng ngọc nữ trong chuyên cổ. Dàn nhac xem ra cũng có đầy đủ các loại đàn. Một tiết mục đặc săc đây, cụ giáo Dương thầm nghĩ thế!

   Em bé gái giới thiệu chương trình lại bước ra sân khấu:

-      - Em xin giới thiệu, ban ca nhạc nhà trường trình bầy bản hợp xướng “ Ngôi sao “, nhạc và lời của Sơn Minh, do tác giả chỉ huy.

Sơn Minh ư? Cụ giáo Dương chợt giật mình. Không, chắc là một người nào đó thôi. Nhưng nhạc trưởng đã kia rồi, người học trò cũ của cụ. Anh ta bước lên phía trước lễ đài, vẫn dáng người mảnh khảnh và thanh tú với đôi mắt trẻ trung tươi cười lấp janhs.Anh cũng vận quần xanh áo trắng, giản dị như một học sinh lớn tuổi điềm đạm nhưng trân trọng cúi chào mọi người. Một tràng vỗ tay vang dậy hội trường. Sơn Minh mỉm cười đua mắt lướt nhanh một lượt trên hàng ghế đầu rồi đọng lại giây lâu ở khuôn mặt đôn hậu của cụ giáo Dương. Bằng một giọng chân thành và xúc cảm, anh nói:

-             - Xin kính tặng bản hợp xướng “ Ngôi sao “ tới tất cả các thầy cô và các em học sinh của nhà trương. Và riêng chân thành tặng cụ Hoàng Dương, người thầy đầu tiên của tôi, người đã gieo nguồn ánh sáng và dạy tôi biết mơ ước từ tuổi còn thơ, người đang ngồi trước mặt chúng ta, trong hàng ghế danh dự của hội trường.

    Lại một tràng pháo tay vang lên. Cả ngàn con mắt đổ dồn về phía cụ giáo Dương. Ở các hàng ghế cuối, các em đứng nhôm cả lên để nhìn. Không kịp nghĩ ngợi gì, cụ giáo Dương bật đứng lên để cám ơn đáp lễ rồi lại mỉm cười ngồi xuống.

   Bản hợp xướng bắt đầu.

   Đèn trong hội trường tắtđi. Sân khấu hiện lên trong ánh sáng màu lam tím. Mọt khúc nhạc nhẹ dạo lên, tiếng nhạc thì thầm dày đặc như tiếng động âm thầm của đêm khuya vắng lặng. Xa xa bỗng vẳng lên tiếng hát cao vút của một bè nữ, tiếng hát trong và nhỏ  như một tia sáng như dội xuống từ trời cao. Lát sau, một tia sáng lung linh chiếu rọi giữa gó trời tím sẫm. Lời ca hạ xuống êm đềm dìu dặt. Tiếng thuyết minh trầm ấm:

-            " Đêm đêm, khi nhìn trời cao bao la. Vạn vật chìm đắm say sưa trong giấc mơ. Chỉ còn một ngôi sao sáng thức giấc...

     Một tiếng động vang lên. Một luồng ánh sáng từ cửa sổ một căn nhà nhỏ hắt ra. Ánh đèn hòa trong ánh sao làm loãng cả màn đêm dày tím.  Tiếng ca chợt ngừng lại cho một khúc nhạc mạnh trào cuộn như dấu hiệu một cơn bão đang đến. Ánh sao vụt tắt ngấm trên bầu tròi. Chỉ còn ánh đèn chao đi chao lại. Tiếng hát cât lên rắn giỏi hòa ca giọng  nam và giọng nữ.

           Gió nổi dậy. Bão gầm lên. Gió bão dìm tắt ngôi sao trên trời cao vòi vọi. Nhưng trong căn phòng nhỏ bé, ánh đèn vẫn bừng lên sáng rọi. Nơi đó, thầy giáo chúng ta vẫn thức giấc và đang thi sức cùng ngôi sao...

     Dòng nhạc bây giờ rít lên cuồn cuộn. bầu trời mỗi lúc một tối thêm làm cho ánh đèn mỗi lúc một sáng hơn, lung linh rực rỡ hơn trong giông tố. Lời ca trang trọng và thành kính.

-             Thầy cô chúng ta đó. Ngôi sao sáng nhất trong tâm hồn chúng ta. Mắt thầy ngời trên trang vở mới. Tất cả vì tương lai trí tuệ của chúng ta.

  Trong tiếng hát ngợi ca trang nhã, ánh đèn chói lọi hơn bao giờ hết. Khúc nhạc bắt đầu chuyển mình êm dịu đần dần trở lại rồi nhẹ êm như hơi gió sớm lướt trên những nhánh non tơ ngoài đồng nội . Từ trời cao, ngôi sao nhỏ bé xuất hiện trở lại, hắt tia sáng yếu ớt xuống hòa tan vào ánh sáng của ngọn đèn. Và bây giờ khúc nhạc bật lên tưng bừng như khắp đó đây. Vạn vật đang chơi dâng chơi một vũ khúc tươi vui. Toàn ban đồng ca rộn lên giai diệu hành khúc náo nức tựa trăm ngàn tiếng hót của bầy non đang ríu rít chào buổi sớm. Ánh sáng rạng lên rồi chan hòa như ánh mặt trời.

 

   Đêm biểu diễn kết thúc.

   Mọi người ùa cả ra sân để dự lử trại. Sơn Minh xuống tìm cụ giáo Dương, đỡ cụ đứng lên, dắt tay cụ chậm rãi nối theo dòng người. Giữa sân trường, ai đó đã đốt lên  lửa sum họp. Ngọn lửa hồng rộng dần, lớn dần rồi phừng nhướn lên như vươn tới tận trời xanh và không bao giờ tắt.

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

 

Mấy kỷ niệm nhỏ với nhà thơ chân quê

Thứ Năm 01/09/2022 , 07:35 (GMT+7)

Phải nói rằng, quan hệ với Nguyễn Bính, không phải ai cũng hoàn toàn thoải mái. Nhiều người không thích anh. Tôi biết vậy nhưng kệ, không gì phải băn khoăn.

1 nguyen binh

   .

Lúc ấy, tôi đang học lớp Đệ Nhị (cũng tương đường lớp 11 bây giờ). Một buổi chiều, đang ngồi trên gác ngôi nhà ở phố Hàng Gà (Hà Nội), tôi bỗng nghe cậu em từ dưới nhà chạy lên gọi : anh xuống, có ông nào tìm “ông Lương Duy Cán”. Tôi khá ngạc nhiên, rồi càng ngạc nhiên hơn khi được trao một cái thư có in tiêu đề báo Trăm Hoa.

Nội dung của cái thư chỉ vỏn vẹn mấy dòng đại khái “Mời anh thu xếp thời gian đến toà soạn báo để trao đổi về thơ”. Thích quá. 

Chiều hôm sau, tôi đạp xe đến ngay tòa soạn báo Trăm Hoa, trên phố Lê Văn Hưu.  Gặp ngay nhà thơ Nguyễn Bính. Tôi đã rất ngạc nhiên.

Từ lâu tôi đã đọc nhiều thơ Nguyễn Bính, mê những câu như từ gan ruột: “Em ơi em ở lại nhà/ Vườn dâu em hái mẹ già em thương/ Mẹ già một nắng hai sương/ Chị đi một bước trăm đường xót xa”. Từ những câu thơ, tôi hình dung một Nguyễn Bính dong dỏng, khuôn mặt thư sinh trắng trẻo. 

Ngược hẳn lại. Tuy vậy, tôi không thất vọng, bởi cảm giác gặp được một nhà thơ nổi tiếng mà mình yêu quý là quý giá lắm rồi. 

(Có lần Nguyễn Bính kể với tôi, giọng hài hước như một chuyện đùa. Lúc ấy nhà thơ trẻ nổi tiếng, mới từ Bắc vào Sài Gòn, được mời đến thăm nhà một phụ nữ Sài Gòn. “Vừa nhìn thấy nhau, cả hai bên đều ngượng, bởi vì cả hai đều … xấu!”)

Rồi Trăm Hoa đăng thơ tôi. Anh Nguyễn Bính còn chấm giải nhất cho tôi về bản dịch bài thơ “Nguyên tiêu”. Quà tặng là một quyển sổ tay được anh chép nguyên văn vài thơ chữ Hán.

Thật ra lúc này tờ báo Trăm Hoa đã thoái trào, số báo phát hành không đủ nuôi sống nó. Báo có lúc phải đình bản một thời gian. Rồi báo sống lại, không còn theo kiểu in thành quyển, mà là báo khổ lớn, cỡ giấy A1, nghĩa là bằng nửa tờ báo hàng ngày.

Mấy số đầu của tờ báo có số người mua cũng khá. Mặt mày Nguyễn Bính những ngày ấy khá rạng rỡ. Nhiều người đến toà soạn chuyện trò như Đoàn Giỏi, Phan Vũ, Trần Lê Văn, Hữu Loan, Yến Lan, Tô Hoài … Nhà văn Trúc Đường (tức Nguyễn Mạnh Phác), anh ruột Nguyễn Bính đứng tên chủ nhiệm báo., hầu như ngày nào cũng ghé qua.

Sau này tình cờ tôi biết rằng, để góp phần cho tờ báo sống lại, một cô gái Hà Nội đã bán một thứ rất quý của mình: cây đàn violon. Rồi cô gái ấy đến ở chung. Kết quả là sự ra đời của một cậu bé bụ bẫm, trắng trẻo. 

Tôi nhớ một bữa ăn được dọn ngay tại toà báo, chỉ có mấy người: anh Trúc Đường cùng con gái, nhà thơ Trần Lê Văn, Nguyễn Cần Mẫn và tôi. Anh Nguyễn Bính coi bữa ăn như một tiệc cưới giản dị trong nhà.

Giờ vui ngắn chẳng tày gang. Một cơn bão lớn đà tràn qua bầu trời của văn học nghệ thuật Việt Nam. Cùng với báo Nhân Văn và các thứ Giai phẩm, mọi thứ báo chí như Trăm Hoa đều bị dẹp bỏ. Anh Nguyễn Bính, từ một cán bộ miền Nam tập kết, đã không còn gì nữa, chỉ là một anh dân thường, không nhà, không lương! Không một khoản thu nhập nào. Rồi người vợ tình cờ (người đã bán cây đàn violon) cũng lặng lẽ ra đi.

Có lẽ cũng nên nhớ lại: trước khi làm báo Trăm Hoa, thơ Nguyễn Bính thường được đăng báo Nhân Dân, trong đó có một bài thơ khá dài “Gửi người vợ Miền Nam”. Nhớ có một lần, cùng Nguyễn Bính đạp xe qua một cửa hàng mậu dịch, tôi nói với anh Bính: “Em có một tứ thơ hay: một người cha, đang sống ở Hà Nội, đi ngang qua một cửa hàng, nhìn thấy bán áo trẻ con, muốn mua một cái áo, không biết làm sao để gửi cho con đang ở miền Nam”. Mặt anh Nguyễn Bính tươi lên: “Tứ thơ hay, nhưng cậu chưa vợ, chưa con, làm sao viết được. Để đó cho tớ”.

Thế là sau đó, Nguyễn Bính có bài thơ: “Ngày chủ nhật ba thường đi dạo/ Ngắm những hàng bán áo trẻ con/ Lòng ba không khỏi u buồn/ Ngắm từng chiếc áo nhớ con vô cùng”. Thấy bài thơ của Nguyễn Bính trên báo, tôi rất vui, thấy anh nói đúng.

Phải nói rằng, quan hệ với Nguyễn Bính, không phải ai cũng hoàn toàn thoải mái. Nhiều người không thích anh. Tôi biết vậy nhưng kệ, không gì phải băn khoăn.

Có lẽ tôi cũng cần kể khổ một chút về mình. Trong thời gian gắn bó với anh Nguyễn Bính, rồi sau đó còn quen thân Lê Đạt, Trần Dần, nhất là bạn “nối khố” với Phùng Quán, tôi bị nhà trường đột ngột cắt học bổng (trong khi nó được cấp trăm phần trăm cho mọi người)

Tôi biết anh Nguyễn Bính có những ngày đúng là khốn đốn. Nhưng tôi cũng đang rất khốn đốn. May mà tôi qua được nhớ lòng tốt của bạn bè. Tôi nhớ những chiều cuối tuần, tôi với Phùng Quán mua đĩa cơm lao động, một đĩa dưa cải chua, còn nước mắm thì … vô tư !

Tôi về dạy học ở Nghệ An, rồi Quảng Bình. Từ xa tôi chỉ nghe nói Nguyễn Bính đã về quê ở Nam Định. Anh về đó là phải. Hà Nội không còn có chỗ cho anh.

Đến năm 1966 thì tôi nghe tin Nguyễn Bính mất, mà mất đúng vào một chiều cuối năm, ngay trước Tết Nguyên đán! Đúng như anh Trần Lê Văn nói, sau anh Nguyễn Bính là “còn nguyên vẹn cả mùa xuân”. Chắc có những chuyện rất buồn, rất đau! Tôi có biết nhưng không thể nói, không muốn nói, không dám nói 

Cho đến nay tôi cứ nghĩ: trong nền thơ Việt Nam, có nhà thơ nào như Nguyễn Bính không nhỉ? Không! Ông không chỉ là một nhà thơ Việt Nam, ông còn là một người nhà quê Việt Nam làm thơ. Thơ Nguyễn Bính không thể lẫn với thơ ai. Không ai có thể có được thứ thơ như thơ Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính là thơ của người nhà quê Việt Nam, người nhà quê của vùng đất Sơn Nam Hạ.

Học không hết bậc tiểu học, mẹ mất sớm, phải ở nhờ nhà cậu, được cậu  (thân phụ nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn) nuôi và dạy chữ Hán, Nguyễn Bính đã làm và in đến mười mấy tập thơ “Lỡ bước sang ngang”, “Mười hai bến nước”, “Mây Tần”, “Người con gái ở lầu hoa”…

Có ai được thế không? Có ai viết được những câu thơ như thế này: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn/ Hai người sống giữa cô đơn/ Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi” hoặc “Bảo rằng cách trở đò giang/ Không sang vì chẳng đường sang đã đành/ Nhưng đây chỉ một đâu đình/ Có xa xôi mấy mà tình xa xôi” hoặc “Anh đi đó anh về đâu/ Cánh buồm nâu cánh buồm nâu cánh buồm”, hoặc “Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”. 

Nhưng, nhà thơ Nguyễn Du đã nói: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Đúng thế chăng, Nguyễn Bính ơi!?

                                                  LƯƠNG DUY CÁN

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

 

NÀNG TIÊN TRONG CHUYỆN CỔ

 

                                             Truyện Ngắn của NgườiLàngCốm

 

 

Mặt trời đã tắt hẳn. Bầu không gian mênh mông một tấm vải xám bắt đầu trùm lên mọi vật. Những làn gió                đầu mùa cất tiếng thì thào gọi nhau, tụ lại ở phía Đông Bắc rồi lũ lượt dắt nhau dạo qua cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ, ùa vào khu bãi rác ở cuối rìa làng, thổi bốc lên mùi hôi khẳn nồng nặc           

Một em bé gái còm nhom chừng chín mười tuổi, đầu đội chiếc mũ nan rách mướp, chân đi đôi dép nhựa cáu bẩn, đang một mình dò dẫm bên những vạt rác ngập ngụa đã bị đào bới tung tóe. Lưng em cúi gập, tay trái kéo lê một cái bao xác rắn cũ, tay phải cầm một cái móc sắt, móc dọc móc ngang những lớp rác rưởi ở quanh chân và căng mắt nhìn xem trong đám chất thải bẩn thỉu đang nhập nhoạng có lẫn những mảnh chai lọ, mảnh nhôm, mẩu nhựa nào để nhặt cho vào bao.

Trước lúc mặt trời lặn, em đã sung sướng ngồi nghỉ bên gốc cây gạo già ngay vệ bãi rác. Thế là tối nay em sẽ không bị chửi rủa,  em sẽ được ăn cơm rồi học bài xong, em sẽ đem cuốn truyện cổ tích mẹ mua và hay đọc cho em nghe hồi em mới ba bốn tuổi ra xem lại. Hồi xưa, chưa có điện, mẹ phải dí sách vào sát cái thông phong đèn để nhìn cho rõ chữ. Bây giờ , em được đọc trong ánh điện, tuy vàng nhạt nhưng rõ nét như ban ngày. 

Bỗng một thằng bé lớn hơn em đến năm sáu tuổi, tóc  đỏ râu ngô như như từ dưới các tầng rác chui lên đứng trước mặt em. Hai  mắt như mắt con chim ác của nó nhìn muốn xuyên thủng chiếc bao bì đã chật cứng phế thải của em. Nó bảo em, mày phải chia cho tao một nứa. Em lắc đầu không chịu. Thế là nó sấn lên, đẩy em ngã xấp xuống rồi giật phắt cái bao từ tay em trút sạch sang bao của nó và co cẳng chạy. Em khóc thét lên, lồm cồm bò dậy định đuổi theo, nhưng thằng kia đã mất hút, chỉ để rớt lại mấy tiếng cười xằng xặc. Nhặt cái bao bì rỗng lên, em ôm nó vào lòng nức nở khóc cùng cây gạo già. Cây gạo già chừng như cũng thương em lắm, nhưng biết lấy đâu ra phế liệu bỏ đầy lại bao cho em, chỉ ngậm ngùi nhẹ rung rinh cành lá quạt cho em mau khô nước mắt.

   Trời đã bắt đầu tối. Những làn gió lạnh nô rỡn tưng bừng hơn làm em gai lạnh khắp người. Nước mắt đã khô, nhưng em không còn nhìn thấy gì trong những mảng rác tối om. Em không thể bới nhặt phế liệu đươc nữa. Em sẽ phải mang cái bao bì rỗng này về và sẽ phải hứng chịu sự trừng phạt. Vừa nghĩ thế, nước mắt em lại tràn xuống má. Em lấy tay quyệt ngang, nhạt nhòa nhìn về phía làng. Đèn các nhà đã lần bật lên hòa vào nhau thành một vầng sáng vàng quạch, nhưng với em nó rực rỡ và ấm cúng làm sao. Ơ trong cái quầng sáng đó có một ngôi nhà nhỏ, hàng rào hoa hồng bụt bao quanh, mùa này đang nở đầy hoa đỏ. Ôi! Ước gì em có cánh dể bay về đó. Nhưng em sợ lắm. Ở đấy có một người đàn ông, một người đàn bà và một đứa bé trai chưa đầy một tuổi. Người đàn ông là bố em còn người đàn bà không phải là mẹ em, nhưng cả hai đều bắt em gọi bằng mẹ. Đứa bé trai , nó là em em nhưng không phải là con mẹ em đẻ ra. Mẹ em đã chết từ ngày em còn học lớp Lá trường Mầm Non của làng. Nó là con của bố em và người đàn bà ấy.

   Em nhớ lại những ngày em mới vào lớp Một mà đầy tiéc nuối. Hồi ấy, làng chưa có dây điện chạy qua. Tối tối, bên ngọn đèn dầu khét mùi khói, khi em ê a học ghép vần, bao giờ bố cũng ngồi bên cạnh cùng học với em. Năm sau lên lớp Hai thì bố lấy người đàn bà đó về. Tối tối, họ quấn quít nhau trong chái buồng mé phải trên cái giường gỗ soan trước đây của bố mẹ em và của cả em. Em một mình thu lu ngồi học học rồi một mình co ro ngủ trên chiếc giường tre kê ở chái buồng mé trái. Hàng ngày người mẹ mới bắt em đi kiếm rau lợn và làm các việc vặt trong nhà. Khi bà ta sinh đứa con trai, em phải còng lưng bưng nước cho bà ta lau rửa cho mình và cho đứacon. Nín thở đổ bô cứt đái cho  đứa bé, quạt tê dại cả hai cánh tay cho bà ta ôm con ngủ trong những buổi trưa hè nóng nực. Bố thì hầu như đã quên hẳn em. Mỗi khi xong công việc, bố chỉ quấn riết bên người vợ mới và đứa con. Bố bế bồng thằng bé, âu yếm vỗ về, thơm lên cổ, lên má và thơm cả cái chim nhỏ xíu như quả ớt con hồng hồng của nó. Tuy gần hai năm tối mắt hầu hạ mẹ con người đàn bà và buồn tủi bị bỏ rơi, nhưng em không thấy thế là khổ vì em vẫn còn được cắp sách đến trường

   Em mới thực sự thấy khổ từ ba bữa nay, khi mấy giờ hiếm hoi mỗi ngày với những niềm vui vàng ngọc bên cô giáo và các bạn bè của em bị tước đoạt nốt.

   Nửa năm về trước, xã đã bán khu đầm cạn ở cuối rìa làng cho công ty môi trường đô thị làm bãi chứa rác. Con đường đất nhỏ hẹp cũ được mở rộng và trải nhựa nối liền với con đường vào thành phố cho hàng chục chuyến ô tô màu xanh lá cây đến đổ rác vào mỗi ngày. Chỉ mới vài tháng mà lòng đầm như cái chảo khổng lồ đã trở thành một khu đồi rác hàng chục ngọn lớn bé úp kề bên nhau.

   Một sớm mai, có một người đàn bà núc ních béo kéo theo ba gã thanh niên bặm trợn không hiểu từ đâu đến, dựng loáng xong cái lán gỗ ở cuối làng rồi treo lên tấm biển sơn đen với dòng chữ trắng “Thu mua phế liệu”. Lập tức có ngay một đội quân hưởng ứng. Thoạt đầu là, mấy cặp vợ chồng chuyên sống nhờ bãi rác từ những ngõ ổ chuột trong thành phố đứng ra, dựng tạm bợ  mấy túp lều che bằng nững mảnh bạt cáu bẩn bên cạnh bãi. Họ bới nhặt và bán phế liệu cho bà béo. Mọi thứ đồ dùng sinh hoạt trong lều của họ từ cái xô, cái chậu đén ca uống nước...cũng đều tận dụng từ những thứ moi từ bãi rác. Thấy thế, những nhà dân ở gần đầm học theo. Rồi nhiều người khác ở trong làng cũng đổ ra. Đông nhất là con trẻ vì chúng không phải lo việc đồng áng lại rất nhanh nhẹn và không biết bẩn thỉu là gì. Người ta đồn, có đứa ngày kiếm được hai ba chục nghìn, quy ra thóc cả yến khiến đội quân bới rác mỗi ngày một thêm đông.

   Ba hôm trước, vào đúng bữa cơm trưa. Khi em vừa bưng bát lên, chưa kịp và một miếng thì người mẹ mới đã vứt ra cạnh nồi cơm một chiếc bao xác rắn và một cái móc sắt, bảo em: “Ăn xong, rồi ra bãi rác theo người ta bới tìm phế liệu, nghe chưa!” Em mếu máo hỏi lại: “Thế con phải bỏ học à?”  thì bị bà ta quát; ‘Đi học thì lấy cứt mà đổ vào mồm à!. Bố mày học hết lớp chín đấy  còn chả làm được trò trống gì, huống hồ cái lớp ba chưa xong của mày”. Bố em , một tay bế thằng con nhỏ, một tay cầm chén rượu trắng, cặp mắt đã ngầu đỏ chỉ khẽ liếc nhìn em rồi tợp hết chén rượu, không nói năng gì. Em sợ quá, không dám khóc mếu thêm, cố nuốt cho hết bát cơm rồi đứng dậy, len lét cúi đầu xách cái bao và cái móc sắt ra khỏi nhà.

   Nhưng không hiểu sao, hai chân em không đi thẳng ra bãi rác mà len lén vòng về phía trường học rồi dừng lại. Em nhìn ngôi trường sáng màu vôi vàng trong nắng giữa trưa . Rồi em hướng mắt về một khung cửa sổ sơn xanh ở cuối dãy hành lang trên gác. Đó là phòng học của em. Hơn tháng nay, trường có đoàn giáo sinh về thực tập vui lắm. Lớp em có thêm ba cô giáo mới: Cô Tâm, cô Thảo và cô Hương. Cả ba cô đều trắng trẻo, tóc chấm ngang vai, trông xinh tươi như ba chị nữ sinh học trên trường Huyện. Cô Thảo và cô Hương chỉ dạy một số tiết, còn cô Tâm thì vừa dạy vừa làm chủ nhiệm cùng cô Nụ, cô giáo chính của em. Giờ này, cô Tâm đang dạy trên lớp đây. Em yêu cô Tâm nhất. Em đã được cô khen mấy lần về tập đọc rõ ràng và làm Toán nhanh. Cô ơi! Cô có biết em đang khóc nhớ cô, nhớ các bạn không? Em không được đi học nữa rồi, cô ạ! Em phải đi bới rác đây! Nước mắt em lã chã hòa trong những lời nói thầm ấy.

   Ngày đầu tiên lạ lẫm với công việc, em chỉ đem về được một dúm phế liệu. Người mẹ mới mắng em là đồ ăn hại và dọa sẽ cho nhịn cơm nếu ngày mai vẫn còn lười bới tìm. Hôm sau, em không dám đi  qua trường học nữa mà lăn xả vào  những đống rác bẩn mà bới, quên cả mấy ngón tay bị mảnh sành mảnh chai cứa rướm máu, nhưng cũng chỉ đem về được nửa bao. Người mẹ mới bảo còn thua xa con nhà người ta, chỉ cho em ăn một bát cơm rồi ra lệnh: “Từ mai, tao khoán cho mày, mỗi ngày phải đủ một bao đầy. Nếu vơi thì mày sẽ ăn roi thay cơm”

   Vậy mà hôm nay...!

    Bây giờ trong cái bao rỗng mới chỉ có một vỏ hộp sữa, một vỏ chai nước ngọt, một mảnh bìa các tông mà trời thì tối mất rồi. Em biết làm sao đây?

     A! Em nghĩ ra rồi! Em sẽ chờ trăng lên để bới nhặt tiếp. Ôi, ước gì trăng mọc ngay lúc này! Trăng cho em ánh sáng để em nhìn tỏ mọi vật. Trăng xua tan cái lạnh cùng bóng tối như đang muốn ôm chặt lấy em cho em đỡ sợ. Tội nghiệp!  Em đâu có biết, tối nay là tối hai mươi Âm lịch, người ta ngủ một giấc tốt thì trăng mới lên.

    Bỗng sau lưng em nổi lên những tiếng sột soạt như có ai đang cào dưới mặt đất đẻ chui lên. Em hốt hoảng quay đầu lại thì những tiếng đó lại im bặt.  Chân tay em run lên bần bật. Trong đầu em hiện lên hình ảnh những con ma đầm lầy trong các truyện cổ. những con ma, có khi biến thành người, có khi biến thành con vật tìm cách bắt trẻ con đem về hang động ăn thịt. Em phải chạy về nhà ngay thôi. Ừ, mà sao em dại thế? Tối rồi thì phải về nhà chứ! Dù phải nhịn đói, phải ăn roi vọt còn hơn là ở đây dể ma đầm lầy bắt ăn thịt.

   Thế là em nhấc chân định chạy thì lại nghe nổi lên hàng loạt tiếng kêu “Chit, chít” sắc nhọn và ghê rợn. Ngay trước mắt em, lù lù trong bóng tối hiện ra một lũ chuột. Chúng đông tới mấy chục con, con nào cũng to xù. Đúng rồi , đây là những con ma đầm lầy hóa thành lũ chuột. Chúng hung hăng bởi rúc, mò thức ăn rồi phởn phơ gậm nhấm, tranh cướp nhau, nô rỡn nhau chí chóe. Bỗng cả đàn ngừng lại, tất cả vểnh mũi lên khịt khịt hít. Và khi phát hiện ra cái mùi thịt ngưới sống ngon ngọt, không con nào bảo con nào, chúng ập tới đớp chân em. Em đau điếng khóc thét lên ròi lẩy bẩy vung cái móc sắt ra để ngăn lũ chuột. Nhưng cái móc tuột ra khỏi tay khiến em sợ tối tăm mắt mũi, vội lao bắn ngay đôi chân khẳng khiu ra ngoài bãi rác. Hình như có ai đập một cái gì đó vào trán em làm hai mắt em tóe lửa đom đóm rồi ngã vật xuống, chết ngất bên gốc cay gạo già...

   Em mơ àng tấy mình như nằm trong vòng tay của mẹ. Nhưng sao tay mẹ lạnh thế, không ấm áp như ngày xưa. Cả khuôn mặt mẹ cũng thế, không mặn mòi dám nắng mà trắng bờn bợt như phủ một lớp  bụi vôi mỏng. Chỉ có đôi mắt vẫn đen hạt nhãn. Đôi mắt ấy đang trộn nước vào lời nói cũng vẫn hiền dịu như xưa:

-      Trời ơi! Sao con tôi lại ra nông nỗi này!

Những lời ấy như có phép lạ thổi bay hết mọi sợ hãi và đau đớn trong em. Em sung sướng vòng hai tay quấn chặt cổ mẹ:

-      -- Mẹ ơi! Mẹ đến cứu con đấy à? Mẹ đưa con về nhà nhé!

Mẹ hôn nhẹ lên vết thương trên trán em, nghẹn ngào nói:

-      -  Mẹ không thể đưa con về nhà được. Mẹ chỉ ôm con trong chốc lát thôi!

-      - Thế mẹ để những con ma đầm lầy lại đến bắt con đi hay sao? – Nỗi sợ hãi như lại bay về, em rúc đầu vào ngục mẹ cầu xin trong nước mắt.

-      - Không! Con đừng sợ. Sẽ có một nàng tiên đến cứu con!

-      -  Một nàng tiên hở mẹ?  - Em dụi mắt vào ngực áo mẹ, nhoẻn cười hỏi. Có phải nàng tiên tốt bụng trong chuyện cổ ngày xưa mẹ kể cho con ?

-      Phải đấy con ạ! Nhưng con phải ngủ đi một lát để chờ nàng tiên , con nhé!

-      Nói rồi, mẹ vỗ nhè nhẹ vào lưng em và ngọt ngào cất tiếng ru “Cái ngủ mày ngủ cho ngoan...” Lời ru đã nằm sâu trong lòng em từ hồi em còn tấm bé khiến em thấy mình như có đôi cánh bay trong bầu trời có ánh trăng xanh dịu mát rồi chìm nhanh vào giấc ngủ.  

 

                 &

 

Em tỉnh dậy và thấy mình không nằm trong lòng mẹ mà trên chiếc giường một trong căn phòng vàng nhạt ánh điện, trên người đắp chiếc chăn hoa mỏng. Đây là đâu mà sao có vẻ quen quen? Em muốn ngồi dậy để nhìn cho rõ thì thấy đau nhói ở trên trán và nhân  ra ai dó đã băng cho em một miếng gạc bông. Có tiếng nói chuyện nho nhỏ ngoài hành lang nghe cũng quen quen:

-      -  Ừ, thương nó quá! Thôi chúng mình đi tìm chị Nụ đi!

À, thì ra tiếng cô Thảo và cô Hương. Vậy đây là phòng cô Tâm trong khu tập thể nhà trường mà em và các bạn ở lớp đã vào thăm. Làm sao mà cô Tâm lại cứu được em nhỉ? Em đang tìm câu tự trả lời thì có tiếng chân nhẹ bước vào phòng. Một cái bóng nhỏ xinh, hai tay bưng cái bát tô in nổi lên tường khẽ tiến lại giường em nằm, cất giọng trìu mến:

-      -  Vui, đã thức chưa?

Rồi cái bóng nhỏ xinh ấy đặt bát lên bàn. Mùi hanh hoa và thịt lợn lạc bốc lên ngào ngạt hương vị ngon lành của cháo thịt, nhưng em không thấy đói khi nhân ra giọng nói trìu mến của cái bóng nhỏ xinh ấy là tiếng cô Tâm. Em thổn thức cõi lòng vì mấy ngày nay mới lại nghe có người gọi em là Vui, cái tên mẹ đặt cho em khi mới chào đời với niềm mơ ước em sẽ có một cuộc đời vui sướng hơn cha mẹ. Từ ngày sống  với người mẹ kế, chỉ những lúc ở trường em mới dược cô giáo và các bạn gọi bằng cái tên ấy. Ở nhà, người mẹ kế chỉ gọi em bằng những tiếng: con kia, con ranh, mày.

Cố quên vết thương trên trán, em ngỏng cổ lên khỏi giường, căng mắt nhìn vào khuôn mặt người đang quạt cháo và thấy lòng thật bình yên vì đúng là cô Tâm chứ không phải là cái bóng trong mơ:

-      -  Cô ơi! Cô đã đuổi những con ma đầm lầy cứu cháu, hả cô? – Em hổn hển hỏi và chỉ lo cô biến mất như mẹ em hồi nẫy.

-      -  Những con ma đầm lầy nào, hả em? – Cô Tâm mỉm cười nhìn đôi mắt đã hồi sinh của em.

-       - Chúng biến thành một đàn chuột kếch xù xông tới cắn cháu mà!

-      -   À, cô hiểu rồi! – cô Tâm vui vẻ cười thành tiếng rồi ân cần giảng giải – Đó là lũ chuột sinh sống trong bãi rác đấy. Đã từ lâu, đầm rác trở thành xứ sở béo bở của nhiều loài vật. Ban ngày nó là cái mâm khổng lồ đầy thức ăn cho ruồi nhặng nhung nhúc, chó hoang xục xạo, diều hâu lượn lờ kiếm sống. Ban đêm nó là vương quốc hoàn toàn thuộc về lũ chuột, chứ không phải là ma quỷ gì đâu, em ạ!

-      - Thế làm sao cô biết cháu bị lũ chuột ngoài bãi rác định ăn thịt mà ra cứu cháu?

-      -  Chiều nay cô có việc phải vào thành phố, gần tối thì trở lại trường. Bác xe ôm đi đường tắt ven bãi rác cho nhanh. Nhờ ánh đèn xe máy, cô nhìn thấy em ngất xỉu bên cây gạo già. Mà này, cháo hết nóng rồi, ăn đi, Vui nhé!

  Cô Tâm vừa nói vừa luồn tay đỡ em ngồi dậy Em nhận ra chân tay em đã được lau rửa sạch sẽ. Trên người em, bộ quần áo hôi hám mùi rác bẩn đã trút bỏ, thay vào đó là bộ đồ người lớn rộng thùng thình còn thơm mùi nắng. Bộ đồ này , em thấy cô Tâm hay mặc ở nhà.

   Như con chim mẹ mớm mồi cho con, cô Tâm tay trái bưng bát cháo, tay phải xúc từng thìa đưa lên miệng em khiến em bùi ngùi nhớ lại lời mẹ kể ngày xưa, hồi em đến tuổi ăn bột, bao giờ cũng phải đủ hai người: Bố vừa bưng bát vừa làm trò vui, mẹ vừa nựng vừa bón từng thìa một. Mẹ ơi! Con giờ cũng đang được cô giáo xúc cho từng thìa cháo đây!

Ăn xong, cô Tâm lấy khăn rửa  mặt cho em. Em  nhìn chăm chăm vào cô và lờ mờ nhớ lại lời mẹ nói trong mơ rồi buột miệng kêu lên:

-      -  Đúng là cô tiên rồi!

-      -  Cô tiên nào hả em?

-      Cô tiên trong chuyện cổ mẹ cháu hay kể cho cháu nghe hồi trước. Mẹ cháu mất lâu rồi nhưng ban nãy, mẹ cháu đã hiện về báo cho cháu biết sẽ có một cô tiên đến cứu cháu.

-      Tội nghiệp, em vẫn còn chưa tỉnh hẳn. – Cô Tâm khẽ thở dài thương hại. – Không có bác xe ôm, có lẽ cô cũng chẳng biết xoay sở ra sao. Bác ấy thật tốt bụng đã tìm mọi cách cùng cô đưa em về đây đấy. Mà hình như cô Thảo cô Hương đi tìm cô Nụ đã về!

Cô Tâm vừa xong thì cửa phòng bật mở. Cả ba cô Thảo, Hương và Nụ cùng ùa vào. Cô Nụ hai mắt đỏ hoe ngồi xuống mép giường ôm chặt lấy em:

-      -  Phúc đức quá! Cháu tai qua nạn khỏi rồi!

- Nói xong, cô hướng ra phía cửa gọi to:

-      - Anh vào với cháu đi!

CCánh cửa phòng ngượng ngập mở. Ô kìa, bố em! Bố em với bộ mặt xanh xám vẻ sợ hãi và hổ thẹn, cất tiếng lí nhí chào bốn cô giáo rồi cứ đứng nguyên tại khung cửa như một học sinh bị phạt chưa được phép về chỗ. Thấy thế, cô Tâm bước lại gần bố em, ân cần nói:

-      =  Anh lại với cháu đi cho nó mừng!

Chỉ đợi có thế, bố em lao ngay lại bên giường, cúi xuống nắm chặt đôi tay nhỏ bé của em rồi ngẹn ngào khóc nấc lên. Những hạt nước mắt  của bố như những hạt mưa xuân ấm áp rơi vào tay em làm em nức nở khóc theo. Ngước đôi măt đỏ hoe nhìn lên các cô giáo, bố lắp bắp nói:

-      -  Cảm ơn các cô đã cứu con tôi. Giờ xin  các cô cho phép tôi đưa cháu về nhà.

-      -  Vâng! Nhưng trước khi đưa cháu về, em muốn trao đổi với anh vài lời. – Cô Tâm ôn tồn nói – Nếu anh đồng ý, xin mời anh ra ngoài hành lang một chút!

Nói xong, cô ra ngay khỏi phòng. Bố em như một anh học trò ngoan ngoãn bước theo. Cô Nụ  nhìn theo cười vẻ hài lòng lắm, rồi với tay lấy cái lược trên giá sách xuống chải đầu cho em. Em ngồi yên khoan khoái tận hưởng từng lát chải êm ái. Không hiểu cô Tâm nói gì mà bỗng thấy tiếng bố em vang lên rành rọt:

-     -   Xin cô hãy tin tôi!

Rồi hai người trở vào trong phòng. Cô Tâm vui vẻ nói:

-     -   Đáng lẽ tối nay chúng em để cháu ở đây cho nó hoàn hồn đã nhưng em tin ở anh. Giờ anh đưa cháu về nhà cho nó ngủ tiếp đi. Ngày mai, chúng em sẽ đề nghị nhà trường lên báo cáo lên báo cáo với lãnh đạo xã về tình trạng học sinh bỏ học đi bới rác và xin ý kiến vận động các em trở lại trường.

Nghĩ đến phải về căn nhà có người mẹ ghẻ, em thoáng rùng mình sợ hãi.Nhưng nhìn vẻ mặt bố hồng hào tươi tắn dưới ánh điện, những nỗi sợ hãi tan loãng ngay. Lâu  lắm, em mới  thấy lại vẻ mặt hiền hậu đáng yêu của bố. Lâu lắm, tối nay em mới lại được bổ cầm tay. Bố lại còn khóc vì em nữa.

-      --  Xin các cô hãy tin tôi! – Bố rành rọt nhắc lại lời vừa nói với cô Tâm, rồi cúi người thấp xuống, xoay chìa cái lưng về phía em- Con chào các cô đi rồi bố cõng về nhà.

-      Em đặt chân xuống giường, mạnh dạn đứng dậy và cúi đầu lễ phép:

-      - Cháu chào các cô ạ!

-      Em rất muốn hỏi một câu: “Các cô ơi, ngày mai cháu có được đi học không?” Em cũng muốn nói cho các cô biết “Cháu sẽ đi bới rác và phải chịu cả roi vọt. Nhưng cháu chỉ xin được đi học.” Vậy mà không hiểu sao cái miệng em không nói ra được những lời nói đó mà lại nói sang chuyện khác:

-     -  Thưa cô, còn bộ quần áo này! – Em chỉ tay vào bộ quần áo hoa của cô Tâm đang mặc.

-      - Em cứ mặc đi, bao giờ đưa lại cho cô cũng được. – Cô Tâm tươi cười nói.

-     -  Em cám ơn cô! – Em đáp , rồi quàng hai tay lên cổ bố.

 &

 Thấy em về, người mẹ kế ở lì trong phòng buồng không ra hỏi han một lời, nhưng em thấy không còn sợ hãi bà ta nữa. Em  bước vào buồng lễ phép nói:  "Thưa mẹ,con đã về”. Bà ta liếc xéo em một cái rồi hắt ra những lời mát mẻ: ”Tao có bắt mày đi bới rác đêm đâu mà mày định đổ tiếng ác cho tao! Thôi! Ra ngoài đi cho thằng cu nó ngủ!”. Em ghé mắt nhìn thằng bé đang nằm trong màn rồi lễ phép chào mẹ nó đi ra.

Ở gian nhà ngoài, bố đã cắm ba nén hương trên bàn thờ. Bố dắt em lại trước ảnh mẹ bảo em vái lạy mẹ. trong làn khói hương phảng phất, em thấy đôi môi hiền dịu của mẹ trong ảnh như màu hoa đào đang mỉm cười. Em muốn kể cho bố biết, em đã được mẹ ôm ấp ru ngủ ra sao khi em ngã rụi bên gốc cây gạo già. Nhưng bố em đã đã bảo:

-     -  Con vào giường ngủ trước đi. Lat mữa bố sẽ ngủ cùng con cho con đỡ sợ

Rồi bố bước vào buồng người mẹ kế, Hai người rì rầm một lúc, bỗng bật lên tiếng trì chiết của người vợ:

-      -  Sao anh ngốc thế! Người ta cho mà lại không nhận, Năm trăm nghìn chứ có ít ỏi gì đâu. Bộ anh chê tiền à?

-      -  Tôi không chê tiền! Giọng bố rất nhẹ nhàng. – Những đồng tiền ấy là tấm lòng cao cả của các cô giáo để giúp đỡ nhà ta, nói cho đúng hơn là cho con Vui trong cơn hoạn nạn , thật quý lắm chứ. Nhưng tôi không nhận bởi tôi dã nhận một thứ còn quý hơn từ các cô ấy.

-     -   Cái gì mà quý hơn tiền? Vàng à?

-     -   Không! Đó là bài học làm người, làm cha mẹ.

-      -  Hôm nay sao anh ăn nói văn hoa thế?

-      -  Cô đừng diễu tôi ! Cô đã nói thương tôi cảnh gà trống nuôi con, xin cô hãy thương cả đứa con mồ côi mẹ nó. Từ nay tôi sẽ cố làm người cha tốt của nó!

-      -  Thì có ai không cho anh làm người bố tốt của con anh đâu!

-      - Đung, từ mai tôi sẽ tìm kiếm công việc và nai lưng ra làm để có tiền cho gia đình. Nếu cần tôi sẽ đi bới rác thay con Vui. Nhưng nó và cả thằng cu sau này lớn lên, nhất định phải được đi học. ngay chiều mai, tôi sẽ đưa con Vui trở lại trường.

Không thấy người mẹ kế nói gì. Vậy là chiều mai em sẽ được đi học lại. Căn nhà im lặng khiến em nghe rõ cả nhịp đập vui sướng rộn rã trong trái tim mình. Em muốn nói ngay với bổ và người mẹ kể rằng, em sẽ không để bổ phải đi bới rác đâu, Ngoài giờ đi học, em đi bới rác được mà!

 

&

 

Đêm ấy em ngủ rất ngon sau dằng dặc bao đêm phải thui thủi ngủ một mình. Nhưng kỳ lạ thay, em lại thấy mình không nằm trong lòng bố mà nằm gọn trong vòng tay mềm mại của cô giáo Tâm. Mùi hương dầu bồ kết từ mái tóc cô tỏa ra thơm ngát khắp gian buồng, ru em vào một giấc mơ rất đẹp:

  Chiều hôm sau, cô Tâm dắt tay em đến trường. Trên con đường làng tràn ngập nắng vàng trong trẻo, thoảng bên tai, trong tiếng chim hót ríu ran, em nghe thấy cả tiếng mẹ em dịu êm như hơi gió nhẹ:

Nàng tiên trong chuyện cổ của con đấy

 

  KÍNH   BÁO Chủ nhân trang blog Bị ốm. Vì Vậy trang NgườiLàngCốm.BlogSpot xin tạm đóng cửa. Xin kính báo cùng toàn thể Độc giả xa gần !!!  ...